Tác dụng của phân Lân là một trong 3 nguyên tố đa lượng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Lân tham gia và thành phân Protein cấu tạo nên tế bào, vì vậy nó là chất không thể thiếu cho sự sống của cây trồng.
Cây trồng hấp thụ phân lân dưới dạng ion photphat (PO4)3-.
- Tác dụng của phân Lân (P) có trong thành phần Protit tạo nên nhân tế bào, vì vậy nó là chất không thể thiếu cho sự sống của cây. Lân rất cần cho sự hình thành nên các bộ phận mới ra mầm non (tham gia tích cực trong quá trình kiến tạo nên hoạt chất hình thành mầm hoa, đẻ nhánh, phân cành, ra hoa, đậu quả và phát triển bộ rễ.
- Lân ảnh hưởng đến sự vận chuyển đường, bột tích lũy về hạt và các bộ phận của chất nguyên sinh làm cho cây chống được lạnh, chống được nóng. Lân còn có tác dụng đệm, làm cho cây chịu được chua, kiềm.
- Lân có trong thành phần hạt nhân tế bào, rất cần cho sự hình thành bộ phận mới của cây.
- Lân tham gia vào các thành phần enzin, các Protein, tham gia vào quá trình tổng hợp các axit amin. Nhưng cũng cần chú ý bón lân cân đối và hợp lý vì bón quá nhiều lân có thể làm cho cây bị thiếu một số nguyên tố vi lượng nên người ta thường bón phân lân kết hợp với bón bổ sung các nguyên tố vi lượng thiết yếu.
- Trong các loại phân lân thì phân lân nung chảy là một dạng phân lân chứa khá nhiều các nguyên tố dinh dưỡng trung và vi lượng (Ca, Mg, S, Fe, Mn,…).
Bón đủ Lân cho cây trồng
Tác dụng của phân lân giúp cây tăng trưởng, sinh trưởng tốt, cây ra nụ và hoa sớm, cho năng suất và chất lượng cao.
Bón thiếu Lân
- Gây ảnh hưởng đến chất lượng hoa, quả, củ.
- Làm giảm khả năng tổng hợp chất bột, hoa khó nở; quả ít, chín chậm, quả thường có vỏ dày, xốp và dễ bị thối, nấm bệnh dễ tấn công,
- Cành lá sinh trưởng kém, lá rụng nhiều, rễ sinh trưởng chậm, cây thấp bé, lá ban đầu xanh đậm sau đó chuyển vàng và chuyển màu tím đỏ (bắt đầu từ các lá phía dưới trước, và từ mép lá vào trong).
- Quá trình tổng hợp protein bị ngưng trệ, lá bị nhỏ lại và bản lá bị hẹp và có xu hướng dựng đứng.
- Thiếu lân dẫn đến tích lũy đạm dạng Nirat gây trở ngại cho việc tổng hợp Protein.
- Thiếu lân, bộ rễ cây phát triển kém ảnh hưởng đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng, hạn chế quá trình quang hợp và hô hấp, ảnh hưởng đến quá trình đậu quả, giảm tính chống chịu ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng.
Bón thừa Lân
- Thừa thì khó phát hiện, nhưng dễ kéo theo là cây thiếu kẽm và đồng.
- Bón nhiều lân thì sẽ ức chế cây sinh trưởng dẫn tới thừa sắc tố.
- Thừa Lân sẽ làm cho cây chính quá sớm, không kịp tích lũy được vụ mùa năng suất cao.
- Lân thuộc loại nguyên tố linh động, nên nó có khả năng vận chuyển từ cơ quan già sang cơ quan còn non và nhất là ở các bộ phận sinh trưởng.
Tùy thời điểm và vai trò khác nhau mà người ta sử dụng các dòng phân lân chuyên dụng khác nhau.
Phân bón gốc chuyên dụng
Phân Ammonium polyphotphate (APP): APP có dạng lỏng, chứa 10 – 15% N và 15 – 16% P. nồng độ phổ biến của APP là 10 – 15 – 0 . Khi thêm vào 1 dung dịch urê 99.5%, sẽ tạo 1 loại phân bón dạng hạt có nồng độ 28 – 28 – 0. Nhưng APP dạng lỏng được sản xuất phổ biến hơn và có thể bón trực tiếp nếu pha trộn với các loại phân dạng lỏng khác. APP dạng hạt cũng được bón trực tiếp hay trộn với các chất dinh dưỡng khác để tạo ra các loại phân bón dạng khác.
Phân Amonium photphat. Được sản xuất bởi NH3. Có hai loại MAP (monoamonium photphat) và DAP ( diamonium photphat). MAP chứa 11-13% đạm và 21-24% lân. Tuy nhiên nồng độ phổ biến của MAP là 11-22-0. DAP chứa 18-21% đạm và 20-23% lân, nồng độ phổ biến là 18-20-0. DAP được sử dụng rộng rãi hơn bất kỳ phân lân nào khác. Cả hai loại MAP và DAP là các loại phân dạng hạt và tan hoàn toàn trong nước. Amonium photphat có ưu điểm là chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cho cây trồng cao. chúng cũng được dùng để sản xuất các loại phân bón dạng rắn và dạng huyền phù khác hoặc dùng bón trực tiếp.
Supper photphat đơn Ca(H2PO4)2 chiếm 16-22% lân, chiếm 97-100% lượng lân hữu dụng so với lân tổng số.
Phân bón lá chuyên dụng:
Siêu lân đỏ là một trong những sản phẩm giúp cây phân hóa mầm hoa mạnh, phục hồi cây bị suy, cây sau khi thu hoạch, giúp giải độc phèn và tăng sức đề kháng cây trồng. Siêu lân đỏ có chứa thành phần: P2O5 : 30%, K2O : 5%, MgO : 2,7% , và ngoài ra còn bổ sung thêm một số phụ gia hữu cơ sinh học.
Rước mắt cua giúp nâng cao khả năng ra bông nghịch vụ trước những điều kiện thời tiết bất lợi, chống chai đầu bông, khô đen bông, kéo vọt bông, sáng mắt cua, tăng tỉ lệ đậu trái non. Rước mắt cua có chứa thành phần: Cao 6%, P2O5 30%, K2O 1% và phụ gia đặc biệt.
Nhóm sản phẩm tạo mầm gồm : Nova Magphos, Nova Pekacid, Lân tạo mầm,…
Nhóm sản phẩm ngừa bệnh : Agrifos 640 Anh Quốc sử dụng gốc lân trị bệnh. Agrifos 640 Anh Quốc kiếm soát nấm Phytophthora bằng cơ chế kích kháng chủ động. Thuốc có tính linh động và khả năng lưu dẫn hai chiều từ lá xuống rễ và ngược lại. Sau khi hấp thu cào cây, thuốc sẽ kích thích hệ thống đề kháng của cây sản xuất phytoalexins, PR-protein để tiêu diệt mầm bệnh, đồng thời sản sinh enzyme lytic và rthylen giúp cô lập vùng bệnh và phân hủy tế bào chết, làm lành vết thương, ngăn chặn hình thành và ức chế bào tử gây bệnh.
Nguồn: GFC
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!