Sầu riêng từ lâu đã là một loại trái cây quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sầu riêng là đặc sản của vùng nào? Vậy những địa phương nào đất lại có thể trồng được những quả sầu riêng thơm ngon đến như vậy? Hãy cùng Vua Nệm đi tìm câu trả lời thông qua bài viết “Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? Những món ngon từ quả sầu riêng” nhé!
1. Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?
Sầu riêng là loại trái cây rất được ưa chuộng tại Việt Nam, tuy nhiên để trồng được loại quả này là một điều không hề dễ dàng. Sầu riêng được đánh giá là một trong những loại quả rất kén đất. Hiện nay, sầu riêng chỉ được trồng nhiều ở các tỉnh thuộc khu vực phía nam của nước ta. Vậy sầu riêng là đặc sản của vùng nào? Một số vùng có thể trồng được sầu riêng quả to, đạt chuẩn chất lượng như: Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bến Tre.
1.1 Sầu riêng Đắk Lắk
Khi nhắc đến sầu riêng là đặc sản của vùng nào thì chắc chắn không thể bỏ qua tỉnh Đắk Lắk. Đắk Lắk là một trong những nơi có sầu riêng ngon nhất Việt Nam. Sầu riêng Đắk Lắk có những đặc điểm rất khác biệt, tạo ấn tượng ngay từ lần đầu tiên thưởng thức.
So với các vùng miền khác, sầu riêng Đắk Lắk có hương thơm đặc trưng hơn, vị ngọt đậm đà và rất béo. Dù chưa bóc vỏ nhưng bạn vẫn có thể cảm nhận được hương thơm đặc trưng của sầu riêng Đắk Lắk.
Loại sầu riêng này được người tiêu dùng ưa chuộng bởi sầu riêng có cùi dày, không quá ngọt và có mùi thơm nồng. Do khí hậu và đất đai thuận lợi nên sầu riêng ở đây có quả tương đối lớn, khoảng 2 – 4 kg.
Một số loại sầu riêng của Đắk Lắk được rất nhiều người biết đến như: Sầu riêng Ri 6, sầu riêng Monthong Thái Lan, sầu riêng óc khỉ, sầu riêng khổ qua, sầu riêng cái Mơn,…
1.2 Sầu riêng Lâm Đồng
Huyện Đạ Huoai – thủ phủ của sầu riêng là một địa điểm mà dân địa phương không ai mà không biết đến mỗi khi nhắc về sầu riêng Lâm Đồng. Với khí hậu và đất đai thuận lợi, sầu riêng tại đây phát triển rất tốt và cho quả đạt chất lượng cao.
Sầu riêng Đạ Huoai được ưa chuộng bởi mùi thơm nhẹ vị, không quá ngọt, phần cơm dày, vỏ mỏng. Chính vì vỉ mỏng, thịt nhiều nên sầu riêng Lâm Đồng được rất nhiều người chọn mua mà không một chút đắn đo nào.
Một số giống sầu riêng nổi tiếng phải kể đến như: Sầu riêng Ri 6, sầu riêng Dona, sầu riêng chín hóa. Sầu riêng nơi đây đảm bảo chất lượng và an toàn cho mọi người vì được trồng theo tiêu chuẩn VietGap.
1.3 Sầu riêng Bến Tre
Khi nhắc đến sầu riêng là đặc sản của vùng nào, chắc hẳn dân miền Tây ai ai cũng nghĩ đến sầu riêng Bến Tre.
Ngoài dừa là đặc sản Bến Tre ra thì sầu riêng vùng này cũng được trồng với hương vị đặc trưng của vùng đất này. Tại Bến Tre, sầu riêng Cái Mơn là một loại sầu riêng ngon và gây ấn tượng nhất đối với người tiêu dùng và khách du lịch.
Sầu riêng Cái Mơn được ưu ái gọi là vua trái cây của vùng nhiệt đới Bến Tre. Ngoài ra đây còn là loại sầu riêng ngon nhất. Khi sầu riêng chín, mặc dù vỏ ngoài xanh tươi nhưng múi sầu riêng bên trong vẫn chín vàng đều.
Sầu riêng Cái Mơn có đặc tính đặc biệt chỉ ra trái vào mùa hè, có gai thưa, vỏ mỏng. Mùi vị của sầu riêng nơi đây ngọt tự nhiên, béo ngậy. Hiện nay với công nghệ hiện đại thì sầu riêng Cái Mơn đã cho ra trái quanh năm. Trái sầu to hơn, phần cơm dày, ngọt, béo ngậy hơn.
2. Những món ngon từ quả sầu riêng mà bạn nhất định phải thử
Ngoài việc thưởng thức như một loại trái cây thơm ngon nức mũi, sầu riêng còn có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Đó là:
2.1 Xôi sầu riêng
Nguyên liệu:
- 500 gram gạo nếp
- 200 gram sầu riêng loại ngon
- 50 gram đường (có thể điều chỉnh phù hợp với khẩu vị)
- ½ muỗng cà phê muối
Cách làm:
- Bước 1: Gạo nếp ngâm qua đêm. Khi nấu, vớt gạo ra rổ để ráo nước. Sau đó cho thêm 1.2 muỗng cà phê muối vào, trộn đều. Nên trộn nhẹ tay tránh làm vỡ các hạt nếp.
- Bước 2: Dầm nhuyễn sầu riêng cầu với đường, cho đến khi đường hòa tan vào sầu riêng.
- Bước 3: Cho gạo nếp vào xửng hấp, hấp trong khoảng từ 15 – 20 phút. Sau đó nếm thử xem gạo đã chín chưa. Nếu chưa chín có thể hấp thêm 5 phút nữa.
- Bước 4: Sau khi gạo nếp đã chín, cho sầu riêng vào và trộn đều. Đậy nắp hấp thêm khoảng 5 phút là có thể thưởng thức món xôi sầu riêng thơm ngon.
2.2 Chè sầu riêng
Nguyên liệu:
- 200 gram đậu xanh không vỏ
- 300 gram sầu riêng loại ngon
- Đậu phộng rang, giã dập
- 1 muỗng bột năng
- 400 ml sữa tươi
- ⅔ lon nước cốt dừa
- Đường, muối
Cách làm:
- Bước 1: Vo đậu xanh thật sạch và đem ngâm với nước khoảng 1 giờ đồng hồ.
- Bước 2: Sầu riêng tách bỏ hạt, lấy phần thịt.
- Bước 3: Sau khi đã ngâm đậu xanh, để đậu ráo nước sau đó đem đi nấu cùng 1 ít muối. Nấu cho đến khi hạt đậu chín mềm thì có thể tắt bếp.
- Bước 4: Cho đậu xanh đã chín cùng với sầu riêng, bột năng, đường, sữa tươi và nước cốt dừa vào máy xay. Xay nhuyễn hỗn hợp và cho vào nồi đun với lửa nhỏ. Trong quá trình đun nhớ khuấy liền tay để tránh bị khét.
- Bước 5: Sau khi tắt bếp, đổ hỗn hợp ra ly để nguội. Sau đó bỏ vào ngăn mát tủ lạnh để ăn dần. Vậy là bạn đã có một món chè sầu riêng thơm ngon, chất lượng.
2.3 Kem sầu riêng
Nguyên liệu:
- 300 gram thịt sầu riêng loại ngon
- 300 ml sữa tươi
- 250 ml kem tươi
- 200 gram đường (có thể điều chỉnh phù hợp với khẩu vị)
Cách làm:
- Bước 1: Sầu riêng đem tách bỏ phần hạt, chỉ lấy phần thịt.
- Bước 2: Cho sữa tươi, đường, sầu riêng vào máy xay, xay cho thật mịn.
- Bước 3: Lấy kem tươi từ trong tủ lạnh ra, cho vào tô cùng với lượng đường tùy ý. Sau đó dùng máy đánh trứng đánh bông hỗn hợp trên lên.
- Bước 3: Khi kem đã bông lên, tiếp tục cho sầu riêng vào đánh cho hỗn hợp hòa tan vào nhau.
- Bước 4: Đổ hỗn hợp vào khuôn làm kem, để trong vòng 12 tiếng là có thể thưởng thức.
2.4 Bánh rán sầu riêng
Nguyên liệu:
- 500 gram sầu riêng thịt chọn loại ngon
- Bánh tráng
- 1 quả trứng gà
- 1 muỗng đường
- Bột chiên giòn
Cách làm:
- Bước 1: Sầu riêng bỏ hạt, lấy phần thịt trộn với đường, sau đó dầm nhuyễn.
- Bước 2: Cho bột chiên giòn vào tô, thêm 1 quả trứng gà và một chút chút nước để bột sệt lại. Khuấy đều hỗn hợp và cho bột nghỉ khoảng 15 phút.
- Bước 3: Trải bánh tráng ra thớt, cho sầu riêng lên trên và gói thật chặt tay.
- Bước 4: Lăn bánh vào hỗn hợp bột sao cho bột phủ kín bánh.
- Bước 5: Chuẩn bị một chảo dầu nóng. Cho bánh vào chiên thật vàng đều. Sau đó vớt ra và thưởng thức.
>>> XEM THÊM: Bánh pía là đặc sản của tỉnh nào? Top 10 thương hiệu bánh pía ngon nhất hiện nay
Đến đây thì bạn đã biết sầu riêng là đặc sản của vùng nào chưa? Vua Nệm hy vọng những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích về loại trái cây này. Đồng thời những công thức nấu ăn được chia sẻ trên đây sẽ góp phần làm đa dạng hơn cho thực đơn của gia đình bạn.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!