Ý nghĩa của việc dâng hoa
Với phong tục người Việt, trong thờ cúng tổ tiên, lễ chạp, vọng (ngày Rằm, mùng Một) và thờ cúng phụng tâm linh… việc dâng hoa quả cúng lên bàn thờ gia tiên là một trong cách thanh khiết, thể hiện tấm lòng rất quan trọng (hương, hoa, trà, quả). Dâng hoa cúng có ý nghĩa dâng những điều thiện lành, tốt đẹp đã làm được trong cuộc sống, như là những đóa hoa tươi thắm, thơm tho dâng cúng chư Phật một cách thành tâm, các vị Thánh, gia tiên, là hành động bày tỏ sự thành kính, bày tỏ tâm biết ơn dù giá trị vật chất không nhiều.
>>> Xem thêm bài viết: Đặt Bàn Thờ Gia Tiên Và Những Sai Lầm Thường Gặp
Đối với các phật tử, hoa là nhân, sau đó là kết quả. Cúng hoa là thể hiện cho việc tu nhân. Nếu cúng hoa đẹp sẽ hái được quả ngon, mỗi khi thấy hoa là nhớ đến việc tu nhân thiện để tương lai mới nhận được quả báo thiện.
Nên cúng loại hoa nào?
Có 3 điều quan trọng mà các bà mẹ cần ghi nhớ khi đi chợ chọn mua hoa dâng cúng ban thờ tổ tiên là:
– Hoa dâng cúng nên chọn hoa thơm, tên đẹp, tính chất hoa đẹp.
– Về cơ bản những loại hoa dâng cúng lên bàn thờ tổ tiên và hoa dâng cúng ban thờ Phật là giống nhau. Tuy nhiên những loại hoa cúng lễ Phật nên chọn hoa có màu vàng hoặc màu đỏ là những màu mang tượng trưng cho nhà Phật như cúc vàng và hồng đỏ.
Mỗi bình hoa được cúng lên bàn thờ gia tiên chỉ nên cúng hoa một màu để tạo nên sự trang nghiêm.
Hoa thời nay có hàng ngàn loại, tùy những mùa khác nhau mà dâng hoa cúng cũng khác nhau, nhưng cơ bản vẫn là cúc, hồng, sen, huệ… Do đó, cần biết để chọn những loại hoa cúng thể hiện sự phù hợp mới trang nghiêm, thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên, gia tiên.
Hoa cúc, hoa hồng thì không nên chọn những loại hoa nở quá to mà nên lựa cẩn thận từng hoa.
Hoa huệ có nhiều loại, và có nhiều màu, nhưng để cúng thì chúng ta nên mua huệ , trưng được lâu.
>>> Đọc thêm: Cúng hoa trên ban thờ gia tiên nên tránh những loại nào?
Những loại hoa cấm kỵ cúng trên bàn thờ
Với hoa ly rực rỡ, mang nét thơm ngát thì không nên dâng hiến lễ Phật nhưng có thể dâng gia tiên vì nơi thờ thánh (nhất là nơi thờ thánh Mẫu). Một số người kiêng dùng hoa ly (vì người ta sợ ly tán, chia ly) ở ban thờ tổ tiên.
Hoa phong lan rất đẹp, được nhiều người mua và lựa chọn cắm trưng bày ở ban thờ gia tiên, nhưng dâng Phật thì không nên dùng phong lan, vì nó mang nhiều màu sắc rực rỡ, chữ “phong” mang ý nghĩa với chữ phong tình, phóng túng.
Ngoài ra, có rất nhiều loại hoa không được đem vào cả lễ Phật, thần thánh và gia tiên, ví dụ, hoa lài tuy là biểu tượng trong sạch,mang ý nghĩa tinh khiết nhưng trong dân gian là loại hoa này mang sự không đứng đắn, hay gặp nghịch cảnh (hoa lài cắm bãi cứt trâu).
Hoa cúc áo (hoa cứt lợn), tuy bông hoa đẹp đẽ, màu sắc đẹp, chữa bệnh rất tốt, nhưng chỉ chơi được chứ không thể nào đặt lên ban thờ nơi có thần linh và gia tiên bởi nó mang cái tên của nó không đẹp.
Cúc vạn thọ tên rất hay, màu vàng rực rỡ, ở miền Trung thì nó thường hay dùng vì rất dễ trồng và dễ sống, có màu vàng tươi sáng, mang sự may mắn và thịnh vượng cho gia chủ. Nhưng ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều địa phương khác lại không dâng lên ban thờ vì họ cho nó có mùi hôi, khó chịu.
Hoa dâm bụt có màu đỏ, bông rất đẹp nhưng không dùng thờ cúng vì nó có chữ “dâm” đằng trước.
Hoa phù dung tuy tên đẹp nhưng mau tàn, có tích không hay nên cũng không được dùng.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!