Có rất nhiều các bạn học sinh giỏi Hóa lớp 12 chia sẻ nhiều kinh nghiệm bổ ích trong quá trình học bộ môn này của bản thân. Và một điểm chung dễ nhận thấy ở trong các em đó chính là phương pháp học Hóa một cách có hệ thống, có khoa học. Vậy phương pháp học đó như thế nào? Cụ thể như sau:
1. Đối với phần lý thuyết môn Hóa học lớp 12
Trong chương trình Hóa lớp 12 chúng ta đã biết nó được chia làm 2 phần rõ rệt là hóa vô cơ và hóa hữu cơ. Phần này cũng được đánh giá khó và phức tạp gây ra nhiều trở ngại cho học sinh. Ở phần này để nắm vững khái niệm, định nghĩa, định luật thì học sinh có thể học bằng cách:
- Quan sát các thí nghiệm cùng các hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống để ghi nhớ sâu sắc bởi lý thuyết hóa học rất gần với thực tế.
- Xử lý thông tin: học sinh nên tự làm các thí nghiệm hóa học để từ đó tự nghiệm ra kết luận và những nhận xét quan trọng cho chính mình.
- Ghi nhớ có chọn lọc và logic: Hóa học là một bộ môn không thể học vẹt mà phải học hiểu mới có thể nắm vững kiến thức. Vì thế mà trong khi nghe giảng học sinh hãy ghi nhớ những phần trọng tâm nhất, không học lan man vô ích.
Ví dụ: học sinh chỉ cần học thuộc công thức tổng quát của mọi dãy đồng đẳng Hydrocacbon CnH2n+2-2k và 5 công thức tổng quát từ đó có thể suy ra được tất cả mọi công thức phân tử của mọi loại hợp chất hữu cơ. Sau đó các em có từ công thức phân tử tổng quát mà viết và cân bằng các phương trình phản ứng cháy một cách nhanh chóng, đơn giản.
2. Đối với phần bài tập môn Hóa học lớp 12
Bài tập Hóa là phần cốt lõi để vận dụng kiến thức đã học vào giải đề, vì thế mà nó là một phần không thể thiếu trong tất cả các kì thi Hóa học. Các dạng bài tập của Hóa học lớp 12 rất đa dạng và “khó nhằn” nhưng chỉ cần biết cách giải quyết thì mọi vấn đề đều trở nên rất đơn giản.
- Học thuộc các tên gọi, lý tính, điều chế kết hợp với cấu tạo, hóa tính của các chất và chú ý đến hiện tượng Hóa học xảy ra.
- Viết phương trình phản ứng: phần này phải biết được phần hóa tính của chất đó, xem loại hợp chất đó có thể tác dụng được với chất nào.
Ví dụ: viết phương trình phản ứng sắt III chorua tương tác với kalihidroxit?
PTHH: FeCl3 + 3 KOH – > Fe(OH)3 + 3KCl
- Nhận biết các hóa chất: những dạng bài tập kiểu này yêu cầu học sinh cần nằm được thuốc thử cần dùng, dấu hiệu và viết ra phương trình phản ứng đi kèm với dấu hiệu đó.
- Các chuỗi phản ứng: dạng này cần biết cả hóa tính lẫn điều chế, sự thay đổi mạch cacbon, mối quan hệ giữa các chất,..kết hợp điều kiện phản ứng, từ đó suy ra công thức các chất, cân bằng và ghi rõ điều kiện (nếu có) trong quá trình giải bài.
- Giải thích, chứng minh hiện tượng: đối với câu hỏi dạng này cần phải viết được phản ứng xảy ra ở từng giai đoạn, chú ý sự bay hơi, kết tủa, màu sắc, mùi vị…
3. Cách làm bài thi môn Hóa học lớp 12
Để đạt được điểm cao trong kì thi Hóa, học sinh cũng cần biết các kỹ năng tính toán vừa nhanh gọn và chính xác:
- Liệt kê các dữ kiện đề bài đã cho: các số liệu, mối quan hệ giữa các chất phản ứng, điều kiện để xảy ra phản ứng,…
- Viết tất cả các phương trình phản ứng: các em nên viết theo thứ tự, nhớ cân bằng và ghi điều kiện nếu có,
- Đặt ẩn số cần tìm: thường đặt số mol hay đặt công thức chung
- Sử dụng thủ thuật tính toán như ghép ẩn,.., áp dụng định luật cơ bản trong Hóa để giải quyết vấn đề.
Trên đây là cách học lý thuyết và làm bài tập Hóa học lớp 12 có hệ thống cùng với bí quyết giải bài thi Hóa nhanh chóng mà học sinh nên biết. Để rút kinh nghiệm cũng như hiểu rõ được phương pháp học giỏi Hóa lớp 12 một cách có hệ thống, áp dụng vào quá trình học của bản thân.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!