Tuy không phải là thành phần cấu tạo nên tế bào thực vật nhưng Kali là một trong những nguyên tố đa lượng cần thiết cung cấp cho cây trồng trong giai đoạn trưởng thành và ra hoa, kết trái.
Trong tự nhiên Kali xuất hiện nhiều trong đất phù sa được bồi đắp, nước ngầm, nước tưới. Trong đất có nhiều Kali đủ để cây sinh trưởng bình thường, chỉ ở đất bạc màu, đất xám đất thịt nhẹ mới nghèo Kali không đủ cung cấp cho cây do đó bà con thường thờ ơ việc bón phân Kali cho cây trồng dù cây trồng thường cần khối lượng K lớn hơn N.
Vậy phân bón Kali là gì, vai trò, cách dùng sao cho hiệu quả sẽ được GLaw giới thiệu chi tiết dưới đây
1. Phân kali là gì?
Phân kali là nhóm phân bón cung cấp chất dinh dưỡng kali cho cây, cung cấp nguyên tố kali dưới dạng ion K+. Nhóm phân kali đều là phân chua sinh lý, dễ hòa tan trong nước, có hệ số sử dụng dinh dưỡng cao (60-70%).
Khác với phân đạm và lân, tỷ lệ kali trong hạt thấp hơn tỷ lệ trong thân và lá. Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá dựa trên tỷ lệ % khối lượng K2O tương ứng với lượng K có trong thành phần của nó.
Trong thân lá lúa, tỷ lệ K2O dao động khoảng 0.60 – 1.50%, trong khi đó ở hạt gạo tỷ lệ này biến động khoảng 0.30 – 0.45%. Ở cây thuốc lá tỷ lệ K20 trong lá đặc biệt cao lên đến 4.5 – 5.0% theo chất khô.
2. Vai trò của kali đối với cây trông
-
Giúp nâng cao năng suất chất lượng cây trồng nhờ vào việc hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng, đồng hóa các chất dinh dưỡng.
-
Nhanh chóng chuyển hóa đạm thành protein, giảm tác hại của việc bón phân nhiều đạm nhờ vào quá trình thúc đẩy tổng hợp đạm trong cây.
-
Tăng khả năng chống hạn cho cây trồng, giúp cây giữ nước tốt hơn nhờ tăng cường hydrat hóa các cấu trúc keo của huyết tương và nâng cao khả năng phát tán của chúng.
-
Điều tiết các hoạt động sống của cây trồng nhờ vào các tính chất hóa keo, hóa lý của tế bào.
-
Tham gia vào tổng hợp đường, tinh bột, protein và quá trình quang hợp giúp tăng năng suất cây trồng.
-
Phân kali giúp tăng khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng của rễ cây.
-
Trong điều kiện ít nắng phân kali còn tăng khả năng sử dụng ánh sáng cho cây trồng.
-
Nhờ năng lực thẩm thấu của tế bào giúp tăng cường sức chịu rét và chống chọi qua mùa đông.
-
Tăng cường khả năng chống chịu cho cây trồng trước các điều kiện môi trường bất lợi như hạn, rét, úng, sâu bệnh,… Và khả năng chống chọi trước nấm bệnh.
-
Đối với từng loại cây Kali lại mang vai trò riêng biệt
-
Đối với rau ăn lá: Giảm tỷ lệ thối nhũn và hàm lượng nitrat, tăng chất lượng rau quả.
-
Cây ăn quả: Giảm tỷ lệ rụng, tăng quá trình phân hóa mẩm non, tỷ lệ đậu quả. Tích lũy vitamin, đường giúp màu sắc quả đẹp hơn, hương vị quả thơm hơn, bảo quản nông sản tốt hơn.
-
Cây công nghiệp ngắn ngày: Tăng năng suất khả năng chống chọi với sâu bệnh.
-
3. Biểu hiện cây trồng khi thiếu kali
-
Thường biểu hiện trên các lá già bằng những vệt cháy màu nâu đen, từ chóp là và dọc 2 bên rìa lá. Sau đó các vết cháy lan dọc thành sọc dọc hai bên gần chính, lá già rụng sớm. Nếu thiếu trầm trọng kali sẽ làm quả rụng nhiều, cành mảnh khảng dễ bị khô và chết.
-
Dễ bị thối rễ, phát triển còi cọc, thân yếu, dễ bị đổ ngã. Khả năng chống chịu trước sâu bệnh và thời tiết kém.
-
Biểu hiện rất rõ của cây trồng khi thiếu kali chính là lá hẹp ngắn, dễ héo rũ và khô, xuất hiện các chấm đỏ.
-
Đối với hạt giống làm giảm sức sống và tỷ lệ nảy mầm.
-
Ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất của cây trồng, tăng chi phí đường cho quá trình hấp thụ, gây suy yếu hoạt động của các men.
-
Đối với cây bắp khi thiếu kali sẽ làm cây đốt ngắn, lá có gợn sóng, mép lá nhạt dần sau chuyển màu huyết dụ.
-
Đối với cây lúa bị thiếu kali sẽ khiến cây sinh trưởng kém, chín sớm, trổ sớm, nhiều hạt lép lửng, mép lá về phía ngọn bị biến vàng.
4. Cây trồng bị ảnh hưởng như thế nào nếu sử dụng phân bón kali quá nhiều?
-
Việc sử dụng phân bón kali quá nhiều không gây tác hại rõ rệt như việc bón dư đạm. Rễ cây sẽ bị ảnh hưởng xấu, teo rễ, quá trình hấp thụ nước của cây trồng bị kiềm hãm, ức chế quá trình hấp thụ đạm nếu cứ tiếp tục duy trì tình trạng bón phân quá mức trong thời gian dài.
-
Dư thừa kali gây nên tình trạng đối kháng ion, khiến cây trồng không hút được các chất dinh dưỡng khác như: Magie, Nitrat,…
-
Dư thừa kali ở mức cao sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu của môi trường đất, cản trở việc hút nước và các chất dinh dưỡng.
-
Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng khi sử dụng nông sản có chứa nhiều kali trong thời gian dài, đặc biệt đối với những người bị bệnh về thận và tim mạch.
5. Kỹ thuật bón phân kali cho cây trồng để đạt hiệu quả cao:
Xác định cách bón phân hiệu quả cần dựa trên các yếu tố: loại giống cây trồng, đặc điểm của đất, thời kỳ sinh trưởng, mức độ canh tác, lượng K và đặc tính hút K/ngày của cây trông.
a. Giống cây trồng:
-
Bón phân với nồng độ Kali cao đối với nhóm cây mấn cảm với Clo như cây họ đậu, khoai tây
-
Có thể bón lượng Kali cao đối với nhóm cây lấy sợi như: dưa chuột, bông lanh, đay…
-
Cây lấy hạt và đồng cỏ: thích hợp với phân kali có nồng độ Kali ở mức trung bình.
-
Cây lấy củ: củ cải, củ cải đường,… nên bón phân kali có chứa 1 chút nitrat. Cây lấy củ và quả cần nhiều Kali.
b. Thời kỳ sinh trưởng ở cây trồng
Nhu cầu Kali cần trong suốt mùa vụ và đặc biệt tăng cao vào thời kỳ tăng trưởng và ra hoa, kết trái.
c. Các yếu tố khác:
Khi bón tăng đạm thì cần bón tăng Kali, do đạm và Kali có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cần tăng các vi chất P, S, Zn nếu muốn tăng hiệu quả khi sử dụng Kali.
* Một số lưu ý khi bón phân kali:
-
Để hạn chế bị rửa trôi cần chia ra làm nhiều lần khi bón. Không nên bón tập trung 1 lần vào thời điểm mới gieo trồng hay chỉ bón vào giai đoạn tăng trưởng, ra hoa, kết trái.
-
Có thể bón lót phân kali bằng cách trộn vào đất. Hay bón thúc bằng cách vào thời điểm cây ra hoa, kết quả, tạo củ phun dung dịch phân bón lên lá.
-
Nên kết hợp thêm nhiều loại phân bón khác khi bón phân kali để tăng năng suất cây trồng.
Với những chia sẻ từ bài viết này hy vọng sẽ mang lại những thông tin bổ ích trong việc chăm sóc cây trồng, cách bón phân kali sao cho hiệu quả.
Ngoài ra, công ty Luật Glaw Vietnam chuyên tư vấn thủ tục nhập khẩu phân bón. Các cá nhân hoặc doanh nghiệp đang có nhu cầu nhập khẩu phân bón hoặc muốn tìm hiểu thêm về thủ tục có thể liên hệ Hotline: 0945.929.727 hoặc email: [email protected]
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!