Đối với những người mắc các bệnh lý về gan có thể đã từng nghe nói hoặc sử dụng thuốc Silymarin. Nhưng không nhiều người nắm rõ công dụng, thành phần, hàm lượng của thuốc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin này.
1. Thuốc Silymarin là gì?
Thuốc Silymarin là nhóm thuốc đường tiêu hóa, được bán theo đơn của bác sĩ. Thuốc được sử dụng để điều trị các tình trạng bệnh lý liên quan tới gan, dùng kết hợp với các thuốc khác để bảo vệ gan.
2. Công dụng của thuốc Silymarin
Thuốc mang đến một số tác dụng sau:
- Tăng cường khả năng giải độc gan
- Giảm men gan
- Kích thích tái tạo tế bào gan
- Tăng khả năng miễn dịch
- Bảo vệ gan khỏi các tổn thương do rượu, thuốc Tây gây hại cho gan
3. Thành phần
Thuốc có thành phần chính là Silymarin. Đây là hỗn hợp flavonolignan, được chiết xuất từ cây Kế sữa (hay còn gọi là cây Cúc gai). Chiết xuất Kế sữa này có tác dụng bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại và phục hồi chức năng gan.
Bên cạnh đó, thuốc có thể chứa một số tá dược tùy theo nhà sản xuất như: Cadimarin, Hepa-Nic, Silgran, Silymax-F, Doglitazon…
4. Cơ chế tác động
Dược chất Silymarin khi vào trong cơ thể sẽ phát huy tác dụng theo cơ chế sau:
- Vô hiệu hóa gốc tự do. Từ đó giảm tác hại của những gốc tự do này lên tế bào gan.
- Ổn định màng tế bào gan để ngăn chất độc xâm nhập vào bên trong tế bào gan.
- Tăng cường tổng hợp protein, kích thích quá trình phục hồi của các tế bào gan bị tổn thương, thúc đẩy sản sinh các tế bào gan mới.
- Ức chế quá trình xơ hóa gan.
5. Hàm lượng, dạng bào chế
Thuốc có dạng viên nén bao đường hoặc viên nén bao phim. Thuốc có các hàm lượng là 70mg, 140mg, 150mg, 200mg và 400mg. Tùy theo mục đích điều trị của bác sĩ mà sẽ kê đơn dạng hàm lượng phù hợp.
6. Liều dùng, cách sử dụng
Thuốc được chỉ định đường uống. Người bệnh không nhai hay tán bột viên thuốc. Uống thuốc với nước trước hoặc trong bữa ăn.
Tùy thuộc vào mục đích điều trị và thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra liều điều trị phù hợp. Dưới đây là liều dùng thông thường:
ĐỐI TƯỢNG LIỀU DÙNG Bệnh viêm gan, xơ gan Liều điều trị: 140mg/lần, 2 – 3 lần/ngày
Liều duy trì: 70mg/lần, 3 lần/ngày
Bảo vệ gan
Liều dùng: Từ 70 – 140 140mg/lần, 2 – 3 lần/ngày
Liều duy trì: 280mg/ngày
Nhiễm độc từ nấm 33mg/kg/ngày
7. Làm gì khi bị quên liều, quá liều thuốc Silymarin?
Trong trường hợp quên uống thuốc hãy uống càng sớm càng tốt ngay khi nhớ ra. Nhưng nếu thời gian nhớ ra gần với thời điểm uống liều tiếp theo hãy bỏ qua liều đã quên. Dùng liều kế tiếp như bình thường. Lưu ý là không được bù liều đã quên bằng cách tăng gấp đôi liều kế tiếp.
Khi lỡ dùng quá liều thuốc hãy thông báo ngay với bác sĩ điều trị. Việc dùng quá liều sẽ làm gia tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ. Nếu cần, bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp điều trị triệu chứng không mong muốn do dùng quá liều. Thông thường các triệu chứng này có thể biến mất sau 24 – 48 giờ ngưng thuốc mà không cần điều trị đặc biệt.
8. Chỉ định và chống chỉ định
Người bệnh chỉ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định. Những người thuộc nhóm chống chỉ định không nên dùng thuốc.
Chỉ định:
Thuốc thường được kê cho một số trường hợp sau:
- Người có chức năng gan suy giảm biểu hiện với các triệu chứng lâm sàng như: Chán ăn, nước tiểu đậm, nóng trong, mệt mỏi…
- Người bị viêm gan, gan nhiễm mỡ, suy gan
- Người thường xuyên uống rượu bia
- Người bị ngộ độc thực phẩm, nhiễm độc hóa chất
- Người đang dùng các thuốc gây hại cho gan như: Thuốc trị bệnh lao, thuốc chữa ung thư…
- Phòng và hỗ trợ điều trị xơ gan, ung thư gan.
Chống chỉ định:
- Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
- Bệnh nhân hôn mê gan, vàng da tắc mật, xơ gan ứ mật tiên phát, u ác tính.
- Người bị tiểu đường
- Phụ nữ có thai và cho con bú
- Trẻ em
- Thận trọng với người lái xe, vận hành máy
9. Tác dụng phụ
Tác dụng không mong muốn của Silymarin là khá hiếm gặp. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể gặp phải các tình trạng sau:
- Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy
- Nhức đầu, chóng mặt
- Nổi mẩn ngứa
- Mệt mỏi
Hãy thông báo với bác sĩ về các tác dụng phụ này, đặc biệt là khi chúng kéo dài và ngày càng trầm trọng.
10. Tương tác thuốc Silymarin
Loại thuốc này khi dùng chung với một số loại thuốc khác có thể làm thay đổi dược tính hoặc gia tăng khả năng xảy ra tác dụng phụ của thuốc. Đó có thể là:
- Thuốc Levodopa
- Thuốc Metronidazol
- Thuốc trị tâm thần phân liệt
- Thuốc chữa tai biến mạch máu não
- Thuốc gây tê, gây mê
Do đó, hãy liệt kê các loại thuốc bạn đang sử dụng để thông báo với bác sĩ điều trị. Bác sĩ là người sẽ quyết định điều chỉnh liều hoặc thay đổi loại thuốc để tránh tương tác.
11. Thuốc Silymarin giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Bạn có thể dễ dàng tìm mua loại thuốc này tại các hiệu thuốc. Giá thuốc thay đổi tùy theo nhà sản xuất, hàm lượng, địa chỉ bán và thời điểm. Sau đây là bảng giá tham khảo:
HÀM LƯỢNG GIÁ THAM KHẢO (VNĐ) Thuốc Silymarin 70mg (hộp 4 vỉ x 10 viên) 24.000 Thuốc Silymarin 140mg (hộp 10 vỉ x 10 viên) 190.000 Thuốc Silymarin 150mg (hộp 4 vỉ x 25 viên) 450.000 Thuốc Silymarin 200mg (hộp 10 vỉ 10 viên) 440.000
12. Lưu ý khi dùng thuốc Silymarin
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng thuốc hãy lưu ý một số vấn đề sau:
- Chỉ dùng thuốc khi được bác sĩ kê đơn. Dùng đúng liều lượng, không tự ý tăng liều hay bỏ liều.
- Khi dùng nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường hãy thông báo với bác sĩ ngay.
- Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C. Thuốc cần được bảo quản trong bao bì của nhà sản xuất, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Để thuốc xa tầm tay trẻ em.
- Không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng.
- Thuốc đã lấy ra khỏi bao bì nên được dùng ngay.
- Tái khám và thực hiện các xét nghiệm theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Điều này sẽ giúp bác sĩ đánh giá được hiệu quả của thuốc và có những điều chỉnh nếu cần.
Silymarin dạng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ. Hãy đảm bảo tuân thủ theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ điều trị của bạn. Theo dõi sát diễn biến của cơ thể để kịp thời nhận diện được những bất thường. Quan trọng là song song với việc dùng thuốc hãy duy trì chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và rèn luyện khoa học.
XEM THÊM
- Tham khảo 10 cách giải độc gan khi dung thuốc Tây
- Review 6 sản phẩm bổ gan của Nhật
- Giới thiệu các loại thuốc bổ gan của Mỹ
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!