Nhổ răng sữa cho bé để tránh việc răng lung lay bị bật ngược khi ăn uống gây đau nhức và tạo khoảng trống cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí. Răng sữa khá bé, nướu mềm nên không đau, rất dễ nhổ và chỉ tốn 100.000 VNĐ 1 răng. Thời điểm thích hợp nhất để nhổ răng sữa là khi bé trong thời gian thay răng từ 6 đến 12 tuổi và xuất hiện tình trạng răng sữa lung lay hoặc sâu. Tuy nhiên các bậc phụ huynh vẫn nên cho bé kiểm tra răng định kỳ để có thể nhổ răng sữa đúng lúc nhất. Trước khi nhổ, bạn nên chuẩn bị sẵn tâm lý cho trẻ và các vật dụng như túi chườm, gạc, thuốc hạ sốt. Răng sữa nhổ xong có thể ném lên nóc nhà, gầm giường hoặc giấu dưới gối nhằm đem lại may mắn và cầu cho răng mới mọc nhanh mọc đẹp.
Nhổ răng đúng cách cho trẻ chỉ cần lung lay răng để đến khi răng mới mọc thì răng sữa sẽ tự tiêu và rụng. Nếu áp dụng những phương pháp như dùng chỉ hay giật thật mạnh thì có thể làm tổn thương nướu, sót chân răng dẫn tới viêm nhiễm. Chính việc vi khuẩn tấn công vào ổ răng nhổ là lý do khiến trẻ bị sốt sau khi nhổ răng. Ba mẹ có thể hạn chế tình trạng này bằng cách chăm sóc răng trẻ chu đáo hơn: cho trẻ ăn cháo, súp, tránh đồ cứng cay nóng và vệ sinh răng bằng nước muối với chỉ nha khoa.
1. Tại sao phải nhổ răng sữa? Nên nhổ răng cho bé khi nào?
Trong cấu trúc hàm của bé, răng sữa là răng mọc đầu tiên. Và khi đến một giai đoạn nhất định, thường là từ 6 – 12 tuổi, những chiếc răng này sẽ tự rụng để nhường chỗ cho răng hàm vĩnh viễn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bố mẹ cần lưu ý và chủ động nhổ răng sữa cho con khi cần thiết.
Trường hợp răng sữa của trẻ đã có dấu hiệu lung lay thì bạn cần chú ý hơn. Bởi trong quá trình ăn uống, nếu răng bị rơi ra và không được phát hiện kịp thời, trẻ rất dễ bị nuốt nhầm.
Theo các bác sĩ, đây không phải là tình trạng hiếm gặp. Trẻ nuốt nhầm răng trong khi ăn thường bị mắc nghẹn, khó thở và có thể gặp nguy hiểm nếu không được xử lí kịp thời.
Bên cạnh đó, một khi răng sữa lung lay đồng nghĩa với việc chân răng đang dần tự tiêu và không còn chắc chắn.
Việc trẻ ăn uống các thực phẩm có độ dai cứng hoặc cắn vào đâu đó sẽ khiến răng bật ngược và gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu, thậm chí chảy máu chân răng.
Nhổ răng sữa cho trẻ có đau không .răng sữa đã đến thời điểm rụng thì phần chân răng gần như bong toàn bộ, vì vậy nên tiến hành loại bỏ những chiếc răng sữa. khi nhổ răng sữa sẽ không hề gây ra cảm giác đau nhức cho trẻ. và ngược lại đối với những chiếc răng sữa bị sâu hoặc bị bệnh cần nhổ trước thời hạn sẽ gây đau nhức cho răng vì ở thời điểm này phần chân răng vẩn còn nguyêntrẻ nhà bạn bị sâu răng hoặc bị sụn răng thì bố mẹ cần đưa con đến nha khoa paris để được bác sĩ khám và tiến hành nhổ răng, tránh làm tổn thương phần nướu cũng như hạn chế đau nhức cho con.
1.1 Răng sữa chưa lung lay khi đến tuổi mọc răng vĩnh viễn
Răng vĩnh viễn được mọc lên từ chính vị trí của chân răng sữa rụng đi. Tuy nhiên, vì một số lí do mà răng sữa mãi chưa lung lay khiến răng vĩnh viễn khó mọc lên.
Dẫu biết nguyên nhân có thể do một số trẻ mọc răng sữa muộn, dẫn đến thời gian thay răng cũng chậm hơn so với bình thường.
Nhưng một khi đã qua giai đoạn thay răng (thường là từ 6 – 12 tuổi), nếu răng sữa vẫn chưa lung lay thì có thể khiến răng vĩnh viễn có thể mãi mãi không mọc nữa. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới yếu tố thẩm mĩ cũng như sức khỏe răng miệng của trẻ sau này.
1.2 Răng sữa bị sâu
Trong quá trình ăn uống hàng ngày, trẻ nhỏ thường rất thích các món ăn có vị ngọt, hàm lượng đường cao. Đồng thời, ý thức vệ sinh răng miệng của trẻ còn chưa đầy đủ, nên vấn đề sâu răng sữa là hoàn toàn có thể xảy ra.
Ngay khi phát hiện ra răng sữa của con bị sâu, các bậc phụ huynh cần ngay lập tức đưa trẻ tới trung tâm nha khoa để được thăm khám.
Đối với trường hợp sâu quá nghiêm trọng, cần chủ động nhổ bỏ răng sữa để tránh viêm nhiễm lan tới chân răng, vào tủy gây đau nhức cực kì nghiêm trọng cho trẻ.
2. Có nên nhổ răng sữa chưa lung lay không? Nhổ răng sữa có đau không?
Trước khi quyết định nhổ răng sữa chưa lung lay cho bé, cha mẹ cần cân nhắc thật kĩ. Nếu quan sát thấy răng vĩnh viễn đã có dấu hiệu nhú lên, mà răng sữa vẫn còn chắc chắn, không thấy dấu hiệu lung lay, thì bạn nên quyết định nhổ bỏ.
Bởi nếu răng sữa không rụng, răng vĩnh viễn sẽ không có đủ khoảng trống để phát triển. Đây là một trong số những nguyên nhân gây ra tình trạng răng mới mọc lệch, đâm vào nướu hoặc lợi xung quanh, làm viêm nhiễm chân răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây hại tới sức khỏe răng miệng của trẻ.
Nhổ răng sữa được nha khoa khẳng định là không đau. Vì nếu răng sữa đã đến thời điểm rụng thì 100% chân răng đã bong rời toàn bộ, vì vậy việc loại bỏ chiếc răng không hề gây ra cảm giác đau nhức cho trẻ con. Ngược lại, với những chân răng sữa bị bệnh nếu nhổ trước thời hạn thì sẽ gây ra tình trạng đau nhức bởi chân răng vẫn còn nguyên.
3. Những ảnh hưởng khi nhổ răng sữa sớm
Việc nhổ răng sữa quá sớm không mang nhiều lợi ích, không khiến răng vĩnh viễn mọc nhanh hơn mà thậm chí còn gây ra nhiều tác động xấu cho trẻ.
Một khi chân răng vẫn còn chắc chắn, chưa có dấu hiệu lung lay thì việc cố tình nhổ sớm sẽ khiến trẻ chảy nhiều máu và gây ra đau đớn.
Ngoài ra, việc nhổ răng sữa quá sớm sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới phát âm của trẻ, đặc biệt là ngoại ngữ. Bởi để có thể phát âm chính xác, con người cần phối hợp nhuần nhuyễn giữa toàn bộ răng hàm trên, hàm dưới và lưỡi.
Nếu thiếu mất một chiếc răng, cấu trúc hàm không hoàn chỉnh sẽ tạo thói quen phát âm sai lệch cho trẻ từ nhỏ.
Không chỉ vậy, răng sữa còn đóng vai trò định hướng phát triển cho răng vĩnh viễn sau này. Nhổ răng sữa quá sớm có thể khiến các răng bên cạnh xâm lấn, chiếm chỗ, làm răng vĩnh viễn chen chúc, mọc lệch so với vị trí. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm phá vỡ cấu trúc hàm của trẻ.
4. Nhổ răng sữa cho trẻ đúng cách như thế nào?
Thông thường, các bậc phụ huynh nên nhắc nhở trẻ tự lắc nhẹ nhàng chiếc răng sữa lung lay. Sau khoảng một vài tháng, khi răng mới mọc lên thì chân răng cũ dần tiêu đi và tự rụng ra mà không cần bất kì sự can thiệp nào.
Tuy nhiên , một số bậc phụ huynh muốn tự nhổ răng sữa cho con tại nhà bằng một số phương pháp truyền thống như dùng chỉ hay lắc thật mạnh,… Điều này có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Những cách nhổ răng tại nhà không được vệ sinh, khử khuẩn vết thương đúng cách có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng chân răng.
Trong một số trường hợp, các mảnh chân răng vỡ sót lại không được phát hiện kịp thời sẽ gây viêm sưng, ảnh hưởng tới các mô tế bào.
Chính vì vậy, nếu quyết định nhổ răng sữa cho trẻ, phụ huynh nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được thăm khám, nhổ răng đúng cách, tránh để lại ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng trẻ sau này.
5. Tại sao sau khi nhổ răng sữa trẻ bị sốt?
5.1 Nguyên nhân
Sau khi nhổ răng sữa bị sốt là tình trạng nhiều trẻ gặp phải. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề trên. Quá trình chăm sóc, vệ sinh và việc ăn uống không được quan tâm là lí do phổ biến nhất .
Bởi sau khi nhổ răng, một số phụ huynh chủ quan, để trẻ ăn các thực phẩm rắn, dai hay uống nước quá nóng, quá lạnh, làm chân răng lại tiếp tục chảy máu, đau đớn dẫn đến sốt cao.
Cùng với đó, việc vệ sinh răng miệng không kĩ cũng có thể khiến vi khuẩn phát triển, làm viêm nhiễm chân răng và gây sốt cho trẻ.
Trong quá trình tự nhổ răng tại nhà hoặc tại một số trung tâm nha khoa thiếu chuyên môn, chân răng hoặc các mảnh vỡ của răng đôi khi còn sót lại mà không được phát hiện kịp thời, sót lại khiến miệng vết thương không thể lành, sưng tấy, đau nhức kéo theo sốt cao.
5.2 Cách khắc phục
Cho trẻ uống nhiều nước và sử dụng thuốc hạ sốt theo đơn của bác sĩ là điều đầu tiên cần làm khi trẻ phát sốt cao.
Bên cạnh đó, cha mẹ nên kết hợp chườm túi đá để nhanh chóng giúp trẻ làm giảm nhiệt độ cơ thể. Trong khoảng thời gian này, bạn cần lưu ý theo dõi nhiệt độ và kiểm tra vết nhổ răng sữa liên tục, tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc hạ sốt, chống viêm sưng mua ngoài.
Trong trường hợp trẻ vẫn sốt cao kéo dài, vết viêm sưng tại chân răng ngày càng nghiêm trọng, cần đưa trẻ đến ngay các phòng khám, trung tâm y tế,… để được kiểm tra, xử lí kịp thời, loại bỏ chân răng hoặc mảnh vỡ còn sót lại nếu có.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
6.Nhổ răng sữa mất bao nhiêu tiền?
Nhổ răng cho bé tuy đơn giản, nhanh chóng nhưng để đảm bảo an toàn bạn cần thực hiện tại các nha khoa uy tín.
Hệ thống Nha Khoa Paris tiêu chuẩn Pháp chúng tôi với gần 10 năm phát triển tới nay đã là địa chỉ của rất nhiều khách hàng, kể cả khách hàng nhí.
Đội ngũ bác sĩ được tuyển chọn đều có tay nghề vững vàng, kinh nghiệm lâu năm và khả năng xử lý tình huống tốt.
Chi phí nhổ răng sữa rẻ hơn rất nhiều với răng khôn, răng hàm bị sâu vì răng bé thường nhỏ, nướu mểm nên rất dễ nhổ. Nhổ răng sữa mất khoảng 100.000 VNĐ/1 răng.
Nhổ răng giá bao nhiêu tiền của mỗi trung tâm sẽ có sự chênh lệch nhẹ. Điều này còn tùy vào chất lượng phòng phẫu thuật, công nghệ và tay nghề bác sĩ.
Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao
Tại nha khoa Paris, chúng tôi có đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chỉnh nha. Đặc biệt là cái tâm với nghề và lòng yêu trẻ.
Tiêu biểu là bác sĩ:
Tiến sĩ Đàm Ngọc Trâm – giám đốc chuyên môn chuỗi nha khoa Paris. Tiến sĩ có kinh nghiệm 20 năm điều trị các trường hợp về răng, hàm, mặt. Hiện tại bà đang là thành viên hiệp hội nha khoa thẩm mỹ Châu Âu ESCO. Hiệp hội anh sĩ tại Mỹ ADS.
Tiến sĩ từng tham gia giảng dạy tại Viện đào tạo răng hàm mặt đại học Y Hà Nội. Điều trị và nghiên cứu tại bệnh viện răng hàm mặt Trung ương tại Việt Nam.
Giáo sư bác sĩ Philippe Tarot – cố vấn chuyên môn cấp cao:
Hệ thống cơ sở vật chất đầu tư nghiêm túc
Nha khoa Paris còn có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại với máy siêu âm đa chiều. Cụ thể như: CT Cone Beam 4 trong 1, Scan Trios 3D, Scan Itero 5D, ghế chỉnh nha thông minh…
Các phòng chức năng như phòng xét nghiệm sức khỏe, phòng siêu âm, phòng chờ, phòng phẫu thuật, phòng chế tác… Tất cả đều được trang bị đẩy đủ các trang thiết bị hiện đại.
Tất cả đảm bảo quá trình nhổ răng sữa cho bé diễn ra an toàn tuyệt đối. Không gây đau, không ám ảnh tâm lý, không biến chứng sau nhổ.
Đặc biệt Paris có chế độ chăm sóc trẻ sau điều trị chu đáo. Cùng các gói khuyến mãi, ưu đãi cho bé lần đầu tiên đến nha khoa. Hỗ trợ phần nào chi phí cho các gia đình.
Các bậc cha mẹ đang tìm nơi nhổ răng sữa cho trẻ ở đâu tốt nhất thì Nha khoa Paris chính là lựa chọn toàn vẹn nhất .
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
7. Chăm sóc sau khi nhổ răng sữa cho bé thế nào?
Sau khi nhổ răng sữa cho trẻ, các bậc phụ huynh cần quan tâm chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách. Chỉ sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm, tránh tác động trực tiếp tới miệng chân răng vừa liền.
Bên cạnh đó, sử dụng chỉ nha khoa và nước muối ấm pha loãng cũng giúp làm sạch răng kĩ hơn và loại bỏ vi khuẩn, giúp chân răng mau lành, tránh viêm sưng.
Thực đơn ăn uống cũng là yếu tố cần quan tâm hàng đầu. Cần tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm quá rắn, dai hay đồ ăn có tính nóng, khiến miệng vết thương lâu lành như: đồ cay, đồ chiên rán,… Bởi lúc này, chân răng mới nhổ rất dễ bị tổn thương.
Chỉ nên cho trẻ sử dụng món ăn ít phải nhai cắn như: cháo, súp,… và uống sinh tố, nước ép hoa quả để bổ sung thêm vitamin.
Cha mẹ nên đưa trẻ quay lại phòng khám, trung tâm nha khoa để các bác sĩ tái khám.
8. Vài điều cần biết khi nhổ răng cho bé
Trước khi nhổ răng cho bé, bạn cần giải thích với trẻ về vấn đề thay răng của mỗi đứa trẻ khi đến độ tuổi. Đây là quy luật tự nhiên và răng mới sẽ nhanh chóng mọc lại ngay sau đó. Bởi nhiều bé có thể gặp bất ngờ và cực kì lo lắng khi bỗng một ngày chiếc răng của mình bị rụng.
Ngoài ra, bạn có thể giúp trẻ chuẩn bị tâm lí, tránh sợ hãi bằng cách giới thiệu về quá trình nhổ răng, công việc của các bác sĩ nha khoa, các dụng cụ nha khoa cũng như khẳng định rằng nhổ răng hoàn toàn không gây ra đau đớn.
Và bản thân các bậc phụ huynh cũng cần tìm hiểu kĩ mọi vấn đề xung quanh việc nhổ răng cho trẻ như: thời gian, tình trạng răng miệng trẻ và trung tâm nha khoa uy tín,…
Bạn cũng nên chuẩn bị thêm một số vật dụng, túi chườm, thuốc hạ sốt nhẹ chuyên dùng cho trẻ nhỏ, bông bằng y tế,… để đề phòng trường hợp cần dùng tới.
8.1 Nhổ răng sữa đầu tiên xong nên làm gì? Vứt ở đâu?
Tại một số địa phương, người dân quan niệm sau khi nhổ răng sữa cần cất tại một số vị trí như: mái nhà, gầm giường,… hay thậm chí là vứt đi thật xa để răng mới mọc lên thẳng và đẹp hơn. Ví dụ:
Cất răng sữa trong túi nhỏ, đặt dưới gối để cô tiên răng (fairy tooth) tới và ban cho răng mới cùng nhiều điều may mắn theo quan niệm của vài nước Tây phương
Tại Việt Nam, ném răng sữa lên nóc nhà hoặc gầm giường để cầu răng vĩnh viễn hàm trên hoặc dưới mọc nhanh và thẳng
Tuy nhiên, theo như các nghiên cứu khoa học , trong răng sữa chứa những tế bào gốc có khả năng sinh sôi rất nhanh.
Nếu được lưu giữ đúng cách, những tế bào gốc này có thể giúp ích rất lớn trong tương lai như điều trị bệnh hiểm nghèo, phẫu thuật ghép tủy hay nuôi cấy tế bào,…
8.2 Nhổ răng sữa cho bé buổi chiều được không
Thực hiện nhổ răng cho bé vào buổi sáng hay chiều đều được, tuy nhiên theo lời khuyên của chuyên gia nha khoa Paris thì bạn bên thực hiện nhổ răng cho bé vào buổi sáng là tốt nhất.
Bởi vì vào buổi sáng cơ thể bé được trải qua một đêm nghỉ ngơi thoải mái, năng lượng trong cơ thể được bổ sung nên tâm lý đang ở trạng thái tốt nhất.
Nếu buổi sáng bạn quá bận thì có thể đưa trẻ đến nha khoa nhổ răng vào đầu giờ chiều, lúc này trẻ đã được nghỉ trưa nên thể trạng và tâm lý cũng sẽ thoải mái hơn.
Nhổ răng vào 2 thời điểm này trong ngày sẽ giúp bác sĩ theo dõi, điều trị kịp thời những biến chứng có thể xảy ra, tránh để cúng gây ra hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe.
Với bài viết trên, chúng tôi đã mang đến cho các bạn những kiến thức toàn diện nhất liên quan đến nhổ răng sữa cho trẻ, một vấn đề luôn nhận được nhiều sự quan tâm.
Bên cạnh đó, còn rất nhiều điều mà các bậc phụ huynh cần tìm hiểu để có thể chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ một cách tốt nhất.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!