Kết thúc học kỳ cuối trong môi trường học thuật cảm giác như trút được một gánh nặng trên vai vậy. Nhưng “mới ra trường nên làm gì” hẳn cũng làm nhiều bạn sinh viên mới tốt nghiệp suy nghĩ mãi không thôi.
Đây là khoảng thời gian vô cùng nhạy cảm. Dù mỗi người có một lựa chọn khác nhau, nhưng vô hình chung, bạn vẫn sẽ cảm thấy áp lực cơm-áo-gạo-tiền dần trở nên rõ rệt. Người đã có công việc chính, người thì đầu tư kinh doanh, người thì vội vã lập gia đình hoặc học tiếp. Nhưng đứng giữa ngã ba đường này, bạn nên làm gì mới đúng?
Nếu bạn vẫn đang hoang mang với những suy nghĩ này, bạn có thể tham khảo bài viết sau cùng Glints.
1. Giữ tinh thần thoải mái
Việc đầu tiên bạn cần làm là đừng tự gán áp lực vô hình lên cho mình. Dù sự so sánh là khó tránh khỏi, bạn hãy cố gạt khỏi đầu những suy nghĩ như cần tìm việc nhanh hết sức có thể sau khi ra trường.
Chỉ khi bạn có tinh thần thoải mái thì bạn mới có thể biết được mình biết gì và cần gì cho con đường sự nghiệp và cuộc sống sau tốt nghiệp. Hãy xả stress và giữ bản thân thư giãn cho đến lúc bạn cảm thấy sẵn sàng để tìm việc.
2. Du lịch trải nghiệm
Sau những năm miệt mài học và thi, bạn xứng đáng được nghỉ ngơi bằng một chuyến đi. Bạn có thể du lịch ngắn cùng gia đình, hoặc “đi phượt”, hoặc trở thành tình nguyện viên ngay trong chuyến đi của mình.
Việt Nam có rất nhiều địa điểm du lịch đang phát triển. Bạn có thể lên rừng trải nghiệm không khí trong lành, màu xanh của cây cỏ ở Tà Xùa, Hà Giang; trải nghiệm biển Đà Nẵng, Nha Trang; hoặc đơn giản là đi “chill chill” trong nét thơ của Đà Lạt hay Huế.
Ngoài ra, bạn có thể đi nước ngoài chơi kết hợp tham gia concert nhạc của ca sĩ, nghệ sĩ bạn thích. Còn với việc đi tình nguyện, bạn có thể dễ dàng đăng ký trong các hội nhóm, hoặc website của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ.
Trải nghiệm nhiều nền văn hoá và môi trường khác nhau có thể giúp bạn trong khá nhiều mặt, từ thư giãn cho tới tích luỹ kinh nghiệm và mở mang đầu óc.
Đọc thêm: Top 10 Công Việc Phù Hợp Với Sinh Viên Mới Ra Trường
3. Duy trì, phát triển các mối quan hệ
Thay vì cứ mãi suy nghĩ rằng mới ra trường nên làm gì, bạn hãy tiếp tục duy trì và tạo dựng các mối quan hệ xung quanh mình. Từ việc tiếp xúc, bạn sẽ có cơ hội trò chuyện, lắng nghe, và học hỏi để có thêm thật nhiều kiến thức chuyên môn và xã hội.
Quen biết nhiều người ở các lĩnh vực đa dạng sẽ giúp ích cho bạn bởi họ có thể có khả năng tư vấn hoặc giới thiệu cho bạn cơ hội việc làm mà bạn không ngờ tới.
4. Rèn luyện thể chất
Nếu trong giai đoạn còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn khó có thể dành ra thời gian để rèn luyện sức khoẻ, thì đây là lúc bạn có thể bắt đầu.
Để có tinh thần thoải mái, bạn cần chăm sóc bản thân từ sâu bên trong. Hãy ăn uống đủ chất và luyện tập các môn thể thao phù hợp với bạn. Chẳng hạn như tập gym, chạy bộ, dance sports, bơi lội, v.v.
Sức khoẻ tốt không chỉ giúp bạn có tinh thần phấn chấn mà còn là một trong các điều kiện của không ít công việc. Ví dụ như những nghề nghiệp yêu cầu di chuyển nhiều: kiến trúc sư, tư vấn viên, v.v.
5. Trau dồi vốn ngoại ngữ
Sinh viên luật mới ra trường nên làm gì? Sinh viên dược mới ra trường nên làm gì? Dù là sinh viên thuộc chuyên ngành gì, việc học ngoại ngữ là việc không thể thiếu.
Ngôn ngữ Anh vẫn luôn nằm trong top các ngành dễ tìm việc nhất hiện tại. Nhưng tiếng Hàn, tiếng Trung, tiếng Tây Ban Nha, v.v, cũng mang lại nhiều cơ hội không kém. Trong thời đại 4.0, nắm chắc kiến thức chuyên môn cộng với ngoại ngữ tốt thì bạn không khác nào “hổ mọc thêm cánh”.
Hầu như mọi doanh nghiệp hiện nay đều bao gồm ngoại ngữ như một trong các điều kiện bắt buộc. Đặc biệt, các công ty đa quốc gia hay liên doanh đều sẽ ưu tiên những ứng viên có khả năng tiếng nước ngoài.
Bạn có thể tham gia các lớp dạy ngoại ngữ, kết hợp tự học và xem phim, nghe nhạc tiếng nước ngoài để có thể trau dồi hiệu quả nhất.
Ngoài ra, bạn có thể học hỏi thêm về lịch sử, văn hoá, lối sống của các nền văn hoá và quốc gia khác nhau. Biết đâu bạn có thể tìm ra đam mê thật sự của mình nếu như đang lạc lối.
Đọc thêm: Top 9 Các Công Ty Đa Quốc Gia Tại Việt Nam
6. Chú trọng nâng cao kỹ năng mềm
Một trong các bài học cho sinh viên mới ra trường là không chú trọng phát triển các kỹ năng mềm của mình.
Trong mọi hồ sơ xin việc và buổi phỏng vấn, kỹ năng mềm nhận được cực nhiều sự quan tâm. Các kỹ năng mềm được thể hiện trong quá trình bạn học và làm:
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng lắng nghe
- Kỹ năng đàm phán
- Kỹ năng sắp xếp công việc
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Tin học văn phòng
- Thuyết trình
- Giao tiếp qua điện thoại, v.v.
Có thể nói, kỹ năng mềm chính là một trong các hành trang vững chắc quyết định liệu bạn có thể tiến xa hay không. Vì vậy, mới ra trường nên làm gì? Đừng quên phát triển các kỹ năng của mình bạn nhé.
7. Lên ý tưởng, kế hoạch khởi nghiệp
Với những bạn thích kinh doanh, thời gian sau tốt nghiệp là khoảng thời gian lý tưởng để triển khai những kế hoạch đã được ấp ủ bấy lâu.
Bạn sẽ có nhiều thời gian để tập trung vào ý tưởng của mình hơn. Từ đó tập hợp các team và các vai trò quan trọng để hiện thực hoá những kế hoạch đang dang dở.
Khởi nghiệp, hay công ty start-up, đòi hỏi rất nhiều yếu tố để thành công. Nhưng thất bại là mẹ thành công, nên dù có biến cố gì trong quá trình này bạn cũng đừng nản lòng.
Đây là thời gian để “làm sai”, để vấp ngã và đứng lên, học hỏi từ những sai lầm để trưởng thành.
Với ước mơ hoài bão cùng những kỹ năng thiết yếu, cùng một chút yếu tố may mắn, biết đâu bạn lại trở thành một “ông lớn”, “bà lớn” trong các công ty startup uy tín hàng đầu?
8. Cập nhật CV, resume
Sinh viên mới ra trường nên làm gì? Không chỉ mới ra trường mà kể cả trong thời gian học, các sinh viên cũng luôn cần cập nhật CV và resume của bản thân để hồ sơ được mới mẻ, chuyên nghiệp, và đầy đủ nhất.
Trong bản hồ sơ xin việc không chỉ cần thông tin như điểm số, các thành tích bạn đã đạt được mà còn cả các kỹ năng mềm và hoạt động ngoại khoá, nếu có. Bạn có thể tham khảo các mẫu CV đơn giản mà ấn tượng cũng như cập nhật các kỹ năng nào là cần thiết cho nghề nghiệp bạn muốn.
Bạn có thể tìm đến sự giúp đỡ từ các tiền bối và xin thông tin người tham chiếu để có thể có một CV uy tín.
Đọc thêm: Hướng Dẫn Viết Mẫu CV Đơn Giản Giúp Bạn “Qua Ải” Applicant Tracking System Dễ Dàng
9. Nhận thức đúng về lương
“Sinh viên mới ra trường lương bao nhiêu?” luôn là câu hỏi làm đau đầu nhiều bạn trẻ. Khi mới tốt nghiệp, hầu như bạn sẽ chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn. Chính vì vậy, bạn nên đưa ra mức lương hợp lý với trải nghiệm thực tế của bạn, thay vì chỉ dựa vào tấm bằng khá, giỏi.
Bạn cần tìm hiểu kỹ mức lương cho sinh viên mới ra trường nói chung và cả mức thu nhập cụ thể cho từng ngành. Bên cạnh đó, chấp nhận thử thách trong những bước đầu của sự nghiệp cũng là cách giúp bạn phát triển về lâu dài.
Thương lượng mức lương hợp lý, và trau dồi khả năng đối đáp trong phỏng vấn thì bạn mới có thể bắt đầu một cách mượt mà nhất.
10. Hãy tìm công ty và sếp tốt
Làm việc ở công ty có sếp tồi hoặc văn hoá doanh nghiệp không lành mạnh sẽ để lại nhiều vết thương khó lành về tinh thần. Vì vậy, bài học cho sinh viên mới ra trường là cần tìm hiểu kỹ về các doanh nghiệp, công ty mà mình đang hướng đến.
Thương nhân – tỷ phú Jack Ma từng nói,
“Công việc đầu tiên quan trọng vô cùng. Đó không cần là công việc trong mơ hay một nghề nghiệp bạn thật sự thích, mà nó phải cho bạn cơ hội học hỏi từ người khác và phát triển bản thân.
Không cần nhắm đến những công ty có tên tuổi làm gì. Thứ bạn cần là một người sếp tốt sẵn sàng dạy bạn nên người và làm mọi việc một cách đúng đắn.”
Đọc thêm: Những Dấu Hiệu Nhận Biết Sếp Tồi
11. Tiếp tục sự nghiệp học hành
Và nếu như bạn cảm thấy chưa sẵn sàng làm một thành viên của thị trường lao động Việt Nam, hoặc cảm thấy vốn kiến thức của mình vẫn cần được mở rộng, bạn có thể xem xét học lên thạc sĩ, thậm chí tiến sĩ.
Có tấm bằng sau đại học cũng sẽ giúp ích cho bạn không ít. Ví dụ, làm giáo viên và giảng viên ngoại ngữ thì với tấm bằng TESOL, bạn sẽ có điểm mạnh rõ rệt hơn so với nhiều ứng viên khác.
Dù là đi du học hay học trong nước, hãy nắm chắc mục tiêu của bạn để có thể hướng nghiệp một cách tốt nhất.
Trên đây là 10+ lời khuyên cho câu hỏi sinh viên mới ra trường nên làm gì của Glints. Mong rằng bạn đã tìm được những thông tin hữu ích và đừng quên cập nhật các bài viết mới nhất của Glints Việt Nam nhé!
Tác Giả
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!