Sốt virus kiêng gì và cách chăm sóc người bệnh sốt virus

Sốt virus hay còn gọi là sốt siêu vi rất thường gặp khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là trẻ nhỏ hoặc người có sức đề kháng kém. Nhiễm virus cấp tính và hoạt động chống lại virus của hệ miễn dịch khiến thân nhiệt của người bệnh tăng cao. Trong thời gian nhiễm bệnh, bệnh nhân cần phải kiêng cữ nhiều thứ, nhất là nước lạnh và gió. Vậy cụ thể sốt virus kiêng gì?

27/10/2021 | Bác sĩ tư vấn: Bà bầu bị sốt rét có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? 27/10/2021 | Bác sĩ giải đáp: Trẻ sốt virus có tắm được không? 25/10/2021 | 6 dấu hiệu sốt siêu vi điển hình và cách xử lý an toàn, hiệu quả

1. Sốt virus kiêng gì – chuyên gia tư vấn chi tiết

Sốt virus có thể do nhiều loại virus gây ra, trong đó phổ biến nhất là nhóm virus đường hô hấp khiến bệnh lây lan nhanh chóng và có thể bùng thành dịch. Trẻ nhỏ có sức đề kháng kém hoặc người già, người mắc bệnh mạn tính dễ mắc sốt virus và triệu chứng cũng nghiêm trọng hơn.

Sốt virus là bệnh thường gặp do nhiều chủng virus gây ra

Sốt virus là bệnh thường gặp do nhiều chủng virus gây ra

Triệu chứng điển hình của sốt virus là tình trạng sốt từ 38 – 39 độ C, nhiều trường hợp sốt cao đến 40 – 41 độ C có thể gây co giật. Ngoài ra, người bệnh còn gặp tình trạng đau đầu, mệt mỏi, đau cơ bắp toàn thân, ho, ngạt, mũi, chán ăn,…

Chăm sóc đúng cách giúp hệ miễn dịch cơ thể hoạt động tốt hơn chống lại virus gây bệnh và từ đó triệu chứng cũng giảm nhanh chóng. Ngược lại, sốt virus có thể tiến triển nặng gây biến chứng, phải nhập để viện điều trị.

Dưới đây là một số việc mà người mắc sốt virus nên kiêng cữ:

1.1. Tắm bằng nước lạnh

Nhiều người cho rằng, sốt virus khiến thân nhiệt tăng cao thì cần dùng nước lạnh để hạ nhiệt nhanh song đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Việc nhiễm lạnh do dùng nước lạnh để tắm, lau người hoặc gió lùa khi tắm sẽ khiến cơn sốt virus trở nên nghiêm trọng hơn.

Nên tắm nước ấm và kín gió, tránh nhiễm lạnh cho trẻ bị sốt virus

Nên tắm nước ấm và kín gió, tránh nhiễm lạnh cho trẻ bị sốt virus

Vậy khi sốt virus có nên kiêng tắm hoàn toàn không? Các chuyên gia cho rằng, việc tắm hay lau người bằng nước ấm khi đang bị sốt virus sẽ khiến cơ thể bạn cảm thấy thoải mái hơn. Hơn nữa, nước ấm giúp giãn nở mạch máu ngoại vi, giúp giải phóng nhiệt trong cơ thể và từ đó giảm sốt.

Như vậy, sốt virus cần kiêng tắm hoặc lau người bằng nước lạnh, ngoài ra cần giữ ấm cơ thể, hạn chế tiếp xúc với gió lạnh. Việc gội đầu trong thời gian nhiễm bệnh cũng tương tự, cần dùng nước ấm và sấy khô tóc ngay sau gội tránh để cơ thể nhiễm lạnh.

1.2. Hoạt động ở nơi đông người

Người đang bị sốt virus nên hạn chế đến nơi đông người, tham gia các hoạt động xã hội vì virus rất dễ lây lan qua dịch tiết đường hô hấp khi nói chuyện, hắt hơi. Nếu bắt buộc, cần có biện pháp bảo vệ ngừa lây nhiễm như: đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc gần với những người xung quanh, không khạc nhổ dịch tiết hô hấp bừa bãi,…

1.3. Làm việc quá sức

Sốt virus khiến cơ thể mệt mỏi và sốt ảnh hưởng không ít đến cuộc sống và công việc của người bệnh. Tuy nhiên trong thời gian này, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều, hạn chế làm việc quá sức, thức khuya,… Nếu làm việc quá sức, sốt virus có thể trở nên nghiêm trọng, kéo dài hơn hoặc gây biến chứng.

Người bị sốt virus không nên uống nước đá lạnh

Người bị sốt virus không nên uống nước đá lạnh

1.4. Uống nước đá

Tương tự như việc tắm gội khi bị sốt virus, nhiều người cho rằng uống nước đá lạnh sẽ giúp cơ thể hạ nhiệt tốt hơn. Song các bác sĩ cho biết, uống nước đá chỉ khiến bệnh trở nặng hơn, không những không giúp hạ sốt mà còn khiến triệu chứng bệnh nguy hiểm hơn, thay vào đó hãy sử dụng nước ấm.

1.5. Sử dụng mật ong

Mật ong được dùng nhiều trong các bệnh viêm đường hô hấp nhằm giảm ho, giảm cảm giác khó chịu nhưng với người bị sốt virus thì không nên sử dụng. Mật ong mặc dù có tính sát khuẩn, tăng cường miễn dịch tốt nhưng có thể sinh nhiệt lượng khiến bạn trở nên sốt cao hơn.

Nếu kiêng cữ tốt những việc trên cùng với nghỉ ngơi, dinh dưỡng và điều trị tích cực đúng cách, sốt virus sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi.

2. Bị sốt virus bao lâu thì khỏi?

Với người bình thường, sốt virus thường không kéo dài, triệu chứng bệnh thường chỉ rầm rộ trong 3 – 5 ngày. Sau đó sau 7 – 10 ngày bệnh sẽ khỏi hoàn toàn khi triệu chứng giảm dần và biến mất. Tuy nhiên nếu không kiêng cữ, chăm sóc và điều trị tốt, bệnh sẽ kéo dài dai dẳng nhiều tuần, kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe khác.

 Sốt virus thường khỏi sau 7 - 10 ngày

Sốt virus thường khỏi sau 7 – 10 ngày

Với trẻ nhỏ hoặc người già, sốt virus có thể kéo dài lâu hơn do hệ miễn dịch yếu chống lại các tác nhân gây bệnh kém hơn. Nếu chăm sóc tốt, sốt virus ở các đối tượng này thường kéo dài trong khoảng 7 – 10 ngày, trong đó triệu chứng rầm rộ nhất trong khoảng 3 – 5 ngày.

3. Chăm sóc cho người bị sốt virus như thế nào?

Chăm sóc đúng cách giúp giảm mức độ triệu chứng, người bệnh cũng khỏe mạnh và nhanh khỏi bệnh hơn. Cần lưu ý những điều sau khi chăm sóc cho người bị sốt virus:

3.1. Uống nhiều nước và dinh dưỡng hợp lý

Biện pháp dinh dưỡng là biện pháp điều trị chủ yếu cho người bệnh sốt virus, giúp đẩy nhanh tiến độ hồi phục bệnh. Cần lưu ý:

Uống nhiều nước

Nước giúp hạ nhiệt cơ thể, bổ sung nước tránh rối loạn điện giải, mất nước do sốt cao. Ngoài nước lọc, có thể dùng thêm nhiều loại thức uống khác như: trà decaf, nước oresol, nước ép trái cây,…

Ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như canh, súp, cháo,…

Các thực phẩm này vừa dồi dào dinh dưỡng vừa giúp người bệnh dễ ăn dễ hấp thu. Nên cho người bệnh ăn những thức ăn này khi còn nóng để giúp dạ dày cảm thấy dễ chịu hơn, đồng thời giúp thông mũi và tỏa nhiệt.

Ăn nhiều rau xanh và hoa quả

Bổ sung Vitamin và khoáng chất để hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn đẩy lùi virus gây bệnh. Đặc biệt nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây giàu Vitamin C, chất chống oxy hóa như: cải xoăn, bó xôi, trái cây họ cam quýt, cà chua,…

3.2. Uống thuốc điều trị triệu chứng khi cần thiết

Lưu ý rằng sốt virus do virus gây ra nên thuốc kháng sinh không có tác dụng điều trị bệnh trừ trường hợp bị bội nhiễm. Do đó, không tự ý dùng thuốc kháng sinh khi có triệu chứng sốt virus. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh sốt virus cũng như các bệnh do virus gây ra.

Trong trường hợp cần thiết, có thể dùng thuốc hạ sốt Paracetamol để hạ sốt khi người bệnh sốt trên 38.5 kết hợp với các biện pháp chăm sóc như: lau người bằng nước ấm, chườm ấm các khu vực như nách, bẹn,…

Hạ sốt bằng Paracetamol khi sốt cao do virus

Hạ sốt bằng Paracetamol khi sốt cao do virus

Nếu người bệnh sốt cao liên tục, không hạ sốt khi sử dụng thuốc hạ sốt cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.

Bổ sung nước và điện giải để tránh tình trạng mất nước.

Như vậy qua bài viết này, MEDLATEC đã giải đáp đến bạn đọc sốt virus kiêng gì và những lưu ý trong việc chăm sóc, điều trị cho người bệnh sốt virus. Không nên chủ quan bởi nếu không điều trị, chăm sóc tốt, sốt virus hoàn toàn có thể gây sốt cao và những biến chứng nguy hiểm.

Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ đến đường dây nóng của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC 1900 56 56 56.