Nguyên nhân hình thành và cách điều trị

Sẹo là di chứng để lại của một vết thương, bệnh lý nào đó trên cơ thể chúng ta. Chúng ảnh hưởng đến ngoại hình và tác động tiêu cực đến tâm lý người bị. Sẹo có nhiều loại, tuy nhiên phổ biến nhất là sẹo rỗ và sẹo lồi. Bài viết dưới đây THEFACESHOP sẽ cung cấp cho bạn cách điều trị và ngăn ngừa hai loại sẹo thường gặp này.

Phân biệt sẹo rỗ và sẹo lồi

Sẹo rỗ và sẹo lồi là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau, phân biệt bởi nguyên nhân hình thành và hình dáng bên ngoài. Về chi tiết, bạn hãy tham khảo thông tin sau đây.

Sẹo rỗ

Sẹo rỗ hay còn gọi là sẹo lõm, chỉ tình trạng vùng da bị lõm vào trong với nhiều hình dáng, kích thước khác nhau. Nó là hệ quả của quá trình phục hồi da sau khi gặp tổn thương. Nguyên nhân gây ra sẹo rỗ là các chất collagen và elastin bị đứt gãy, ảnh hưởng mô liên kết nên da không thể hồi phục như ban đầu. Sẹo rỗ không khiến sức khỏe giảm sút hay gây ngứa, đau.

sẹo rỗ

Sẹo rỗ hay còn gọi là sẹo lõm

Sẹo lồi

Sẹo lồi là vùng da nổi lên cao hơn bề mặt da thông thường. Chúng có hình thù mô phỏng theo miệng vết thương nên rất đa dạng. Đây là hệ quả của quá trình tăng sinh collagen trong cấu trúc da. Các tổ chức xơ này phát triển không kiểm soát và có thể lan rộng. Do đó, sẹo lồi thường to hơn miệng vết thương có sẵn. Nó gây cảm giác ngứa, đau rất lâu và đôi khi vùng da nơi có sẹo bị căng cứng.

phân biệt sẹo lồi và sẹo rỗ

Sẹo lồi

Nguyên nhân gây ra sẹo rỗ và sẹo lồi

Sẹo không tự sinh ra. Nó là hệ quả của một nguyên nhân và quá trình nào đó. Để hiểu rõ hơn, bạn hãy tham khảo các nguyên do gây nên sẹo lồi và sẹo rỗ dưới đây.

Nguyên nhân gây ra sẹo rỗ

Có nhiều nguyên nhân gây ra sẹo rỗ xuất phát từ bệnh lý, thói quen thường ngày của bạn. Trong đó phổ biến nhất là 2 nguyên nhân sau:

  • Nặn mụn trứng cá: Khi nhân mụn trở nên cứng hơn và nổi lên bề mặt da, chúng ta thường sẽ dùng tay để lấy chúng. Đây là con đường trực tiếp truyền vi khuẩn vào các lớp trung bì, hạ bì. Việc này khiến da bị tổn thương và để lại sẹo.
  • Bệnh thủy đậu: Các hạt mụn nước gây ra tình trạng ngứa muốn gãi. Khi bạn chạm vào chúng, lớp vỏ sẽ bị rách và gây tràn nước. Việc này khiến da không thể phục hồi hoàn toàn và để lại sẹo. Ngoài ra, khi các hạt mụn nước tự lặn và biến mất, bạn chăm sóc da không đúng cách cũng khiến sẹo rỗ hình thành.

nguyên nhân gây ra sẹo rỗ

Thủy đậu – một trong những nguyên nhân gây ra sẹo rỗ

Một số nguyên nhân ít thấy hơn là viêm nang lông, mụn nhọt, chấn thương, áp xe,.. Do đó, bạn nên vệ sinh cơ thể thường xuyên để ngăn chặn các bệnh lý gây sẹo này.

Nguyên nhân dẫn đến sẹo lồi

Sẹo lồi cũng được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, điển hình là yếu tố di truyền, nhiễm khuẩn, chấn thương, nặn mụn, ăn uống không đúng cách:

  • Do cơ địa: Có một số người sở hữu cơ địa khác biệt. Tức là sau khi da bị chấn thương, việc liền miệng đi kèm với tạo sẹo. Với nguyên nhân này, việc phòng ngừa và điều trị sẹo diễn ra khá khó khăn. Thậm chí chỉ cần nặn mụn sai cách cũng dễ để lại sẹo lồi trên da.
  • Do thực phẩm: Ăn uống không đúng cách trong khi đang phục hồi vết thương cũng có thể gây sẹo lồi. Những thực phẩm như trứng, sữa, nếp, tôm, rau muống,… sẽ khiến khả năng hình thành và phát triển sẹo lớn hơn.

nguyên nhân gây ra sẹo lồi

Nặn mụn sai cách cũng là nguyên nhân dẫn đến sẹo lồi

Điều trị sẹo rỗ và sẹo lồi bằng công nghệ hiện đại

Nhu cầu xóa sẹo rỗ, sẹo lồi là nhu cầu chính đáng, bởi các loại sẹo này ảnh hưởng tiêu cực đến ngoại hình, tạo tâm lý tự ti cho người gặp phải. Để đáp ứng nhu cầu, các công nghệ trị sẹo hiện đại ra đời, tùy mức độ sẹo và phương pháp mà có thể trị một phần hoặc vĩnh viễn.

Phương pháp lăn kim trị sẹo rỗ

Lăn kim trị sẹo rỗ là phương pháp sử dụng một con lăn chứa các đầu kim nhỏ để lăn trực tiếp lên bề mặt da. Mục đích của việc này là tạo ra tổn thương giả và kích thích da tái tạo, phục hồi.

Song song đó, các bác sĩ sẽ sử dụng thêm một số tinh chất (thông thường là tế bào gốc) để đẩy nhanh quá trình tái tạo da. Với những người bị sẹo rỗ, sử dụng phương pháp này sẽ giúp làm đầy vùng da bị lõm. Da trở nên mịn màng và săn chắc hơn.

lăn kim trị sẹo rỗ

Lăn kim là phương pháp trị sẹo rỗ được nhiều người lựa chọn nhất

Bóc tách sẹo trị sẹo rỗ

Với phương pháp bóc tách, các đầu kim chuyên dụng được bác sĩ đâm vào vùng da bị sẹo. Phá hủy các sợi collagen bị xơ hóa, đồng thời cắt đứt chân sẹo khỏi mô liên kết. Từ đó kích thích vùng da lõm tái tạo và tự làm đầy. Sau điều trị, da bạn có thể bị thâm từ 4 – 6 tuần.

Tiêm chất làm đầy sẹo rỗ

Chất làm đầy hay còn gọi là filler sẽ được tiêm vào vùng da bị sẹo để cải thiện bề mặt. Hyaluronic acid có trong chất này sẽ lấp đầy nơi bị lõm và gia tăng độ săn chắc, mịn màng.

Phương pháp laser fractional CO2, laser Er:YAG

Đối với sẹo rỗ

Với phương pháp này, tia laser CO2 sẽ tác động lên lớp hạ bì của da nhằm đốt cháy các mô hư hỏng và tạo điều kiện cho da phục hồi. Quá trình này sẽ thúc đẩy sản sinh collagen để cải thiện bề mặt da bị sẹo rỗ. Bạn không cần lo lắng vì phương pháp này không gây chảy máu. Quá trình diễn ra khá nhẹ nhàng và da bạn sẽ trở lại mịn màng trong thời gian ngắn.

Đối với sẹo lồi

Laser xung nhuộm, laser CO2, laser Er:YAG được chiếu thẳng vào vùng da bị sẹo lồi nhằm làm phẳng da. Sau khi kết thúc, sẹo lồi sẽ chuyển sang màu đỏ và cần khoảng nửa năm để da bạn phục hồi. Phương pháp này hiện nay vẫn chưa nhận được nhiều ủng hộ vì có thể gây tác dụng phụ.

Tiêm trị sẹo lồi

Có nhiều loại thuốc được tiêm vào vùng da bị sẹo lồi nhằm khiến chúng trở nên bằng phẳng. Các loại thuốc này bao gồm corticosteroid, interferon alfa – 2b, fluorouracil. Những loại thuốc này khá an toàn và có khả năng ngăn ngừa tái tạo sẹo lồi hiệu quả. Về chi phí, interferon alfa – 2b có giá thành điều trị cao nhất.

Phẫu thuật lạnh

Phẫu thuật lạnh là phương pháp trị sẹo lồi bằng cách sử dụng nitơ lỏng làm lạnh và đóng băng sẹo nhằm chữa trị. Sau khi kết thúc, sẹo được băng bó và chờ thời gian phục hồi. Bạn cần uống thuốc giảm đau đều đặn và thay băng thường xuyên để đảm bảo vệ sinh. Thời gian để hoàn tất liệu trình khoảng 3 – 10 tuần. Trong một số trường hợp, nó có thể khiến bạn bị giảm sắc tố da.

phẫu thuật lạnh điều trị sẹo lồi

Có nhiều phương pháp trị sẹo lồi như laser, tiêm sẹo, phẫu thuật lạnh

Trị sẹo lồi và sẹo rỗ bằng phương pháp thuốc thoa

Phương pháp trị sẹo bằng thuốc thoa được áp dụng cho những vết sẹo rỗ và sẹo lồi mới hình thành. Thuốc có hai dạng là gel và kem. Thành phần chính của chúng là nghệ, mật ong, nha đam… Các tinh chất chiết xuất từ những thành phần này như vitamin A, E, C, B, heparin,… sẽ kích thích da sản sinh elastin và collagen để tái tạo, phục hồi.

Nhược điểm của phương pháp này là quá trình điều trị lâu dài và tốn kém. Hơn nữa, kết quả đem lại không cao và có khả năng tái phát. Nếu bạn đang có vết sẹo sâu hoặc nổi to, nên chọn liệu trình điều trị theo công nghệ hiện đại.

Các biện pháp phòng tránh sẹo rỗ và sẹo lồi

Sẹo rỗ và sẹo lồi hình thành trong quá trình phục hồi sau khi da chịu tổn thương. Do đó, cách tốt nhất để phòng tránh chúng là bảo vệ làn da của bạn tối ưu nhất. Bạn có thể thay đổi ngay từ các thói quen không tốt hàng ngày và cải thiện chế độ ăn uống, tập luyện.

Chăm sóc da đúng cách khi bị chấn thương

Khi da của bạn có vết rách và chảy máu, bạn nên xử lý ngay để tránh nhiễm trùng và ngăn ngừa sẹo hình thành. Với những vết thương nhẹ, bạn nên dùng bông lau sạch bụi bẩn và dùng xà phòng diệt khuẩn rửa xung quanh. Dùng một miếng băng cá nhân dán kín miệng vết thương sẽ giúp da liền nhanh chóng mà không để lại sẹo.

chăm sóc da sau chấn thương ngăn ngừa sẹo

Chăm sóc da sau chấn thương tốt sẽ giúp bạn ngăn ngừa sẹo lồi, sẹo lõm

Với những vết thương lớn hơn, bạn có thể sử dụng dung dịch chuyên dụng như povidine để sát khuẩn. Lưu ý là không dùng oxy già vì loại dung dịch này sẽ khiến vết thương của bạn bỏng rát và khó lành. Dùng bông sạch lau nhẹ nhàng để không làm các mô bị phá hủy. Sau khi vệ sinh sạch sẽ, bạn dùng gạc để che vết thương và cố định bằng băng dính y tế.

Chăm sóc da ngừa sẹo lồi và sẹo lõm trong quá trình phục hồi

Trong khoảng thời gian này, bạn nên thay băng cá nhân và gạc thường xuyên để hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào vết thương. Qua thời gian, miệng vết rách sẽ liền lại và đóng vảy. Bạn tuyệt đối không được cạy lớp mài này đi vì có thể khiến lớp da non bị đứt. Điều này tiếp tục khiến bạn mệt mỏi vì cần thêm một khoảng thời gian nữa để khỏi hoàn toàn.

Trong quá trình chờ những vết thương lớn hồi phục, bạn nên ăn uống hợp lý, kiêng cữ đầy đủ. Các loại thực phẩm như trứng, sữa, tôm, cơm nếp, rau muống,… có thể khiến hình thành sẹo, điều này cũng tùy cơ địa mỗi người. Tốt nhất, bạn hãy bổ sung nhiều rau xanh và trái cây để cung cấp vitamin cần thiết. Uống đủ nước sẽ giúp da căng bóng và mịn màng hơn.

Bỏ thói quen nặn mụn

Nặn mụn là sở thích và thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, tình trạng mụn có thể phát triển thêm nếu bạn thực hiện bước này không đủ vệ sinh. Ngoài ra, nặn không sạch nhân khiến mụn tiếp tục xuất hiện, tình trạng da càng trở nên nghiêm trọng. Nặn mụn sai cách cũng là nguyên nhân gây ra sẹo lồi, sẹo lõm trên da.

nặn mụn là thói quen không tốt dễ hình thành sẹo

Từ bỏ các thói quen không tốt như nặn mụn để ngăn ngừa hình thành sẹo rỗ

Trên đây là thông tin về sẹo rỗ và sẹo lồi cùng cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay. Sẹo gây nên trở ngại lớn trong cuộc sống và công việc, khiến mọi người không được tự tin. Hãy áp dụng ngay những cách điều trị trên để bản thân luôn được xinh đẹp nhé. Ngoài ra, bạn cũng cần có cái nhìn tích cực hơn với vấn đề này. Vẻ đẹp ngoại hình không quyết định hoàn toàn cuộc đời của bạn.

Xem thêm:

4 cách điều trị và phục hồi da nhiễm corticoid

Dị ứng da: Nguyên nhân, cách điều trị và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

Bọng mắt là gì? Xuất hiện do đâu? Cách khắc phục và ngăn ngừa hiệu quả

Nguồn tham khảo: