Trong trường hợp khi một hoặc nhiều chủ thể ( bên có nghĩa vụ ) buộc phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác ( bên có quyền ) được gọi là nghĩa vụ dân sự. Pháp luật Dân sự Việt Nam có quy định về một số loại nghĩa vụ dân sự. Hai nghĩa vụ dân sự được quy định, là nghĩa vụ dân sự riêng rẽ và nghĩa vụ dân sự liên đới. Vậy hai nghĩa vụ đó được hiểu như nào, làm sao để phân biệt được?
1. Đối với nghĩa vụ dân sự riêng rẽ
a) Khái niệm
Theo quy định của bộ luật Dân sự, khi nhiều người cùng thực hiện một nghĩa vụ nào đó, mỗi người trong số họ có một phần nghĩa vụ nhất định và nghĩa vụ của từng người riêng rẽ thì mỗi người chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ riêng của mình đối với bên có quyền.
b) Đặc điểm của nghĩa vụ dân sự riêng rẽ
Đây là quan hệ nghĩa vụ dân sự trong đó có nhiều người cùng có nghĩa vụ với bên có quyền. Nghĩa vụ riêng rẽ là loại nghĩa vụ nhiều người; trong đó mỗi một người trong số những người có nghĩa vụ chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình; hoặc mỗi người trong số những người có quyền chỉ có thể yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ cho riêng phần quyền của mình.
Mỗi người có nghĩa vụ riêng rẽ với nhau và chỉ thực hiện phần nghĩa vụ của mình. Bản chất của loại nghĩa vụ này là không có sự liên quan lẫn nhau giữa những người cùng thực hiện nghĩa vụ; cũng như không có sự liên quan trong việc thực hiện quyền của những người có quyền. Trong trường hợp, người nào thực hiện xong nghĩa vụ của mình thì quan hệ nghĩa vụ giữa người đó với người có quyền sẽ chấm dứt. Họ không phải chịu trách nhiệm đối với phần nghĩa vụ mà những người có nghĩa khác chưa thực hiện. Nếu nhiều người có quyền thì mỗi người chỉ có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ cho phần quyền riêng của mình, không được phép yêu cầu người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ còn lại của những người khác.
c) Các trường hợp pháp sinh nghĩa vụ dân sự riêng rẽ
+ Trường hợp do các bên thỏa thuận
+ Trường hợp các bên không thỏa thuận, pháp luật không quy định là liên đới.
Ví dụ về nghĩa vụ dân sự riêng rẽ. A là chủ sở hữu công trình đầu tư xây dựng. A ký hợp đồng hoàn thiện thi công với B, C, D. Theo đó, B thi công lăn sơn; C thi công lắp đặt đường điện, nước; D thi công phần nội thất. Khi đó A đã xác lập nghĩa vụ dân sự riêng rẽ với B,C,D, và họ chỉ phải thực hiện nghĩa vụ làm công việc riêng của mình.
2. Đối với nghĩa vụ dân sự liên đới
a) Khái niệm
Theo quy định của luật Dân sự, nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện. Bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
Mục đích của việc xác định nghĩa vụ liên đới khi có người tham gia quan hệ nghĩa vụ. Họ buộc những người có nghĩa vụ phải cùng nhau gánh vác toàn bộ nghĩa vụ nhắm đảm bảo quyền lợi cho chủ thể có quyền được trọn vẹn; kể cả khi có một trong số những người có nghĩa vụ không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
b) Đặc điểm của nghĩa vụ liên đới
+ Bên có quyền được yêu cầu bất cứ ai trong số người có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
+ Nếu một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì nghĩa vụ đó chấm dứt, đồng thời phát sinh nghĩa vụ hoàn lại. Người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ đó có thể yêu cầu những người có nghĩa vụ còn lại sẽ phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.
+ Nếu người có quyền đã chỉ định một người thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, sau đó miễn cho người đó thì nghĩa vụ cũng chấm dứt đói với những người còn lại.
+ Bên có quyền chỉ miễn thực hiện nghĩa vụ cho 1 trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ.
+ Nếu bên có quyền gồm nhiều chủ thể, thì các chủ thể này đều có quyền liên đới yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
c) Các trường hợp phát sinh
+ Phát sinh khi các bên thỏa thuận
+ Do pháp luật quy định.
VD: Nghĩa vụ dân sự liên đới: A cho B và C cùng vay số tiền tổng cộng là 2 tỷ đồng. Theo hợp đồng, B và C phải cùng trả lại A số tiền 2 tỷ đồng the HĐ. Đến thời hạn, A có thể đòi bất kỳ B hoặc C trả toàn bộ số tiền là 2 tỷ đồng. Trong trường hợp đó, người còn lại sẽ phải hoàn lại số tiền theo phần của mình.
d) Các trường hợp phát sinh do luật định
Trường hợp bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra:
Trường hợp nhiều người cùng gây ra thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được thì họ phải bồi thường theo phần bằng nhau.
Trường hợp liên đới bảo lãnh:
Nhiều người cùng bảo lãnh: Khi nhiều người cùng liên đới bảo lãnh cho một nghĩa vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập. Bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số họ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Khi một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!