Trên thị trường có rất nhiều dòng sơn như: sơn nước sơn dầu sơn 1 thành phần và của loại sơn có 2 thành phần. Vậy sơn 2 thành phần là gì? Cách pha sơn 2 thành phần chuẩn nhất được tiến hành như thế nào? Cùng KCC Paint tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Hình 1: Sơn 2 thành phần là gì?
Sơn 2 thành phần là gì?
Sơn 2 thành phần là loại sơn công nghiệp chuyên dụng dùng để bảo vệ những bề mặt kết cấu yêu cầu đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật một cách tối ưu nhất.
Sơn được chia thành 2 phần chính gồm sơn gốc (PTA) và chất đóng rắn (PTB), để sử dụng được cần phải pha theo tỷ lệ chuẩn đã được hướng dẫn trước.
Sau khi khô màng sơn sẽ tạo thành lớp bảo vệ vững chắc cho bề mặt và kết cấu vật liệu trước những tác động như ăn mòn, nhiệt độ nhằm làm tăng tuổi thọ của công trình.
Sơn lót 2 thành phần là gì?
Sơn lót 2 thành phần là lớp sơn tiếp xúc trực tiếp với bề mặt vật liệu, giúp tăng khả năng kết dính giữa bề mặt vật liệu và lớp sơn phủ tiếp theo. Ngoài ra, sơn lót 2 thành phần còn có khả năng chống rỉ sét, chống thấm, kháng hóa chất.
Các loại sơn lót hai thành phần KCC phổ biến: EP1760, EP170, IZ180 (N)
Đặc điểm của sơn lót 2 thành phần:
– Chống rỉ và chống kiềm rất tốt
– Khả năng chống ẩm cao, chống mài mòn và chống nước
– Thấm hút cực tốt vào bề mặt bê tông
– Có khả năng kháng hóa chất, acid và kiềm nhẹ
– Che được khuyết điểm cho các bề mặt thi công khiếm khuyết
Công dụng của sơn 2 thành phần
Khả năng bảo vệ
– Sơn 2 thành phần sau khi khô sẽ tạo thành một màng sơn vững chắc cho bề mặt công trình.
– Khả năng chống mài mòn cao, chịu nhiệt tốt, chống cháy và chống va đập rất tốt
Môi trường thi công
– Thường được sử dụng trong ngành công nghiệp nặng và lĩnh vực sản xuất để chống ăn mòn
– Chống cháy, chịu nhiệt giúp bảo vệ kết cấu công trình tại nhà máy, phân xưởng và cầu đường
– Bảo vệ cả trong môi trường nước mặn dễ xảy ra hiện tượng ăn mòn nhất
Ưu và nhược điểm của sơn 2 thành phần
Ưu điểm
– Khả năng chống mài mòn và độ cứng của màng sơn cao, giúp bảo vệ bề mặt tối đa nhất khi xảy ra va đập, các tác động từ thời tiết hay ảnh hưởng môi trường như dung môi, hóa chất
– Độ bám dính cực kì chắc chắn khi bề mặt thi công được làm sạch và khô ráo
– Chống nấm mốc, chống bám bẩn tốt nhờ tính bóng giúp bề mặt công trình luôn láng bóng
Nhược điểm
– Kỹ thuật pha sơn khá phức tạp, cần có đội thi công dày kinh nghiệm
– Tốn nhiều thời gian thi công và thời gian khô sơn lâu
– Giá thành cao hơn so với các loại sơn 1 thành phần
Cách pha sơn 2 thành phần chuẩn nhất
Quy trình 5 bước pha sơn 2 thành phần chuẩn xác nhất được hướng dẫn bới các thợ thi công:
Bước 1: Mở nắp từng thùng sơn chứa thành phần A và thành phần B.
Bước 2: Dùng máy khuấy, khuấy đều thành phần A từ 2 đến 3 phút.
Bước 3: Đổ từ từ thành phần B vào thành phần A.
Bước 4: Dùng máy khuấy sơn chuyên dụng trộn đều hỗn hợp lại với nhau thành một thể đồng nhất. Khi trộn 2 thành phần của sơn có thể cho thêm dung môi với tỷ lệ từ 5% đến 10% để dễ thi công hơn.
Bước 5: Để sơn nghỉ thêm 5 phút và đem vào sử dụng.
Lưu ý khi pha sơn 2 thành phần:
– Pha sơn tốn khá nhiều thời gian thi công, cần tỉ mỉ, trong quá trình trộn sơn cần đảm bảo đúng tỷ lệ và quy trình.
– Sơn sau khi pha cần phải sử dụng ngay trong thời gian từ 4 – 6 tiếng để sơn đạt chất lượng tốt nhất. Chỉ nên pha lượng sơn vừa đủ dùng tránh tình trạng sơn đông cứng và không được để sơn quá 2 tiếng tránh hỗn hợp bị khô.
– Đối với sơn 2 thành phần gốc dầu thì dung môi pha loãng là hệ gốc dầu. Thành phần trong dung môi rất độc hại nên trong quá trình thi công, công nhân cần phải thực hiện các phương pháp bảo hộ như: đồ bảo hộ, mắt kính, bao tay, nón, mặt nạ chống độc, khẩu trang. Khi dung môi tiếp xúc vào da phải làm sạch ngay.
– Tỷ lệ pha chế sơn 2 thành phần của mỗi loại thường khác nhau, và kết hợp dung môi cũng khác nhau. Vì vậy, khi sử dụng sơn 2 thành phần cần phải đọc kỹ hướng dẫn tỷ lệ pha của mỗi loại khác nhau, nếu không sơn sẽ bị biến tính và không thể đóng rắn.
Lưu ý khi thi công sơn 2 thành phần
Hình 2: Hướng dẫn thi công sơn 2 thành phần
Bề mặt thi công
– Loại bỏ dầu mỡ bám trên bề mặt cần sơn với dung dịch tẩy rửa hoặc rửa bằng nước ngọt. Đảm barp bề mặt phải được làm sạch và làm khô hoàn toàn
– Không thi công lớp phủ trừ khi bê tông đã đóng rắn ít nhất 28 ngày ở 20℃/68℉ và dưới 80% RH hoặc tương đương. Độ ẩm của bề mặt phải dưới 6%
Tỷ lệ pha trộn
– Sơn gốc (PTA): Chất đóng rắn (PTB) (theo khối lượng)
– Trộn riêng, sau đó kết hợp với nhau và trộn kỹ bằng máy hòa tan tốc độ cao để từ 2 – 3 phút trước khi thi công theo tỷ lệ đã phân phối
– Sử dụng chất pha loãng do KCC phê duyệt, không pha loãng từng thành phần riêng biệt, chỉ pha hỗn hợp
Các dòng sơn 2 thành phần KCC Paint phổ biến nhất hiện nay
Hình 3: Các dòng sơn 2 thành phần phổ biến hiện nay
Sơn phủ 2 thành phần cho nền bê tông
Sơn 2 thành phần hệ lăn cho nền bê tông ET5660
Sơn hệ lăn cho nền bê tông ET5660 là loại sơn sàn gốc nhựa epoxy hai thành phần đóng rắn bằng polyamide, có độ bóng cao. Nó hình thành màng cứng và dai với độ bám dính tuyệt vời cùng khả năng chống nước, kiềm, mài mòn và va đập.
Sử dụng làm lớp phủ trung gian và lớp sơn sàn Epoxy hoàn thiện để sử dụng trên bề mặt bê tông hoặc xi măng, những bề mặt yêu cầu tính chất chống bụi cao như dược phẩm, thiết bị chính xác, nhà máy điện tử và bệnh viện, v.v.
Hình 4: Sơn 2 thành phần hệ lăn cho nền bê tông ET5660
Sơn 2 thành phần tự san phẳng Unipoxy Lining
Sơn tự san phẳng Unipoxy Lining là loại sơn sàn Epoxy tự phẳng, không dung môi, có khả năng chống mài mòn, chống hóa chất và va đập mạnh. Nó đóng rắn để hoàn thiện cứng, dai, mịn và có khả năng chống lại hóa chất, mài mòn, va đập vượt trội.
Sơn sàn Epoxy Lining là lớp trung gian chịu lực cho sàn bê tông chịu lực và mài mòn lớn. Sử dụng tốt cho sàn phòng thí nghiệm, nhà máy điện hạt nhân, bệnh viện, điện tử, nhà máy hóa chất, dược phẩm, v.v.
Hình 5: Sơn 2 thành phần hệ tự san phẳng unipoxy lining
Sơn phủ hai thành phần cho sắt thép
Sơn 2 thành phần Polyurethane UT6581
Sơn Polyurethane UT6581 là sơn hai thành phần, khô nhanh, lớp phủ hoàn thiện dựa trên nhựa acrylic/polyurethane với khả năng chống thấm rất tốt axit, kiềm, dung môi, muối và nước. Khả năng chống chịu thời tiết và giữ màu sắc vượt trội.
Sơn được dùng làm lớp phủ hoàn thiện sử dụng cho kết cấu thép hoặc bê tông chịu sự ăn mòn của hóa chất hoặc thời tiết khắc nghiệt. Sử dụng được trong môi trường hóa chất.
Sơn 2 thành phần ngoài trời ET5740
Sơn Epoxy phủ ngoài trời ET5740 là loại sơn hoàn thiện hai thành phần, kết cấu cao, gốc nhựa epoxy. Nó có khả năng chống nước biển, dầu khoáng, dầu mỏ, dầu thực vật, dầu động vật và mài mòn cơ học rất tốt.
Được sử dụng làm lớp hoàn thiện bên trong và bên ngoài của kết cấu thép trong môi trường biển và công nghiệp ăn mòn. Lớp phủ bảo vệ cho các bộ phận tiếp xúc chống lại mài mòn cơ học và nước biển/nước ngọt.
Hình 6: Sơn 2 thành phần ngoài trời ET5740
Qua bài viết Sơn 2 thành phần là gì? trên bạn đã biết sơn 2 thành phần có bao nhiêu loại chưa? Ứng dụng của từng loại sơn 2 thành phần và công thức pha sơn được KCC Paint gửi đến bạn. Lựa chọn loại sơn 2 thành phần phù hợp chính là nền tảng cho chất lượng công trình của bạn đó.
Bạn muốn mua sơn 2 thành phần nhưng không biết nó sử dụng được cho những bề mặt và vật liệu nào, cách pha sơn ra sao bạn cần một thương hiệu sơn uy tín để mua sơn 2bthành phần. Đừng lo lắng hãy gọi ngay đến KCC Paint đội ngũ nhân viên của KCC Paint sẽ tư vấn, báo giá tốt nhất.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!