Chăm sóc chó con mới tách mẹ về nhà mới, bạn cần chuẩn bị những gì? Chuẩn bị chỗ ở cho chó con như thế nào? Thức ăn cho chó con và đồ dùng nên mua gì? Xem ngay “check-list” bên dưới để đảm bảo bạn đã “sẵn sàng” đón và nuôi chó con mới về nhà rồi nhé.
Bạn là người lần đầu nuôi chó cảnh? Chúc mừng bạn đã tìm được người bạn đồng hành “bốn chân” đáng yêu của mình và chào đón bạn đến với thế giới tuyệt vời của những người nuôi chó cảnh.
Dưới đây là những điều bạn cần biết về cách chăm sóc chó con mới về nhà của bạn.
1. Hiểu rõ các tính cách và nhu cầu cơ bản của chó cảnh
Có rất nhiều điều cần tìm hiểu để nuôi chó con đúng cách. Xã hội hóa, dinh dưỡng, đào tạo, huấn luyện hay tiêm chủng… là một vài trong số những điều bạn cần biết.
Chó con cần được cho ăn 3-4 lần/ngày.
Chó con cần được đưa ra ngoài để đi vệ sinh ngay sau khi ăn hoặc uống; một con chó con có thể đánh thức bạn nhiều lần trong đêm có thể là do chúng cần đi ra ngoài, hoặc có thể chỉ là do chúng cảm thấy buồn chán.
Chó con có thể phá phách, khám phá, nhai, hoặc ăn những thứ xung quanh chúng.
Chó con không biết cách cư xử và rất hiếu động, chúng cần được huấn luyện và hoà nhập với xã hội cũng như cần tập thể dục nhiều.
Những việc này mất rất nhiều thời gian và cần sự kiên nhẫn ở người nuôi chó cảnh.
Tìm hiểu kỹ về các đặc điểm và nhu cầu cơ bản của giống chó cảnh bạn muốn nuôi
Bất kỳ chú chó con nào cũng có những tính cách riêng và những nhu cầu cơ bản cần được đáp ứng, để chăm sóc chó con một cách tốt nhất, bạn cần tìm hiểu đầy đủ về tính cách của giống chó cảnh mình đang nuôi để hiểu về người bạn này.
Một khi bạn có thể nắm bắt được tính cách và những điều cơ bản của Cún con, bạn chắc chắn sẽ mang lại cho chú Cún của mình một cuộc sống tuyệt vời.
Xem thêm: Chi tiết đặc điểm của tất cả các giống chó cảnh
2. Chuẩn bị một không gian sống an toàn cho Cún con
Khi đón một chú Cún con về nhà, điều đầu tiên là bạn phải chuẩn bị cho chúng một không gian sống thật an toàn. Thói quen tò mò và phá hoại của chó con là phổ biến, chúng luôn tìm thấy những thứ nhỏ nhặt có thể làm tổn thương chúng và gây hư hỏng, thiệt hại cho bạn.
Chuẩn bị một không gian sống an toàn cho Cún
Một số lưu ý giúp bạn chuẩn bị một môi trường sống an toàn cho Cún con như:
– Giấu tất cả các dây điện vào nơi kín, Cún con không tìm thấy được.
– Khóa tủ, đặc biệt là những tủ chứa thực phẩm hoặc thuốc, hóa chất độc hại và các vật dụng gia đình khác có thể gây nguy hiểm.
– Giữ cây trồng trong nhà ở trên cao để Cún con không thể nhai lá hoặc cắn gốc.
– Thùng rác luôn có nắp đậy hoặc để sau các cánh cửa đóng kín.
– Để quần áo, đồ dùng cá nhân cao hơn tầm mắt của Cún để chúng không thể đụng tới và nhai hoặc nuốt những thứ này.
Ngoài ra, cách tốt nhất để giữ cho chó con an toàn là luôn giám sát chúng. Giữ chó con trong cũi/chuồng khi bạn đi vắng (chỉ nên để chúng trong một vài giờ).
Chó con chỉ được ở trong khu vực của chúng và không nên cho chúng chạy toàn bộ ngôi nhà cho đến khi Cún lớn hơn và đã được huấn luyện tốt.
3. Chuẩn bị các vật dụng hàng ngày cho Cún con
Khi mang Cún về nhà, chắc chắn bạn phải cần chuẩn bị cho chúng các vật dụng cần thiết. Tuy nhiên làm thế nào để biết vật dụng nào chó cần và không cần để không lãng phí thì bạn cần xem xét giống chó mình đang nuôi có cần những yêu cầu đặc biệt nào không, nếu không thì danh sách vật dụng cơ bản bên dưới là cần thiết cho hầu hết các giống chó cảnh:
– Dây xích cơ bản từ 2-3 mét (sau này bạn cần dây xích dài hơn để tập luyện).
– Vòng cổ có thể điều chỉnh độ rộng cùng với thẻ tên của Cún.
– Bát sứ cho thú cưng bằng kim loại hoặc bằng sứ để đựng thức ăn và nước uống (tránh bằng nhựa vì nó có thể gây kích ứng da và chó con dễ nhai nuốt).
– Chuồng cho chó, bạn nên lựa chọn thùng có kích thước đủ cho khi Cún trưởng thành vẫn có thể sinh hoạt đủ trong đó.
– Giường cho Cún, nên chọn giường đủ lớn để Cún trưởng thành có thể xử dụng được.
– Một vài món đồ chơi đơn giản dành cho chó như xương gặm, banh có tiếng kêu …
– Bàn chải, lược hoặc găng tay chải lông phù hợp với từng loại lông của Cún.
– Xịt khử mùi hôi và vi khuẩn.
Chuẩn bị các vật dụng hàng ngày cho Cún
Ngoài ra, tuỳ thuộc vào nhu cầu của mỗi chú Cún và sở thích của chủ nuôi thì có thể chuẩn bị thêm quần áo, phụ kiện làm đẹp cho Cún …
4. Chọn thức ăn phù hợp cho Cún
Chế độ ăn uống là nền tảng cho sức khoẻ và sự phát triển của một chú chó, đặc biệt trong giai đoạn đầu, chó con cần có một chế độ dinh dưỡng thật sự phù hợp.
Hiện nay, trên thị trường có quá nhiều loại thức ăn cho chó con làm bạn choáng ngợp và cần phải xem xét thật kỹ. Tìm hiểu những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng cho chó con, sau đó chọn chế độ ăn phù hợp với nhu cầu của Cún và cân đối với khả năng tài chính, thời gian và công sức của bạn.
Không có một chế độ dinh dưỡng nào hoàn toàn cố định, nó phụ thuộc vào độ tuổi, kích thước và thói quen ăn uống của từng chú chó. Tuy nhiên, một chế độ dinh dưỡng tốt cần phải đảm bảo đủ chất và đủ lượng.
Xem thêm: Chó con ăn gì? Chọn thức ăn cho chó con
Chọn các loại thức ăn phù hợp cho Cún
5. Huấn luyện cho chó cảnh là cần thiết
Mọi chú chó cảnh đều cần được huấn luyện. Huấn luyện giúp chủ kiểm soát được hành vi của thú cưng, về lâu dài, việc huấn luyện thích hợp có thể khiến cả bạn và Cún của bạn hạnh phúc hơn.
Bắt đầu huấn luyện tại nhà ngay từ khi chó con về nhà. Điều quan trọng là kiên nhẫn và nhất quan, nhưng đừng quá khắt khe vì chó con cũng chỉ là một chú chó con, hãy để chúng quen với cường độ và các bài tập luyện, dần dần chúng sẽ hợp tác hơn.
Các huấn luyện cơ bản dành cho một chú chó cảnh là:
– Xã hội hoá, đối với Cún và các thành viên trong gia đình đặc biệt là trẻ em, để cho trẻ em và Cún quen với sự xuất hiện của nhau trong nhà, và đưa chúng ra bên ngoài để Cún có thể trải nghiệm môi trường xung quanh, gặp gỡ với nhiều người và các thú cưng khác.
– Huấn luyện vâng lời bao gồm các mệnh lệnh cơ bản như gọi tên, đi, ngồi, đứng, ra ngoài, không được…
– Thói quen ăn uống và đi vệ sinh: Thiết lập cho Cún con mới về một lịch trình ăn uống và thời gian đi vệ sinh cố định trong ngày.
– Thiết lập một thói quen tập thể dục: Việc vận động sẽ rất đơn giản đối với các loại chó cảnh có mức năng lượng cao, nhưng khá khó khăn với những giống chó cảnh thụ động, tuy nhiên việc vận động hàng ngày là quan trọng với mỗi chú Cún gíup Cún năng động và khoẻ mạnh hơn. Thế nên hãy có một thời gian biểu vận động phù hợp với Cún và thời gian của bạn.
Lưu ý, không có chú chó nào là hoàn hảo. Hầu hết những người nuôi chó cảnh sẽ phải đối mặt với một số vấn đề về hành vi vào một thời điểm nào đó. Nó có thể đơn giản như sủa quá nhiều hoặc nhai cắn, phá hoại, hoặc nghiêm trọng hơn là gây gỗ, hung dữ và tấn công.
Thế nên, hãy luôn chuẩn bị trước các cách xử lý và đối phó với những hành vi xấu có thể xảy ra với người bạn của mình nhé.
Xã hội hoá cho Cún là điều quan trọng
6. Tìm hiểu các vấn đề sức khoẻ có thể gặp
Ít nhất một vài vấn đề sức khỏe chắc chắn sẽ xuất hiện trong cuộc đời của chú chó của bạn. Nếu may mắn, bạn sẽ chỉ thấy một số vấn đề sức khỏe thông thường dễ giải quyết hơn một chút, nhưng cũng cần chuẩn bị cho những vấn đề sức khoẻ nghiệm trọng hoặc tệ hơn là Cún phải cấp cứu.
Thực hiện đúng hẹn lịch tiêm phòng và khám định kỳ là điều cực kỳ cần thiết khi nuôi chó cảnh, việc này giúp chó bạn có thể phát hiện và tìm ra các vấn đề sức khoẻ bất thường và xử lý kịp thời ở chó cưng của mình.
Hãy chuẩn bị cho mình một phòng khám thú y hoặc bệnh viện thú cưng uy tín với vị trí thuận tiện và giá cả phù hợp với bạn để có thể liên hệ ngay nếu Cún có dấu hiệu khác lạ gì về sức khoẻ.
Tìm hiểu các địa chỉ thú y uy tín
7. Hãy là một người nuôi chó cảnh có trách nhiệm
Hãy nuôi Cún có trách nhiệm
Đây là một trong những điều quan trọng nhất đối với một người nuôi chó cảnh. Khi bạn quyết định mang một chú chó về nhà trở thành một thành viên trong gia đình, tức là bạn đã có sự cam kết với cuộc đời của người bạn này trong một thời gian dài ít nhất là 10 năm. Vậy nên hãy là một người nuôi chó có trách nhiệm, đối với Cún của bạn và tất cả hành động của chúng trong cộng đồng.
Nếu bạn có thể làm được điều này, thì chắc chắn bạn và Cún sẽ hạnh phúc rất nhiều.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!