Bài viết ngay sau đây sẽ giúp chúng ta đi tìm câu trả lời cho bản thân mình để từ đó có thể lên kế hoạch để rèn luyện được sức tính kiên định.
1. Hiểu rõ về kiên định là gì?
Khi chúng ta muốn mình trở thành một con người có tính cách kiên định, điều đầu tiên mà chúng ta cần phải hiểu rõ đó chính là hiểu kiên định là gì? Những phân tích sau đây sẽ giúp cho tất cả các bạn độc giả có thể hiểu hơn về kiên định là gì?
Kiên định theo từ điển tiếng Việt của ta thì có ý nghĩa là việc mà con người giữ vững được tinh thần và những quyết định của mình đã đưa ra mà không có sự giao động hay thay đổi, giữ vững ý chí và dù bất cứ hoàn cảnh nào xảy ra thì tinh thần vẫn giữ nguyên không lung lay dao động.
Kiên định trái ngược với ngả nghiêng, dao động hay lung lay.
Như thế, kiên định chính là một đức tính của con người, đức tính kiên định thực sự rất cần thiết và cần được rèn luyện không ngừng để càng phát huy hơn nữa những điều tốt đẹp, đồng thời khi mà con người có thể duy trì và không ngừng rèn luyện tính kiên định thì sẽ đạt được những hiệu quả tốt đẹp.
Để có thể xây dựng được loại đức tính tuyệt vời này thì mỗi người đều cần phải có kế hoạch, có mục tiêu cụ thể cho cuộc sống của mình và quyết tâm hoàn thành được những mục tiêu đã đề ra trong cuộc sống. Bạn hãy dừng lại những khoảng thời gian cần thiết để tìm ra câu trả lời cho chính mình rằng bạn đang muốn sống một cuộc sống ra sao? Những mục tiêu trong cuộc đời của bạn là gì? Khi mà bạn cố gắng thực hiện những việc để đạt được những điều bạn mong muốn thì bạn sẽ dần học được cách để kiên định.
Tuy nhiên, tính kiên định sẽ phù hợp theo từng thời kì và giai đoạn phát triển của xã hội, bạn cần phải cân đối hết sức sao cho phù hợp với hoàn cảnh sống và những nhận định của bản thân về một việc nào đó. Bạn cũng không thể mãi kiên định với những ý tưởng không hay ho, những ý kiến sai mà bạn đang bảo thủ bảo vệ. Đó không còn là kiên định nữa rồi, bạn hãy nhớ rằng, tính kiên định chỉ xuất hiện khi bạn áp dụng với những điều đúng đắn, không đi ngược với tự nhiên và xã hội gây ảnh hưởng tới cuộc sống chung của xã hội.
Tham khảo: Nỗ lực là gì?
2. Làm sao để rèn luyện được tính kiên định?
Tính kiên định ở mỗi con người sẽ không tồn tại mãi mãi, chúng sẽ bị mài mòn và mất dần đi theo thời gian nếu như chúng ta không có ý thức giữ gìn và nâng cao hơn nữa đức tính này. Do đó để có thể nâng cao được tính kiên định của mỗi người thì mỗi người cần phải lên kế hoạch rõ ràng để phát triển tính kiên định của mình nhiều hơn nữa. Vậy thì những yếu tố nào sẽ giúp chúng ta rèn luyện, nâng cao tính kiên định?
2.1. Hãy luôn có mục tiêu cụ thể, hết sức thực tế
Mục tiêu sống chính là động lực để con người cố gắng hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế mỗi người đều cần phải ý thức được rằng phải có mục tiêu sống thì mới có cuộc sống thú vị theo cách riêng của mỗi người.
Nếu như bạn không đưa ra mục tiêu rõ ràng thì bạn sẽ khó có thể biết mình đang làm gì? Mình làm vì điều gì? Khi đó bạn sẽ dễ dàng bị nhụt chí vì vô định hướng ở phía trước, mọi việc bạn làm đều trở nên vô nghĩa và hết sức tầm thường.
Khi đã biết được mục tiêu của mình là gì rồi thì bắt đầu lên kế hoạch để thực hiện nó bằng cách chia nhỏ từng việc và thực hiện từng việc một cách hiệu quả nhất. Sau khi đã tiến hành thực hiện các vấn đề này rồi thì các bạn cần phải có hướng nghĩ tích cực, những hướng suy nghĩ phải được thực hiện bằng những hành động tích cực và thiết thực thay vì chỉ nghĩ mà không thực hiện.
2.2. Luôn tuân thủ thời gian biểu khoa học
Mỗi người đều cần có thời gian biểu phù hợp với điều kiện của bản thân, khi đó các bạn sẽ dễ dàng thực hiện được những nhiệm vụ cần phải hoàn thành trước, đảm bảo các công việc được diễn ra một cách hết sức khoa học, không bị bỏ xót, không bị bõ giữa chừng…
Khi có thời gian biểu và kế hoạch của các công việc cụ thể thì bạn sẽ luôn biết mình cần phải làm gì, ưu tiên việc nào trước và dành thời gian cho việc nào nhiều hơn, như vậy tính kiểm soát hiệu quả của các hoạt động sẽ cao hơn.
Khi có thời gian biểu rồi, mọi công việc đối với bạn sẽ trở nên đơn giản hơn, không bị dồn việc cũng không bị bỏ chồng chất cả núi việc mà không có động lực để giải quyết hết chúng. Với mỗi việc được chia khoảng thời gian, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát về tiến độ của bản thân để đảm bảo hoàn thành được công việc đó theo đúng thời gian biểu đã vạch ra.
Để thành công với việc lập ra thời gian biểu thì bạn hãy chuẩn bị cho mình một quyển sổ vừa phải để dùng, bạn cần ghi chép lại những công việc vào trong sổ, xác định tính chất quan trọng của từng việc để phân việc và dự kiến thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành.
Bạn có thể kết hợp với quyển sổ lịch để bàn để luôn nhìn vào lịch để quyết tâm hoàn thành công việc trong ngày, xác định công việc nào dành cho ngày hôm sau… Trong kế hoạch thời gian biểu của bạn thì đừng bao giờ quên có cả thời gian biểu để nghỉ ngơi nữa nhé, bạn không thể nào 24/24 làm việc và trong thời gian biểu của mình thì lại không hề có tý thời gian nghỉ ngơi nào cả.
Khám phá: Cách làm thời khoá biểu
2.3. Sử dụng giấy nhớ để rèn luyện tính kiên định
Nếu bạn là người hay quên, có trí nhớ kém thì bạn sẽ gặp khó khăn trong việc kiên định với lời nói và suy nghĩ của mình. Bạn có thể rất kiên định với một quyết định nào đó trong thời điểm nói, thế nhưng qua thời gian bạn lại quên đi điều đó, bạn sẽ không còn nhớ rằng ý kiến của mình lúc nói là như thế nào.
Vì vậy hãy sử dụng giấy nhớ để lưu giữ lại tất cả những thông tin mà bạn cho là rất quan trọng. Khi đã viết lên những điều quan trọng đó thì bạn hãy lựa chọn một khu vực dễ dàng để nhìn thấy chúng và dán chúng theo thứ tự về thời điểm ghi, không dán lộn xộn để tránh lúc cập nhật lại thông tin có nguy cơ bị rối.
Bạn có thể dán giấy nhớ ở những nơi như bàn làm việc, tường phòng ngủ, cửa ra vào, tủ lạnh… những nơi bạn thường xuyên tiếp xúc để có thể nhìn thấy những điều cần nhớ bất cứ khi nào. Nếu như bạn có ý kiến trong công việc thì tốt nhất hãy dán tại nơi làm việc, trên bàn làm việc hay trên cạnh máy tính của bạn, hoặc là tường sát với chỗ ngồi làm việc của bạn.
Còn nếu bạn có ý kiến trong việc giữ gìn và bảo vệ sức khỏe ăn uống thì bạn hãy dán giấy nhớ ở cửa tủ lạnh hay gián ở khu vực nấu ăn, dán ở bàn ăn… để khi bạn chế biến đồ ăn hay lấy đồ ăn thì đều có thể nhìn thấy những điều cần phải thực hiện để bảo vệ sức khỏe.
Tùy vào khía cạnh trong cuộc sống mà bạn hãy cân đối và linh hoạt để có thể tạo ra một cuộc sống khoa học, dễ dàng hơn rất nhiều. Để thực hiện tốt điều này, tốt nhất trong túi của bạn sẽ luôn cần phải có tập giấy ngớ nhỏ và chiếc bút nhỏ xíu kèm theo. Nếu là bàn làm việc thì hãy để tập giấy nhớ và bút trong ngăn bàn hay trước mặt để bất cứ khi nào cần ghi là sẵn có.
2.4. Hãy biết trân trọng bản thân khi đạt được một thành quả nào đó
Bạn hãy trân trọng chính bản thân mình, hãy tự thưởng cho mình một món quà mà mình yêu thích khi đã hoàn thành được một mục tiêu nào đó. Khi bạn yêu thương bản thân, tạo ra những điều thú vị cho những thành quả của mình thì sẽ càng làm tăng lên động lực để bạn quyết tâm phấn đấu thực hiện các mục tiêu còn lại.
Như vậy, kiên định là một đức tính tuyệt vời ở mỗi con người, rèn luyện được đức tính kiên định chính là cách để chúng ta làm chỉ cuộc sống, làm chủ các quyết định của chúng ta trong bất cứ trường hợp nào. Với những gì được chia sẻ bởi work247.vn thì hi vọng rằng các bạn đã hiểu kiên định là gì? Đồng thời cũng được quên đi cách để nâng cao, duy trì và rèn luyện đức tính kiên định nhé.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!