Tổng hợp Top rối loạn nhân cách né tránh hot nhất hiện nay 2023

Rối loạn nhân cách né tránh (Avoidant Personality Disorder – AVPD) là một dạng hành vi lâu dài liên quan đến sự ức chế xã hội, cảm giác không xứng đáng, và nhạy cảm với sự từ chối gây nên các vấn đề trong công việc hay những mối quan hệ.

Rối loạn này được đặc trưng bởi sự nhút nhát và nhạy cảm tột độ với những lời chỉ trích từ mọi người xung quanh và được gọi là Rối loạn nhân cách nhóm C hay rối loạn nhân cách liên quan đến lo lắng và sợ hãi.

AVPD thường liên quan đến những tình trạng sức khoẻ tâm thần khác như là rối loạn lo âu, đặc biệt là chứng sợ xã hội. Những người mắc chứng rối loạn này có biểu hiện khuôn mẫu của sự né tránh do nỗi sợ bị từ chối hay sự không tán thành, điều mà họ cảm thấy là vô cùng đau khổ. Rối loạn này làm ảnh hưởng tới 2.5% dân số, với số lượng nam và nữ mắc bệnh là tương đương nhau.

Triệu Chứng

Danh sách dưới đây là những triệu chứng phổ biến liên quan tới rối loạn nhân cách né tránh (AVPD):

  • Nhu cầu được mọi người yêu thích

  • Hội chứng không niềm vui (Anhedonia): thiếu niềm vui trong các hoạt động

  • Lo âu về việc nói hay làm sai điều gì

  • Lo âu trong các tình huống xã hội

  • Tránh xung đột (trở thành “người làm vừa lòng mọi người”)

  • Tránh tương tác trong các môi trường công việc hoặc từ chối sự tiến cử

  • Tránh những mối quan hệ gần gũi và chia sẻ những cảm xúc thân mật

  • Tránh đưa ra những quyết định

  • Tránh những tình huống hay sự kiện xã hội

  • Dễ bị tổn thương bởi những lời chỉ trích hay sự không tán thành

  • Bận tâm về bản thân mình một cách thái quá

  • Thất bại trong việc bắt đầu một mối quan hệ xã hội

  • Thái độ lo sợ và căng thẳng

  • Cảm giác không xứng đáng

  • Quá mẫn cảm với đánh giá tiêu cực

  • Thiếu tính quyết đoán

  • Thiếu tin tưởng vào mọi người xung quanh

  • Lòng tự trọng thấp

  • Hiểu sai những tình huống trung lập là tiêu cực

  • Không có bạn thân/ thiếu các mối quan hệ xã hội

  • Tự cô lập bản thân

  • Hạn hẹp mối quan hệ xã hội

  • Không muốn chấp nhận rủi ro hay thử những điều mới mẻ

  • Tự xem bản thân là người lạc lõng hay kém cỏi với xã hội

  • Cảnh giác với những dấu hiệu của sự từ chối hoặc không chấp nhận

Chẩn Đoán

Rối loạn nhân cách né tránh (AVPD) có thể được chẩn đoán bởi một nhà trị liệu, hay chuyên gia sức khoẻ tâm thần dựa trên các tiêu chí trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM-5).

Rối loạn nhân cách né tránh (AVPD) thường được chẩn đoán ở người lớn, vì tính cách của trẻ em vẫn còn đang phát triển và các hành vi như sự nhút nhát có thể là biểu hiện bình thường của thời thơ ấu và sẽ thay đổi khi chúng lớn lên.

Theo DSM-5, một người phải có một khuôn mẫu lặp lại của sự tránh né tiếp xúc xã hội, trở nên quá nhạy cảm với sự từ chối và chỉ trích, và cảm giác không xứng đáng, được thể hiện bởi ít nhất bốn trong số các tiêu chí sau:

  • Né tránh các hoạt động nghề nghiệp, đặc biệt liên quan đến mối quan hệ xã hội vì sợ sự chỉ trích, không tán thành và từ chối

  • Không muốn tham gia với mọi người trừ khi họ chắc chắn rằng người khác sẽ thích họ

  • Kìm hãm những mối quan hệ thân mật vì sợ bị chế giễu hoặc bẽ mặt

  • Bận tâm tới những lời chỉ trích hoặc sự từ chối trong những tình huống xã hội

  • Bài trừ các tình huống xã hội mới do cảm giác không xứng đáng

  • Cảm giác lạc lõng với xã hội, không đủ hấp dẫn, hay kém cỏi so với mọi người

  • Do dự khi chấp nhận những rủi ro hay thử những điều mới mẻ vì sợ xấu hổ

Nguyên Nhân

Những nguyên nhân của Rối loạn nhân cách né tránh (AVPD) được cho là liên quan tới gen, môi trường, xã hội và tâm lý. Lạm dụng tình cảm, sự chỉ trích, chế giễu, thiếu tình cảm hoặc sự nuôi dưỡng của cha mẹ hay người chăm sóc thời thơ ấu có thể dẫn tới tự phát triển của rối loạn nhân cách này nếu những nhân tố ấy vẫn đang tồn tại. Sự từ chối của những đồng nghiệp xung quanh có thể là một nhân tố rủi ro tương tự.

Thông thường, những người mắc chứng rối loạn này rất nhút nhát khi còn là trẻ nhỏ và không loại bỏ được sự nhút nhát ấy khi họ trưởng thành.

Chứng sợ xã hội (SAD) và rối loạn nhân cách né tránh (AVPD) có các triệu chứng và di truyền gần giống nhau, trong đó AVPD là dạng nghiêm trọng hơn của tình trạng ấy.

Các Tình Trạng Liên Quan

Rối loạn nhân cách né tránh (AVPD) có thể cùng xảy ra và chồng chéo những tình trạng khác, bao gồm:

  • Chứng sợ xã hội (SAD)

  • Rối loạn nhân cách phụ thuộc (Dependent Personality Disorder)

  • Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder)

  • Rối loạn sử dụng chất gây nghiện (Substance Use Disorder)

  • Trầm cảm

  • Rối loạn ám ảnh sợ khoảng trống (Agoraphobia)

Trị Liệu

Hầu hết những người mắc chứng rối loạn nhân cách né tránh (AVPD) đều không tìm cách điều trị. Đến khi họ tìm tới, đó thường là vì một vấn đề cuộc sống cụ thể và cấp bách, hay vì các triệu chứng khác như là trầm cảm và lo âu, và họ thường sẽ ngừng điều trị nếu vấn đề đó được giải quyết.

Rối loạn nhân cách né tránh (AVPD) có thể khó để điều trị như những rối loạn nhân cách khác vì đây là một dạng hành vi lâu dài và người sống chung với rối loạn này có thể khó nhận ra rằng sự trợ giúp, trị liệu tâm lý là cần thiết và có thể mang lại lợi ích cho họ.

Không may là những người mắc AVPD và không tìm kiếm trị liệu thường có cái nhìn khá bi quan – họ sẽ tự cô lập bản thân và sử dụng sự né tránh như là chiến lược đối phó duy nhất.

Mặt khác, khi điều trị được áp dụng thành công, nó có thể giúp giảm thiểu triệu chứng và làm tăng khả năng ứng phó để kiểm soát sự lo âu của họ. Một người mắc AVPD có thể phần nào sẽ luôn nhút nhát, nhưng sự né tránh sẽ không chi phối suy nghĩ của họ nữa.

  1. Liệu pháp trò chuyện

Liệu pháp trò chuyện dành cho rối loạn nhân cách né tránh (AVPD) có thể bao gồm liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), phân tâm trị liệu, và liệu pháp giản đồ (schema therapy). Liệu pháp nhóm và đào tạo các kĩ năng xã hội cũng có thể giúp ích cho chứng rối loạn này.

Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) giúp thay đổi các dạng suy nghĩ không có lợi, còn phân tâm trị liệu nhắm vào nhận thức về cách mà những trải nghiệm quá khứ, nỗi đau, và xung đột có thể góp phần tạo nên những triệu chứng hiện tại.

Liệu pháp giản đồ dành cho rối loạn nhân cách né tránh (AVPD) là một phương pháp tích hợp được xây dựng dựa trên CBT và nhiều kỹ thuật điều trị khác. Nó tập trung vào mối quan hệ trị liệu giữa nhà trị liệu và thân chủ, mục tiêu để cải thiện hoạt động hàng ngày và đạt được cái nhìn sâu sắc về sự thay đổi dựa trên sự hiểu biết và tái thiết kế những kinh nghiệm đầu đời.

Một phần chính của liệu pháp giản đồ là “tự làm cha mẹ,” trong đó thân chủ bày tỏ những nhu thời thơ ấu, học cách phát triển và tiếp nhận tiếng nói lành mạnh khi hình dung mình là cha mẹ của chính mình.

* Những khái niệm chính của liệu pháp giản đồ

Trong liệu pháp giản đồ, thân chủ sẽ học về bốn khái niệm chính:

  • Cách những giản đồ sai lệch là những khuôn mẫu được lặp đi lặp lại trong đời sống như thế nào. Những khuôn mẫu ấy được chia thành năm lĩnh vực: sự chia tách và sự từ chối, suy giảm quyền tự chủ và hiệu suất làm việc, suy giảm các giới hạn, trách nhiệm và tiêu chuẩn thừa thãi, sự đề phòng quá mức và ức chế xã hội.

  • Những cách ứng phó nào họ đã được học khi còn nhỏ (ví dụ như: chạy trốn, chống trả lại).

  • Những chế độ giản đồ nào đang được sử dụng và chúng không có ích như thế nào (ví dụ: sự trốn tránh, thờ ơ, sự tuân thủ và sự trừng phạt).

  • Làm thế nào để phát triển các phương thức đối phó lành mạnh theo cách trưởng thành và đáp ứng các nhu cầu cảm xúc cốt lõi.

  1. Thuốc

Mặc dù hiện tại không có thuốc được phê chuẩn để điều trị chứng rối loạn nhân cách né tránh (AVPD), nhưng nếu một người mắc AVPD và các chứng rối loạn khác như trầm cảm hay lo âu, thuốc có thể được kê đơn để giúp giảm những triệu chứng ấy.

Chẳng hạn như, thuốc chống trầm cảm có thể giúp ích cho việc cải thiện tâm trạng và hội chứng không niềm vui (anhedonia), giảm các triệu chứng lo âu, và đồng thời giảm độ nhạy cảm với sự từ chối.

Ứng Phó

Một trong những bước đầu để cải thiện chất lượng của cuộc sống là nhận biết những dấu hiệu. Bằng cách hiểu những triệu chứng riêng biệt của bạn, bạn sẽ có thể làm việc dễ hơn với nhà trị liệu của mình để tìm ra các cách điều trị.

Hãy cân nhắc mời bạn bè và người thân trong gia đình đến buổi trị liệu của bạn, để họ có thể hiểu rõ hơn những gì bạn đang phải trải qua và tìm cách giúp đỡ bạn.

Tự chăm sóc bản thân cũng là một điều cần thiết, bao gồm tìm kiếm những cách ứng phó lành mạnh thay vì sử dụng những chất ma tuý hay rượu, hút thuốc, ăn uống vô độ, hay có ý định tự tử khi bạn gặp khó khăn.

Lời Kết

Nếu bạn nghĩ ai đó bạn quen đang phải sống với những triệu chứng của rối loạn nhân cách né tránh (AVPD), hãy khuyến khích người đó tìm đến những sự trợ giúp. Nếu không có phương pháp điều trị chuyên nghiệp như trị liệu tâm lý, các triệu chứng và những tác động liên quan của chúng tới những mối quan hệ sẽ không được cải thiện.

Nguồn: What Is Avoidant Personality Disorder (AVPD)? – Verywell Mind

Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.

Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt – Pháp:

LGDunvVaaiWGCJQNlx11rlCcRL0TR98dF9nCRglLn-InfjKh5mph_DMfElqfRkOcqpFbOd04d4xgGfyP0PrO-QAkyvPE5BRPBR3sUh1RxwrNArW04Yno8EcgKrQ0w6nVItC46OXppIWYsiKGqQW_nT8_Ob2e3qxH8n5EP-rpWoAhc7vD6LOvOH_xcaoKkDmead_7-2pbM5ck0CJIOtVoekS_sjXBNCbDRxRH6UDALRJg7uQ3rlmFQMw8Vio0IWJ5cDHSxoFgM_cyV_eRKlcEGamezGRC-UYEiTMuEPU2geKRop7K0KY_4BdN9fHzwFHj8Mcs66_MI_WRLyJTGIZJsPe8DHXWrqvbm-nQFSYoqpW0LSxsUryyUSMc6lhLzqH_2KnYH0yLCbylTfBNqd7oxdRbAymdYa-sKY2DYJgsWQ4veD882EcUF46OJw5R_SwFOtSNMOCtai98GE23fuUI7LS8kn1Pcruu-3mBfKAs4oBbq3a1eElL4fM-Nc5o6d2OIwDL7z8YGPuJeNWmLXbVlPoAP6EETs7tHQatwtpH-by9mkBEEPnOwC7QNW8bomwDBsARSdwyzFlhWM7RiekjJR7rKUmqGmSFtJRb2TKIlM182aQpqnw8B0kBYk1d8N26K-8RBYASDr0Sp9DE-Fc3cdMu5os1imnAhPFuHmke