Ớt chuông kỵ gì? Tác dụng của ớt chuông

Ớt chuông kỵ gì? Theo như tìm hiểu của Yoga trị liệu Nguyệt Lâm thì ớt chuông có màu sắc rực rỡ, bắt mắt cùng hương vị giòn ngọt và nguồn vitamin dồi dào, các loại ớt chuông đã trở thành nguyên liệu rau quả độc đáo cho các món xào, món kho, salad hay thậm chí là nước ép.

Mặc dù có nhiều ưu điểm như vậy, song nếu chúng ta kết hợp ớt chuông với một số thực phẩm tối kỵ sẽ dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Vậy ớt chuông kỵ với các thực phẩm gồm:

  • Ớt chuông kỵ với hạt hướng dương.
  • Ớt chuông kỵ với mùi tây.
  • Ớt chuông kỵ với dưa chuột.
  • Ớt chuông kỵ với rượi.

Tuy nhiên, để hiểu Ớt chuông kỵ gì? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Yoga trị liệu Nguyệt Lâm nhé!

Ớt chuông kỵ với gì?

Ớt chuông kỵ với hạt hướng dương

Khi chất sắt trong ớt ngọt gặp vitamin E trong hạt hướng dương sẽ cản trở quá trình hấp thụ vitamin E, do vậy không nên chế biến hoặc ăn lẫn cả hai thứ đó.

Ớt chuông kỵ với hạt hướng dương
Ớt chuông kỵ với hạt hướng dương

Ớt chuông kỵ với mùi tây

trong rau mùi có chứa chất xúc tác của vitamin c, do đó khi ăn rau mùi với ớt ngọt, vitamin c có trong ớt ngọt nhanh chóng bị oxi hóa, như vậy sẽ mất đi giá trị dinh dưỡng có trong ớt ngọt…

Ớt chuông kỵ với dưa chuột

Ớt chuông rất giàu vitamin, dùng thường xuyên có thể bổ sung đầy đủ vitamin cho cơ thể con người. Tuy nhiên men phân hủy vitamin có trong dưa chuột sẽ phân hủy vitamin trong ớt chuông. Khi ăn vào sẽ giảm đi rất nhiều mức độ dinh dưỡng.

Ớt chuông kỵ với rượi

Không nên kết hợp ớt chuông với rượu. Những chất độc hại do rượu trắng và ớt chuông tạo ra khiến nhiều người không ngờ tới. Có hơn 30 loại chất độc có thể sản sinh ra và chúng đều có hại cho cơ thể, là chất gây ung thư. Vì vậy không nên ăn ớt chuông khi uống rượu.

Ớt chuông kỵ với rượi
Ớt chuông kỵ với rượi

Ớt chuông là gì?

Định nghĩa

Ớt chuông, là quả của một nhóm cây trồng loài caspicum annuum, họ cà (tên khoa học: solanaceae). Được gọi là ớt ngọt sở dĩ vì đây là một loại ớt ít cay do không tạo ra capsaicin (chất tạo vị cay khi ăn ớt).

Còn có tên gọi khác là ớt ngọt. Tên gọi này là do hình dáng bên ngoài của ớt giống quả chuông. Ngoài ra, ớt còn có độ cay ít hơn đáng kể so với các loại khác trong họ như ớt hiểm, ớt sừng trâu, ớt xiêm xanh… Đây là giống ớt không hoặc tạo rất ít capsaicin. Việc thiếu capsaicin là do tính lặn của gen mà qua đó làm mất đi capsaicin.

Về mặt thực vật học, ớt chuông là trái cây, nhưng thường được xem là rau quả trong nấu nướng.

Mô tả cây

Capsicum annuum là loại cây bụi có thân mọc thẳng.

Lá màu xanh hình mũi mác. Lông ở thân và mặt trên của lá.

Hoa có màu trắng, nhị vàng hoặc xanh lục, có 5-7 cánh hoa.

Quả nang, khi chín có màu sắc (xanh, vàng, cam, đỏ, hiếm hơn là nâu, trắng, tím… tùy giống) và kích thước khác nhau. Vỏ quả dày và giòn, chia thành từ 3- 5 thùy.

Sự khác biệt về màu sắc của ớt tùy thuộc vào độ chín của nó. Chủ yếu liên quan đến diệp lục và carotenoid điển hình của lục lạp. Quả chưa chín có màu xanh lục. Loại chín và ngọt nhất là ớt chuông đỏ.Ớt xanh ít ngọt và hơi đắng hơn so với ớt vàng, cam và đỏ.

Mô tả cây
Mô tả cây

Vị của ớt chín cũng đa dạng tùy điều kiện trồng và bảo quản sau khi thu hoạch. Khi để chín hẳn trên cây ngoài nắng sẽ thu được quả ngọt nhất. Khi thu hoạch lúc quả còn xanh hay để tự chín thì ít ngọt hơn.

Giống cây, thời điểm thu hoạch là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến màu sắc và mùi vị của ớt

Phân bố, sinh thái

Ớt chuông có nguồn gốc từ lục địa châu Mỹ, được đưa đến châu Âu vào thế kỷ XVI. Ngày nay được trồng phổ biến ở nhiều nước: Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ, Ý, Mexico, Malaysia, Hungary.

Ở Việt Nam, chúng được trồng nhiều ở Đà Lạt nên còn được gọi là ớt Đà Lạt.

Thành phần dinh dưỡng của ớt chuông

Ớt chuông đỏ và xanh rất giàu vitamin C, vitamin A vitamin B6, axit folic và kali. Trong 100 gam ớt chuông thì

  • Nước: 92,2%.
  • Protein: 0,9 gam.
  • chất béo: 0,2 gam.
  • Carbohydrate: 6,4 gam.
  • Calo 113,0 kilojoules.

Hàm lượng chất dinh dưỡng của ớt chuông sống và nấu chín gần như giống nhau. Tỷ lệ chất dinh dưỡng của các loại ớt chuông sẽ có sự khác nhau.

Thành phần dinh dưỡng của ớt chuông
Thành phần dinh dưỡng của ớt chuông

Tác dụng của ớt chuông

Tăng cường thị lực

Zeaxanthin và lutein là các những sắc tố carotenoid giúp bảo vệ điểm vàng của mắt tránh khỏi tác hại từ ánh sáng xanh, qua đó thị lực được cải thiện cũng như chống lại những phản ứng oxy hóa gây tổn thương cho võng mạc mắt.

Trong ớt chuông cam, đỏ và đặc biệt là xanh chứa nhiều zeaxanthin. Do đó, các chuyên gia khuyến khích mỗi ngày con người nên hấp thụ 2 mg zeaxanthin.

Đồng thời, ớt chuông đỏ bổ sung khoảng 75% nhu cầu về vitamin A cần thiết cho cơ thể trong việc tăng cường thị lực, giảm mỏi mắt và cải thiện thị lực cấp tính..

Phòng ngừa thiếu máu

Những mô của các tế bào trong cơ thể sẽ không được cung cấp đủ lượng oxy nếu bị thiếu máu, dẫn đến dễ chống mặt, hoa mắt, ù tai, nhợt nhạt, xanh xao. Nghiêm trọng hơn là mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, tim đập nhanh. Ớt chuông rất phong phú chất sắt mang đến khả năng cải thiện tình trạng thiếu máu vì thiếu sắt.

Phòng ngừa thiếu máu
Phòng ngừa thiếu máu

Ớt chuông rất giàu vitamin C, B6 và folate, vốn là các chất dinh dưỡng, chống oxy hóa mạnh và giúp ruột tăng khả năng hấp thụ sắt mà cơ thể cần để hồi phục tình trạng thiếu máu.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư

Những chất oxy hóa mạnh trong ớt chuông sẽ trung hòa cũng như ngăn chặn sự tác động của những gốc tự do làm tổn thương tế bào trong cơ thể, giảm cholesterol xấu trong máu. Nhờ đó, hạn chế nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường type 2, tim mạch, đột quỵ.

Theo nghiên cứu từ Đại học Urmia, flavonoid và phenol trong ớt chuông đỏ khi gặp nhiệt độ 35oC sẽ có tác dụng khả năng khử những gốc hydro peroxide tự do gây nên bệnh tim vì thiếu máu cục bộ.

Mặt khác, lượng phytonutrients dồi dào trong ớt chuông sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tốt cho người bệnh cao huyết áp. Giúp giảm viêm, thải độc, tăng khả năng miễn dịch cùng sự trao đổi chất của những hormone. Giảm thở gấp và thư giãn đường hô hấp cho bệnh nhân hen suyễn để giảm thiểu mức độ cùng số lần phát bệnh.

Cân bằng tâm trạng và ngủ ngon

Tác dụng của ớt chuông còn trong cả giấc ngủ. Nhờ sự kết hợp của vitamin B6 và magie, ớt chuông giúp làm giảm căng thẳng thần kinh và lo lắng, tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

Vitamin B6 góp phần vào trong quá trình sản sinh melatonin để chất lượng giấc ngủ tốt hơn, hỗ trợ cân bằng “đồng hồ sinh học” của cơ thể. Đối với phụ nữ, ớt chuông còn có tác dụng làm giảm những triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau nhức, mệt mỏi, tâm trạng thất thường.

Kích thích tiêu hóa và hỗ trợ giảm cân

Trong ớt chuông không chứa cholesterol, ít chất béo và calorie, đồng thời có khả năng sinh nhiệt và tăng tốc độ trao đổi chất trong cơ thể nên sẽ giúp bạn đốt cháy được nhiều calorie để giảm cân hơn.

Thêm vào đó, không như những loại ớt khác chứa capsaicin gây nóng trong người và chỉ sinh nhiệt lượng ở mức thích hợp để tăng cường trao đổi chất, nên ớt chương không gây tăng nhịp tim hoặc huyết áp. Lượng chất xơ dồi dào thúc đẩy nhu động ruột, kích thích tiêu hóa, bảo vệ ruột khỏi những vi khuẩn có hại, chống nguy cơ ung thư ruột kết, qua đó điều trị hội chứng ruột kích thích và táo bón.

Kích thích tiêu hóa và hỗ trợ giảm cân
Kích thích tiêu hóa và hỗ trợ giảm cân

Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients vào năm 2014 cho biết, ăn nhiều các loại quả giàu carotene như ớt chuông có thể hạn chế nguy cơ ung khoang miệng, ung thư vòm họng, ung thư phổi (đối với người không dùng thuốc lá), ung thư tuyến tiền liệt.

Tóc mau dài, chắc khỏe và giảm rụng

Thường xuyên ăn ớt chương sẽ kích thích lưu thông máu trên da đầu được tốt hơn để tóc mau mọc dài một cách tự nhiên. Mặt khác, ớt chuông sẽ tăng cường collagen để tóc được chắc khỏe, bảo vệ những nang tóc khỏi tác hại của di-hydrotestosterone (DHT), giảm gãy rụng.

Tăng độ đàn hồi và làm sáng da

Nếu bạn thắc mắc nước ép ớt chuông có tác dụng gì trong việc làm đẹp, thì đáp án đó chính là tốt cho làn da. Ớt chuông chứa phong phú vitamin cùng khoáng chất và có đặc tính oxy hóa mạnh mẽ, nên có thể chống lại nguyên nhân gây lão hóa da là những gốc tự do.

Vitamin C thúc đẩy collagen hình thành để làn da được khỏe mạnh và săn chắc trước những tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài. Phytonutrients hỗ trợ điều trị hiệu quả vết thâm, phát ban, mụn trứng cá cùng những bệnh nhiễm trùng da khác.

Ớt chuông nên kết hợp với một số loại thực phẩm

Cải thảo: Món cải trắng và ớt ngọt có tác dụng kích thích dạ dày hoạt động hiệu quả hơn, do đó rất có lợi cho hệ tiêu hóa.

Thịt gà: Sự kết hợp của cả hai có thể ngăn ngừa xơ cứng động mạch, loại bỏ mệt mỏi, giảm căng thẳng và duy trì sức khỏe của tóc, da và móng tay.

Mực: Mực không dễ tiêu, ớt chuông rất giàu chất dinh dưỡng mà mực còn thiếu, lại chứa nhiều chất xơ có tác dụng cân bằng dinh dưỡng, giúp tiêu hóa tốt.

Bông cải xanh: Ớt chuông và bông cải xanh đều chứa vitamin A và vitamin C. Kết hợp cả hai loại này với mức tiêu thụ vừa phải có thể cải thiện tình trạng khô da và thô ráp.

Thịt bò: Thịt bò có tác dụng tăng cường sinh lực cho lá lách và dạ dày. Chất capsaicin trong ớt ngọt có thể cải thiện sự thèm ăn và thúc đẩy tiêu hóa. Sự kết hợp của hai chất này có lợi cho sức khỏe dạ dày ở bệnh nhân tiểu đường.

Rau muống: Hai thứ ăn cùng nhau, vị ngọt thanh mát, giàu vitamin và khoáng chất, còn có tác dụng hạ huyết áp, giải độc, tiêu sưng.

Ai không nên ăn ớt chuông?

Người có hệ tiêu hóa nhạy cảm, yếu hoặc mắc bệnh về đường ruột thì không nên dùng ớt chuông sống.

Bệnh nhân bị trĩ, viêm loét dạ dày, viêm thực quản không ăn ớt chuông.

Người có khả năng loãng xương cũng không nên ăn ớt chuông để tránh làm viêm xương và tạo thành loãng xương. Nếu ăn thì cần gọt vỏ, làm sạch, nấu chín và ăn với lượng vừa phải để dễ dàng tiêu hóa hơn.

Ai không nên ăn ớt chuông?
Ai không nên ăn ớt chuông?

Những bệnh nhân mắc bệnh về mắt nên ăn ít hoặc không nên ăn.

Những người bị sốt, thiếu âm, cao huyết áp, lao phổi nên thận trọng khi ăn ớt chuông.

Ớt chuông ăn sống được không?

Theo như các chuyên gia về dinh dưỡng thì ớt chuông ăn sống hay nấu chín đều được! Với đặc tính là nguồn cung cấp dồi dào các nhóm Vitamin cho cơ thể, ớt chuông còn được liệt kê vào trong nhóm rau củ có chứa nhiều hàm lượng chất chống oxy hóa.

Chính vì lẽ đó, các chuyên gia khuyên rằng các bạn nên hạn chế việc đun nấu ớt chuông ở nhiệt độ quá cao, đồng thời cũng không nấu chúng quá kỹ vì sẽ làm giảm đi lượng Vitamin sẵn có.

Lý tưởng nhất, các bạn rửa thật sạch ớt chuông, ngâm chúng cùng với nước muối pha loãng để loại bỏ đi những bụi bẩn, vi khuẩn còn bám trên bề mặt. Sau đó, trực tiếp dùng chúng và không qua bất kỳ công đoạn chế biến nào cả! Việc này sẽ giúp bảo toàn được tốt nhất lượng Vitamin có bên trong quả, đồng thời cũng có thể cảm nhận được rõ nhất sự giòn, ngọt của ớt chuông

Cách lựa chọn ớt chuông ngon

Bên cạnh việc hiểu được những giá trị của ớt chuông, bạn cũng nên biết cách lựa chọn ớt chuông sao cho ngon, chất lượng. Dưới đây là những đặc điểm cơ bản của một quả ớt chuông ngon.

Cuống ớt xanh

Bạn nên lựa chọn ớt chuông có cuống màu xanh tươi ở đỉnh là ớt đã trưởng thành. Ớt chuông xanh trưởng thành có màu xanh tươi, dày, sáng. Ớt xanh chưa trưởng thành mềm hơn, thịt mỏng và có cuống màu xanh lục nhạt.

Cuống ớt xanh
Cuống ớt xanh

Độ đàn hồi còn mới

Mặc dù ớt xanh tươi bị biến dạng dưới áp lực nhẹ nhưng chúng có thể phục hồi nhanh chóng sau khi nhấc ngón tay lên. Ớt xanh úa thường bị teo lại hoặc yếu và có màu xỉn. Ngoài ra, không nên chọn ớt chuông có chất lượng thịt bị hư hỏng. Nếu không sẽ dễ bị thối trong quá trình bảo quản.

Phần vách ngăn bên trong dày

Gân được phát triển từ chỗ phình ra ở phía dưới của ớt chuông. Độ phồng do các vách ngăn này sẽ quyết định trong quá trình phát triển của ớt chuông. Môi trường sinh trưởng tốt thì 4 “tâm thất” – vách ngăn dễ hình thành khi đủ chất dinh dưỡng. Nói cách khác, ớt chuông có bốn vách ngăn dày và giàu chất dinh dưỡng hơn ớt xanh có ba hoặc hai gân.

Mong rằng qua bài viết trên đây của Yoga trị liệu Nguyệt Lâm thì bạn đã biết được Ớt chuông kỵ với gì? nhé!