Bạn có biết rằng kẹo cao su đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử loài người? Những chiếc kẹo cao su đầu tiên được làm từ nhựa cây, chẳng hạn như cây vân sam. Ngày nay thì hầu hết các loại kẹo cao sư đều làm từ cao su tổng hợp. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm những lợi ích cũng như nguy cơ tiềm ẩn khi nhai kẹo cao su.
1. Kẹo cao su là gì?
Kẹo cao su là một chất mềm, bằng cao su có thể nhai được nhưng không được nuốt. Công thức sản xuất có thể khác nhau giữa các hãng, nhưng tất cả các loại kẹo cao su đều có các thành phần cơ bản sau: – Cao su tổng hợp: thành phần cao su, được sử dụng để làm cho kẹo có độ dẻo dai. – Nhựa nhân tạo: chất này thường được thêm vào để tăng độ bền và kết dính cho kẹo cao su. – Chất độn (Fillers): các loại Fillers như Canxi Cacbonat hoặc bột Talc, được sử dụng để tạo kết cấu kẹo cao su. – Chất bảo quản: được thêm vào để kéo dài thời hạn sử dụng. Sự lựa chọn phổ biến nhất là một hợp chất hữu cơ được gọi là Butylated Hydroxytoluene (BHT). – Chất làm mềm: được sử dụng để giữ ẩm và ngăn không cho kẹo cao su cứng lại. Chúng có thể bao gồm các loại sáp như dầu Parafin hoặc dầu thực vật. – Chất ngọt: đường mía, đường củ cải và siro ngô là những chất tạo ngọt phổ biến. Kẹo cao su không đường thường sử dụng xylitol hoặc chất làm ngọt nhân tạo như aspartame. – Hương liệu: hương liệu tự nhiên hoặc tổng hợp được thêm vào để tạo cho kẹo cao su hương vị như mong muốn.
Hầu hết các nhà sản xuất kẹo cao su đều giữ bí mật về công thức chính xác của họ. Tất cả các thành phần được sử dụng trong quá trình chế biến kẹo cao su phải được chứng nhận an toàn thực phẩm và được phân loại là phù hợp cho tiêu dùng của con người.
2. Thành phần kẹo cao su có an toàn không?
Nhìn chung thì kẹo cao su được cho là an toàn. Tuy vậy, một vài dòng kẹo cao su có chứa một lượng nhỏ những thành phần chưa được rõ ràng là an toàn hay không.
a. Butylated hydroxytoluene (BHT)
BHT là một chất chống oxy hóa được thêm vào nhiều thực phẩm chế biến và hoạt động như là một chất bảo quản. Nó ngăn thực phẩm bị hư bằng cách ngăn chất béo bị ôi thiu.
Việc sử dụng BHT còn gây nhiều tranh cãi, vì một số nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng liều lượng cao có thể gây ra ung thư. Tuy nhiên, các kết quả khác nhau và các nghiên cứu khác thì không tìm thấy tác dụng này.
Nhìn chung, có rất ít nghiên cứu trên người, vì vậy tác dụng của BHT đối với con người thì vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Hà Lan từ năm 2000 đã đánh giá mối liên hệ giữa BHT và ung thư dạ dày và phát hiện ra rằng nam giới và phụ nữ tiêu thụ BHT với lượng bình thường lại không có nguy cơ gia tăng bệnh trạng.
Cả FDA và EFSA đều coi BHT an toàn khi tiêu thụ với liều lượng thấp khoảng 0,11 mg trên mỗi pound trọng lượng cơ thể (tương đương 0,25 mg mỗi kg). Hầu hết mọi người đều tiêu thụ ít hơn nhiều so với mức khuyến nghị này. Một nghiên cứu phân tích mẫu nước tiểu từ nhiều quốc gia ước tính rằng lượng BHT trung bình hàng ngày ở người lớn chỉ là 0,21-31,3 microgam trên mỗi kg trọng lượng cơ thể.
b. Titanium dioxide
Titanium dioxide là một chất phụ gia thực phẩm phổ biến được sử dụng để làm trắng và tạo cho thực phẩm có một kết cấu mịn.
Một số nghiên cứu trước đây trên động vật đã cho thấy rằng liều lượng rất cao của Titanium Dioxide có thể ảnh hưởng hệ thần kinh và cơ quan ở chuột. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn chưa xác định được lượng Titanium Dioxide có thể gây hại cho con người.
Hiện tại, số lượng và loại Titanium Dioxide mà mọi người tiếp xúc với thực phẩm thường được coi là an toàn. Tuy nhiên, vẫn cần nghiên cứu thêm để xác định giới hạn tiêu thụ.
c. Aspartame
Aspartame là một chất làm ngọt nhân tạo thường có trong thực phẩm không đường. Aspartame gây ra nhiều tranh cãi vì được cho là gây ra một loạt các bệnh, từ đau đầu, béo phì đến ung thư. Các nghiên cứu trên động vật đã đề cập rằng Aspartame là một chất gây ung thư ở loài gặm nhấm và việc tiếp xúc với Aspartame trước khi sinh làm tăng nguy cơ ung thư ở con cái của loài gặm nhấm.
Tuy nhiên, mối liên hệ có thể có giữa Aspartame và bệnh béo phì cần được nghiên cứu thêm. Theo FDA, việc tiêu thụ một lượng Aspartame nằm trong mức khuyến nghị hàng ngày không được cho là có hại. Tuy nhiên, những người có tình trạng di truyền hiếm gặp được gọi là Phenylketon niệu (PKU) nên hạn chế tiêu thụ Phenylalanin, một thành phần của Aspartame.
3. Nhai kẹo cao su giúp giảm căng thẳng và tăng cường trí nhớ
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhai kẹo cao su trong khi làm việc có thể cải thiện các khía cạnh khác nhau của não bộ bao gồm tỉnh táo, trí nhớ, học tập và ra quyết định. Một thử nghiệm ngẫu nhiên cho thấy sinh viên nhai kẹo cao su trong khoảng thời gian từ 7-19 ngày đã giảm trầm cảm, lo lắng và căng thẳng so với những người không nhai. Những người có thói quen nhai kẹo cao su cũng đạt được thành công lớn hơn trong học tập. Việc nhai kẹo cao su trong khi thực hiện công việc có thể khiến bạn mất tập trung một chút khi bắt đầu nhưng có thể giúp bạn tập trung trong thời gian dài hơn.
Nhai kẹo cao su làm tăng lưu lượng máu lên não và giúp cải thiện trí nhớ. Ngoài ra, nhai kẹo cao su có thể làm giảm căng thẳng và tăng cảm giác tỉnh táo. Điều này xảy ra được cho là do tác động của việc nhai, có liên quan đến việc giảm mức độ hormone căng thẳng như cortisol. Lợi ích của kẹo cao su đối với trí nhớ chỉ kéo dài trong khoảng thời gian nhai kẹo. Tuy nhiên, những người có thói quen nhai kẹo cao su có thể cảm thấy tỉnh táo hơn và ít căng thẳng hơn trong suốt cả ngày.
4. Nhai kẹo cao su có thể giúp bạn giảm cân
Nếu bạn muốn giảm cân? Nhai kẹo cao su có thể có ích. Kẹo cao su thường có vị ngọt mà lại ít calories, không ảnh hưởng tiêu cực đến chế độ ăn uống khi luyện tập. Nhai kẹo cao su có thể làm giảm sự thèm ăn của bạn, điều này có thể ngăn bạn ăn quá nhiều. Nhai kẹo cao su giữa các bữa ăn làm giảm cảm giác đói và giảm ăn đồ ăn nhẹ nhiều carb vào buổi chiều. Nhai kẹo cao su trong khi đi bộ có thể giúp đốt cháy nhiều calo hơn. Ngoài ra, nhai kẹo cao su còn có thể làm tăng tỷ lệ trao đổi chất của bạn. Tuy nhiên, vẫn cần nghiên cứu thêm để xác định xem liệu nhai kẹo cao su có dẫn đến sự khác biệt về trọng lượng trong thời gian dài hay không.
5. Nhai kẹo cao su giúp bảo vệ răng và giảm hôi miệng
Nhai kẹo cao su không đường có thể giúp bảo vệ khỏi sâu răng. Do đường là thức ăn nuôi vi khuẩn “xấu” trong khoang miệng, gây hỏng men răng. Kẹo cao su được làm ngọt bằng xylitol có hiệu quả hơn so với các loại kẹo cao su không đường khác trong việc ngăn ngừa sâu răng, bởi xylitol giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng và hôi miệng. Trên thực tế, nhai kẹo cao su xylitol làm giảm số lượng vi khuẩn xấu trong miệng lên đến 75%. Hơn nữa, nhai kẹo cao su sau bữa ăn làm tăng sinh nước bọt, giúp rửa sạch đường có hại và các mảnh vụn thức ăn, cả hai đều là nguồn cung cấp vi khuẩn trong miệng.
6. Tác dụng phụ của kẹo cao su?
Mặc dù nhai kẹo cao su có nhiều lợi ích nhưng nhai quá nhiều kẹo cao su có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
a. Kẹo cao su không đường chứa thuốc nhuận tràng
Xylitol được sử dụng để làm ngọt kẹo cao su không đường có tác dụng nhuận tràng khi tiêu thụ một lượng lớn. Điều này có nghĩa là nhai nhiều kẹo cao su không đường có thể gây ra vấn đề tiêu hóa và tiêu chảy, đặc biệt là những người bị hội chứng ruột kích thích (IBS).
b. Kẹo cao su có vị ngọt có hại cho sức khỏe răng miệng và trao đổi chất
Nhai kẹo cao su có vị ngọt thực sự không tốt cho răng của bạn. Đó là do đường được tiêu hóa bởi các vi khuẩn xấu trong miệng của bạn làm gia tăng mảng bám trên răng và gây sâu răng theo thời gian. Ăn quá nhiều đường có thể dẫn đến một số tình trạng sức khỏe như béo phì, kháng insulin và tiểu đường.
c. Nhai kẹo cao su quá thường xuyên có thể gây ra các vấn đề về hàm
Việc nhai liên tục có thể dẫn đến bệnh rối loạn thái dương hàm (TMD), gây đau khi nhai. Mặc dù tình trạng này hiếm gặp, nhưng một số nghiên cứu đã phát hiện ra mối liên hệ giữa nhai quá nhiều và TMD.
d. Nhai kẹo cao su có thể dẫn đến đau đầu
Nếu thường xuyên nhai kẹo cao su có thể gây đau đầu ở những người có tiền sử bệnh đau nửa đầu và đau đầu kiểu căng thẳng. Mặc dù vấn đề chưa được xác định nhưng các chuyên gia vẫn đề xuất rằng những người bị chứng đau nửa đầu nên hạn chế nhai kẹo cao su.
7. Nên chọn loại kẹo cao su nào?
Nếu bạn thích nhai kẹo cao su, tốt nhất nên chọn loại kẹo cao su không đường được làm từ xylitol, ngoại trừ người bị hội chứng ruột kích thích. Những người không thể dung nạp FODMAP nên chọn kẹo cao su được làm ngọt bằng chất làm ngọt ít calo. Lúc nàp cũng vậy, bạn cũng nên đọc qua danh sách thành phần trên kẹo cao su để xác nhận rằng sản phẩm an toàn đối với bạn.
(Nguồn tham khảo: Health Line)
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!