5.1. Dành thời gian trò chuyện với bệnh nhân
Nếu là người thân của bệnh nhân trầm cảm, bạn cần thu xếp nhiều thời gian để ở bên cạnh lắng nghe họ chia sẻ nỗi đau tâm lý. Lúc này người bệnh đang phải đối mặt với ý nghĩ muốn tự tử nên tâm trạng sẽ luôn u ám, muốn tách biệt và tìm cách thu người lại.
Hãy thử gợi ý cho họ để cùng làm những điều họ thích, những điều tích cực, như học cách viết nhật ký hoặc cùng đi du lịch đến một nơi bình yên để thư giãn. Đặc biệt, gia đình nên quan sát, để ý xem họ có cất giấu các dụng cụ gây sát thương trong phòng riêng hay không. Nếu thấy trên cơ thể bệnh nhân (tay, chân, ngực…) có vết trầy xước hoặc bị tổn thương thì nên theo dõi liên tục, không được để họ rời khỏi tầm mắt.
5.2. Giải quyết những vấn đề gây căng thẳng
Nếu bạn là người có thể hiểu được những vấn đề gây căng thẳng của bệnh nhân (tiền bạc, công việc hay các mối quan hệ…), hãy giúp họ tìm cách giải quyết các vấn đề này. Rất nhiều người xuất hiện dấu hiệu trầm cảm khi có tâm trạng chán nản, mệt mỏi nghiêm trọng hay vừa trải qua một biến cố đau lòng như mất mát người thân, mất tài sản lớn, chia tay người yêu, ly hôn với chồng hay vợ…
Để buông bỏ muộn phiền và những suy nghĩ tiêu cực, có thể gợi ý bệnh nhân học lối sống tối giản, tiếp tục bước về phía trước. Trường hợp không thể giải quyết được vấn đề, ít nhất bạn nên tìm cách giúp bệnh nhân tránh xa những đối tượng, sự việc dễ gây căng thẳng.
5.3. Tìm kiếm hỗ trợ từ bác sĩ tâm lý
Bệnh nhân trầm cảm nên tiến hành điều trị từ sớm với bác sĩ tâm lý để được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Với những đối tượng có dấu hiệu trầm cảm khi điều trị một bệnh lý nào đó, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì các thuốc sử dụng có thể gây cản trở quá trình điều trị.
Những bệnh nhân bị trầm cảm nặng thường rất khó để nhận ra mình đang cần được giúp đỡ hay điều trị về tâm lý. Càng tự cô lập bản thân, triệu chứng bệnh càng kéo dài mà không chữa trị, rủi ro trầm cảm dẫn đến tự sát lại càng cao. Vì vậy, nên nhận biết sớm dấu hiệu trầm cảm, nhất là khi có những biểu hiện, suy nghĩ tiêu cực để có thể kịp thời tự cứu lấy mình và cứu người thân, tránh để xảy ra hậu quả đáng tiếc.
Bệnh nhân bị trầm cảm hoặc xuất hiện dấu hiệu của bệnh trầm cảm có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được thăm khám và điều trị. Tại đây có đội ngũ bác sĩ chuyên môn Tâm lý được đào tạo bài bản, giàu chuyên môn và kinh nghiệm; ứng dụng các phương pháp trắc nghiệm tâm lý và liệu pháp tâm lý tiên tiến trên thế giới; hệ thống trang thiết bị hiện đại, đạt chuẩn quốc tế; chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp, cho hiệu quả chẩn đoán và điều trị cao.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!