Soạn bài Phong cách ngôn ngữ hành chính
I, Văn bản hành chính và ngôn ngữ hành chính
1. Văn bản hành chính
– Văn bản 1: nghị định của Chính phủ, gần nghị là các văn bản của các cơ quan nhà nước: thông tư, nghị định, văn bản pháp luật, hiến pháp….
– văn bản 2: giấy chứng nhận một số thủ trưởng cơ quan nhà nước, giấy chứng nhận: giấy khai sinh, văn bằng, chứng chỉ…
– Văn bản 3 đơn một số cơ quan Nhà nước, do Nhà nước quản lí. Gần với các văn bản: bản khai, báo cáo, biên bản…
Điểm giống và khác giữa các văn bản:
– Giống: có tính pháp lí, giải quyết vấn đề mang tính hành chính, công vụ
– Khác: Văn bản thuộc phạm vi, quyền hạn khác nhau, đối tượng khác nhau
2. Ngôn ngữ hành chính
– Trình bày: theo mẫu sẵn có có kết cấu nhất định
– Từ ngữ: lớp từ ngữ hành chính được dùng với dùng với tần số cao căn cứ, quyết định, trách nhiệm, hiệu lực…
– Kiểu câu: mỗi dòng thường là một thành phần, một vế của câu cú pháp, được tách để nhấn mạnh
II. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hành chính
1. Tính khuôn mẫu
Thể hiện trong kết cấu thống nhất
– Phần đầu: gồm các thành phần:
Quốc danh, tiêu ngữ
Tên cơ quan, tổ chức ra văn bản, số hiệu
– Tên văn bản
– Nơi, người thụ lí văn bản
b, Phần chính: nội dung văn bản
c, Phần kết: địa điểm
– Thời gian thực hiện văn bản, chữ kí (đóng dấu) người thực hiện văn bản, nơi nhận (cơ quan có thẩm quyền)
2. Tính chính xác
Văn bản hành chính được viết ra để xử lí, thực thi, do đó đòi hỏi phải chính xác tuyệt đối
– Không dùng từ đa nghĩa, số liệu cụ thể, rõ ràng, lời khai chứng thực, chính xác từng dấu chấm, dấu phẩy
– Không sửa chữa, tẩy xóa
Văn bản dài phân chia thành các chương mục,điều khoản ngắn gọn, rõ ràng.
3. Tính công vụ
Không dùng từ ngữ có tính biểu cảm, nếu thì chỉ manh tính ước lệ
Sử dụng lớp từ toàn dân, tránh dùng từ địa phương, khẩu ngữ
Luyện tập
Bài 1 (trang 172 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Các loại văn bản hành chính thường gặp: biên bản họp lớp, đơn xin nghỉ học, đơn xin miễn giảm, đơn xin gia nhập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, giấy chứng nhận, sơ yếu lí lịch,bằng tốt nghiệp, giấy khai sinh, học bạ…
Bài 2 (trang 172 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Văn bản là Quyết định của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT về việc ban hành chương trình THCS. Đặc điểm chính là:
+ Trình bày, kết cấu: văn bản được trình bày theo khuôn mẫu
+ Phần đầu: tiết mục của văn bản
+ Phần cuối: các thủ tục cần thiết (thời gian, địa điểm, chữ kí…)
– Từ ngữ: sử dụng từ ngữ mang sắc thái trung tính
– Câu văn: kết cấu văn hành chính (căn cứ… quyết định) Mỗi ý quan trọng được tách xuống dòng, viết hoa đầu dòng
Bài 3 (trang 172 sgk ngữ văn 12 tập 2): Biên bản cuộc họp
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – tự do- hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP
Thời gian bắt đầu
Địa điểm
Thành phần cuộc họp:……………………………………………………………
Chủ trì cuộc họp:
Thư kí:
Nội dung cuộc họp: ……………………………………………………………….
Cuộc họp kết thúc lúc: …Giờ…. Ngày…. Tháng….Năm…..
Thư kí Chủ tọa
(Chữ kí) Chữ kí và dấu (nếu có)
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn gọn, hay khác:
- Văn bản tổng kết
- Tổng kết phần tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
- Ôn tập phần làm văn
- Giá trị văn học và tiếp nhận văn học
- Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ
Ngân hàng trắc nghiệm miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia tại khoahoc.vietjack.com
- Hơn 75.000 câu trắc nghiệm Toán có đáp án
- Hơn 50.000 câu trắc nghiệm Hóa có đáp án chi tiết
- Gần 40.000 câu trắc nghiệm Vật lý có đáp án
- Hơn 50.000 câu trắc nghiệm Tiếng Anh có đáp án
- Kho trắc nghiệm các môn khác
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!