[Thuốc Sorbitol] Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ ra sao?

Sorbitol là thuốc nhuận tràng thẩm thấu, có tác dụng điều trị chứng táo bón, khó tiêu. Việc sử dụng thuốc Sorbitol cần có sự hiểu biết nhất định và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để rõ hơn về thành phần, công dụng và liều dùng của thuốc.

  • Thuốc đi ngoài Biseptol là gì, thành phần và tác dụng ra sao?
  • Berberin – những điều có thể bạn chưa biết
  • Thuốc đau bụng đi ngoài loại nào tốt nhất hiện nay?

1. Thuốc Sorbitol là gì?

Thuốc Sorbitol là thuốc nhuận tràng, thường được sử dụng phổ biến trong các bệnh lý có chứng táo bón, khó tiêu như hội chứng ruột kích thích (đại tràng co thắt), viêm đại tràng thể táo bón.

Ngoài ra, thuốc Sorbitol có thể dùng trong một số các trường hợp khác như dạng dung dịch vô khuẩn để rửa trong và sau phẫu thuật hệ thống tiết niệu.

2. Thành phần Sorbitol

Thuốc Sorbitol có thành phần chính là sorbitol, đây là một rượu có nhiều nhóm hydroxyl

Thuốc có vị ngọt bằng khoảng 1/2 của mía đường, có thể sử dụng ở dạng uống hoặc đặt.

3. Công dụng và hàm lượng

3.1. Công dụng của thuốc Sorbitol

Theo các bác sĩ chuyên khoa, thuốc Sorbitol có công dụng:

  • Thúc đẩy quá trình hydrat hóa giúp chuyển hóa thức ăn trong đường ruột dễ dàng.
  • Kích thích tiết Cholecystokinin – Pancreazymin làm tăng áp suất thẩm thấu ở ruột, tăng lượng nước trong ruột, kích thích nhu động ruột hoạt động. Từ đó, làm mềm phân, giúp việc đi đại tiện trở nên dễ dàng.
  • Thuốc Sorbitol kích thích bài tiết dịch tụy giúp tiêu hóa dễ dàng. Chính vì vậy, thuốc còn có công dụng hỗ trợ các trường hợp khó tiêu.

3.2. Hàm lượng và điều chế

Sorbitol được bào chế ở dạng:

  • Dạng uống: Thuốc được bào chế ở dạng bột, đóng thành gói chứa 5g sorbitol hoặc dạng dung dịch chứa 70% sorbitol.
  • Dạng đặt: Thuốc dùng để đặt trực tràng.

4. Chỉ định và chống chỉ định

4.1. Chỉ định

Với cơ chế tác dụng trên, thuốc Sorbitol được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Người thường xuyên mắc chứng táo bón kéo dài;
  • Người bị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu.

4.2. Chống chỉ định

Để đảm bảo an toàn, bạn cần phải báo ngay với bác sĩ/dược sĩ nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân không dung nạp được fructose;
  • Bệnh Crohn;
  • Đau bụng không rõ nguyên nhân;
  • Các bệnh thực thể như viêm ruột non, viêm loét đại trực tràng,
  • Bệnh nhân bị viêm ruột non.
  • Hội chứng tắc hoặc bán tắc ruột.

: Táo bón – Nguyên nhân, triệu chứng và uống gì khỏi bệnh

5. Cách sử dụng và liều dùng

5.1. Cách sử dụng thuốc Sorbitol

Để thuốc Sorbitol phát huy tác dụng điều trị và đảm bảo an toàn đối với sức khỏe, người bệnh phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn trên bao bì.

Đối với Sorbitol dạng bột, hòa tan 1 gói với ½ ly nước (khoảng 100ml nước) và uống trước ăn 10 phút.

Ở dạng dung dịch, pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1.

5.2. Liều lượng

Tùy thuộc vào từng đối tượng (độ tuổi, tình trạng bệnh…), bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng và cách dùng khác nhau.

  • Đối với người lớn

Khó tiêu: Uống 1- 3 gói/ngày, uống trước khi ăn hoặc khi có biểu hiện khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.

Táo bón: Uống 1 gói vào buổi sáng khi bụng đói.

Nhuận tràng: Đặt trực tràng 20-30%, 120ml.

  • Đối với trẻ em

Khó tiêu: Liều dùng bằng ½ người lớn.

Nhuận tràng: Trẻ em trên 12 tuổi đặt trực tràng 20-30%, 120ml; trẻ từ 2-11 tuổi đặt trực tràng 30-60ml.

6. Tương tác thuốc

Trước khi sử dụng Sorbitol, người bệnh cần thông báo với bác sĩ những loại thuốc đang sử dụng (bao gồm: thuốc được kê toa, không kê toa, thực phẩm chức năng..) để được cân nhắc về vấn đề tương tác thuốc.

Do tác dụng nhuận tràng, làm tăng nhu động ruột, Thuốc Sorbitol có thể rút ngắn thời gian di chuyển trong đường tiêu hoá của một số thuốc dùng cùng, nên có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của các thuốc dùng kèm.

  • Canxi Polystyrene Sulfonate
  • Natri Polystyrene Sulfonate
  • Lamivudine

7. Tác dụng phụ của thuốc

Thuốc trị táo bón Sorbitol rất hiếm khi gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau:

  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Đau bụng
  • Chướng bụng
  • Kích ứng hậu môn

Ngoài những biểu hiện trên, bệnh nhân còn gặp phải những dị ứng (hiếm gặp) như:

  • Chóng mặt
  • Ngứa và sưng đỏ vùng cổ họng
  • Phát ban

Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà thuốc gây ra những phản ứng phụ khác nhau. Do đó, người bệnh cần chú ý tình trạng sức khỏe trong quá trình sử dụng.

8. Sorbitol giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Thuốc Sorbitol dạng gói, 20 gói/hộp, mỗi gói 5g có giá bán dao động từ 30.000 – 40.000 VNĐ.

Người dùng có thể tìm mua thuốc tại các nhà thuốc, hiệu thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên, bạn cần tìm đến những nơi cung cấp uy tín để không “rước” phải hàng giả, kém chất lượng để rồi “tiền mất tật mang”.

9. Lưu ý khi sử dụng thuốc Sorbitol

9.1. Cách bảo quản thuốc

  • Bảo quản Sorbitol ở nhiệt độ thường (15 – 30 độ C), tránh ẩm ướt và ánh sáng.
  • Không sử dụng thuốc khi đã hết hạn hoặc biến chất.
  • Đặt thuốc xa tầm tay của trẻ em.

9.2. Sorbitol có dùng cho trẻ sơ sinh không?

Thuốc Sorbitol có thể sử dụng cho cả trẻ sơ sinh, vì tình trạng táo bón rất thường gặp ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, đối tượng trẻ sơ sinh rất dễ kích ứng với thuốc, do đó để đảm bảo an toàn cha mẹ nên tham vấn ý kiến của bác sĩ.

Liều dùng cho trẻ sơ sinh: ¼ gói 5g/ngày, chia thành 2 lần sử dụng, dùng liên tiếp từ 3-5 ngày. Trường hợp sau khi sử dụng không có dấu hiệu thuyên giảm, cha mẹ nên đưa trẻ tới khám bác sĩ để được tư vấn.

9.3. Sử dụng thuốc Sorbitol quá liều có sao không?

Trường hợp bạn sử dụng thuốc Sorbitol quá liều so với chỉ định của bác sĩ hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Đừng quên ghi lại danh sách thuốc đang sử dụng để bác sĩ có phương pháp xử lý kịp thời.

9.4. Làm gì nếu quên liều?

Nếu quên liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như bác sĩ đã chỉ định.

Lưu ý, không nên dùng gấp đôi liều lượng đã quy định.

9.5. Thận trọng khi sử dụng

  • Chỉ dùng thuốc Sorbitol khi thực sự cần thiết.
  • Tránh lạm dụng thuốc hoặc sử dụng liên tục vì có thể gây rối loạn điện giải.
  • Khi thấy dấu hiệu bất thường, người bệnh nên dừng thuốc và báo ngay cho bác sĩ kê đơn.

10. Lưu ý

Theo Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường, người bệnh không nên sử dụng thuốc Sorbitol trong thời gian dài. Khi dùng thuốc để điều trị nên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt hợp lý.

  • Bổ sung chất xơ: Ăn nhiều rau củ quả để tăng cường chất xơ. Chất xơ kích thích nhu động ruột, giúp phân mềm ra.
  • Tăng cường thực phẩm nhuận tràng: Ăn nhiều loại thức ăn có tác dụng nhuận tràng như: khoai lang, khoai tây, đu đủ, vừng… có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, trị táo bón.
  • Tăng cường vận động thân thể (đi bộ, tập earobic, yoga…) kích thích nhu động ruột, làm tăng trương lực cơ, cải thiện hoạt động ở ruột già.
  • Hạn chế thực phẩm gây kích thích như: đồ ăn nhanh, cà phê, tỏi, ớt, rượu bia…

Những thông tin về thuốc trị táo bón Sorbitol trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể liên hệ tới tổng đài tư vấn 0865 344 349 để được hỗ trợ tư vấn.

XEM THÊM:

  • Táo bón ở bà bầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị an toàn
  • Táo bón nên ăn gì và kiêng gì? Top 20 thực phẩm ăn là khỏi
  • Táo bón ở trẻ em: Cha mẹ cần biết nguyên nhân, cách điều trị