Rắn lục xanh có thể xem là một trong những loài rắn có số lượng rất lớn được tìm thấy ở nước ta cũng như trên thế giới hiện nay. Vậy loài này có độc không? Bị rắn lục xanh cắn có sao không? Xử lý vết cắn của rắn lục xanh thế nào hiệu quả? Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.
1. Tìm hiểu về loài rắn lục xanh
Rắn lục xanh là một loài rắn độc thuộc họ Crotalinae và chúng được phát hiện lần đầu vào năm 1925. Hiện nay loài rắn lục xanh phân bố rộng rãi trên toàn thế giới, tuy nhiên số lượng lớn chúng được tìm thấy tại Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam.
Hiện nay, loài rắn lục xanh thường được tìm thấy tại những khu vườn cà phê rộng lớn ở các tỉnh thành Tây Nguyên, hoặc trên các tụ tiêu. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác người dân có thể sử dụng thuốc trừ sâu khiến loài rắn này dần di chuyển đến các khu rừng lẫn bụi rậm xung quanh để sinh sống.
1.1. Đặc điểm của loài rắn lục xanh
Một điều khá dễ nhận biết của loài rắn lục xanh đó là toàn thân của chúng được bao phủ bởi một màu xanh lá cây khá nổi bật. Rắn lục xanh có kích thước không quá to cũng không quá dài, một con trưởng thành có thể đạt được độ dài từ 40-50cm. Ngoài ra một màu xanh, thì loài rắn này còn có những đường màu đen, trắng chạy dọc theo những lớp vảy của chúng.
Một điều khá đặc biệt của loài rắn lục xanh là chúng có cái một khá to, với hình to như một hình tam giác, phình to ở mang tai và nhọn dần vào mỏ. Chúng có một đôi mắt khá nhiều màu, có thể là màu đỏ, màu vàng hoặc màu nâu. Ngoài ra, khi trưởng thành, thì roài rắn lục xanh sẽ dần chuyển sang màu hơi ngả vàng ở phần bụng dưới.
1.2. Tập tính săn mồi của rắn lục xanh
Rắn lục xanh chủ yếu sinh hoạt và kiếm thức ăn vào ban đêm, bởi vào ban ngày dưới ánh sáng mặt trời thì thị lực của loài rắn này rất kém, có thể là không thấy gì? Do đó, chúng là một loài rắn hoạt động về đêm.
Thức ăn của chúng đa số là các loại động vật nhỏ khác, có thể là ếch, nhái, chim nhỏ, trứng, thằn lằn hay các loài rắn nhỏ khác. Ngoài ra, đôi khi chúng được phát hiện bò vào nhà của người dân để bắt thằn lằn hoặc tránh nắng.
1.3. Rắn lục xanh đẻ trứng hay đẻ con?
Đa số các loài rắn hiện nay thường là đẻ trứng, tuy nhiên loài rắn lục xanh lại là một loài đẻ con. Chúng khá khác biệt với các loài rắn khác hiện nay. Những loài rắn đẻ con hiện nay khá ít như: Rắn biến, rắn bông súng, rắn râu, rắn lục mép trắng…
Thông thường, mỗi năm loài rắn lục xanh sẽ để từ 1-2 lứa và mỗi lứa từ 2-5 con. Mùa sinh sản của loài rắn thường rơi vào mùa xuân, mùa mưa bởi lúc này lượng thức ăn sẽ dồi dào và giúp quá trình phát triển của rắn hiệu quả hơn. Con non sau khi được sinh ra sẽ phải tự sinh tồn và phát triển mà không có sự chăm sóc hay bảo vệ từ mẹ.
Đọc thêm: Rắn giun có độc không?
2. Rắn lục xanh có độc không?
Vấn đề rắn lục xanh có độc không là thắc mắc của nhiều người hiện nay. Và câu trả lời là Rắn lục xanh là một trong những loài rắn có nọc độc và nọc độc của chúng thuộc dạng rất mạnh. Nọc độc của rắn lúc xanh chứa độc tố Hemotoxin rất mạnh và có khả năng giết người nếu không được điều trị kịp thời.
Lượng nọc độc của rắn lục xanh sẽ giảm đều từ sáng sớm đến chiều tối. Vào buổi sáng, nọc độc của rắn sẽ mạnh nhất và đêm khuya thì lượng nọc độc giảm xuống. Tuy là một loài rắn độc, thế nhưng hiện nay số lượng ca tử vong do rắn lục xanh cắn là khá thấp.
3. Bị rắn lục xanh cắn có sao không?
Rắn lục xanh là một loài rắn có độc, thế nên khi bị chúng cắn thì chắc chắn là người bệnh sẽ gặp một số phản ứng không mong muốn. Cụ thể:
+ Khi bị rắn lục xanh cắn, vết thương sẽ vô cùng đau đớn và nhanh chóng sưng phồng lên và hoại tử nếu không được xử lý kịp thời. + Đồng thời, những phần thịt da xung quanh vết thương nhanh chóng sẽ bị nọc độc xâm nhập, chết đi và biến thành màu đen khá rõ. + Kích thước vết thương bị hoại tử sẽ phụ thuộc vào độ sâu vết cắn và lượng nọc độc mà rắn tiêm vào khi cắn, những con lớn sẽ có lượng nọc động rất lớn. + Và nếu không được xử lý hoặc chủ quan không xử lý thì người bệnh rất có nguy cơ bị tử vong, khi mà nọc độc xâm nhập lên hệ tuần hoàn và não bộ. + Tuy nhiên, hiện nay số lượng người bị rắn lục xanh giết là khá thấp, bởi chỉ cần biết cần xử lý vết thương bằng cách dùng gạc lau sạch và loại bỏ nọc độc ra ngoài là quá trình điều trị sẽ đạt hiệu quả cao. + Cùng với đó, hiện nay huyết thanh điều trị có tác dụng khá dài, sau hơn 4 tiếng bị cắn nên có khá nhiều thời gian để người bệnh tiến hành cấp cứu và xử lý độc rắn.
4. Điều trị rắn lục xanh cắn thế nào?
Khi bị rắn lục xanh cắn, thì đầu tiên người bệnh không được hoảng loạn, cần giữ bình tĩnh để tránh máu chứa nọc độc chảy dồn về tim quá nhanh. Lúc này cần sơ cứu và garo phần trên của vết cắn, nếu không thể garo thì nên tìm cách đến cơ sở y tế càng nhanh càng tốt.
+ Lúc này sẽ được nặn máu, rửa sạch vết thương bằng xà phòng + Người bệnh sẽ được đảm bảo an toàn hiệu hô hấp lẫn tuần hoàn máu + Không rạch vết thương để hút máu hay băng ép + Thực hiện tiêm SAT, truyền dịch, lợi tiểu để tránh suy thận + Dùng ngay huyết thanh kháng độc nêu người bệnh có triệu chứng nặng, ngưng chảy máu…
Ngoài ra, các bạn cần có phương pháp đề phòng rắn cắn nếu đi làm hay đi rằng bằng cách mặc áo quần dày, mang ủng, giày, bao tay, bịt khẩu trang và đội mũ rộng vành. Như vậy thì sẽ giúp hạn chế được khả năng bị rắn tấn công khi không may chạm vào chúng.
Như vậy, trên đây Trại Chó Mèo đã chia sẻ đến các bạn loài rắn lục xanh. Cũng như giúp các bạn giải đáp thắc mắc rắn lục xanh có độc không? Bị rắn lục xanh cắn có sao không? một cách chi tiết và hiệu quả. Nếu còn thắc mắc, vui lòng để lại ở phần bình luận chúng tôi sẽ giải đáp một cách sớm nhất.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!