Ý nghĩa của ngày Đái tháo đường Thế giới – 14/11

Đái tháo đường (tiểu đường) là một trong những căn bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới. Chính vì sự phổ biến ấy mà tổ chức IDF đã chọn ngày 14/11 hàng năm là Ngày Đái tháo đường thế giới. Vậy thì ngày này có nguồn gốc như thế nào? Ý nghĩa ra sao?

>>> Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Đái Tháo Đường (bệnh Tiểu Đường)

>>> Chế độ ăn cho bệnh nhân Đái tháo đường mắc bệnh tim mạch

Ý nghĩa của ngày Đái tháo đường Thế giới

Hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu chi tiết hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày này qua bài viết sau đây.

1. Lịch sử hình thành của Ngày Đái tháo đường (tiểu đường) thế giới

Ngày Đái tháo đường Thế giới – World Diabetes Day được IDF lập ra vào năm 1991 nhằm đáp ứng những lo ngại ngày càng tăng về ảnh hưởng xấu tới sức khỏe không ngừng leo thang của bệnh Đái tháo đường (tiểu đường) gây ra. (1)

Ngày Đái tháo đường Thế giới đã được Liên hiệp quốc chính thức công nhận vào năm 2006 (NQ 61/225 của Liên hiệp quốc). Ngày 14 tháng 11 là ngày sinh của Sir Frederick Banting, người đồng phát hiện ra insulin cùng với Charles Best vào năm 1922. (1)

2. Biểu tượng của Ngày Đái tháo đường thế giới

Biểu tượng của Ngày Đái tháo đường thế giới là vòng tròn màu xanh – biểu tượng toàn cầu. IDF khuyến khích sử dụng rộng rãi biểu tượng của Ngày Đái tháo đường thế giới để nâng cao nhận thức về bệnh, đồng thời hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi bệnh lý này. Biểu tượng biểu hiện sự đoàn kết của cộng đồng Đái tháo đường trên toàn thế giới. (1)

3. Mục tiêu thành lập Ngày Đái tháo đường thế giới

Ngày Đái tháo đường thế giới là chiến dịch nâng cao nhận thức về bệnh Đái tháo đường lớn nhất thế giới. Với phương châm tiếp cận đối tượng toàn cầu hơn 1 tỷ người tại hơn 160 quốc gia. Chiến dịch thu hút sự chú ý đến các vấn đề quan trọng hàng đầu đối với thế giới bệnh Đái tháo đường. Đồng thời quản lý bệnh Đái tháo đường một cách vững chắc trong công chúng và giới chính trị. (2)

Chiến dịch Ngày Đái tháo đường Thế giới nhằm mục tiêu:

  • Nền tảng để thúc đẩy nỗ lực vận động của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế trong suốt năm.
  • Thúc đẩy tầm quan trọng của việc thực hiện các hành động phối hợp. Mục đích để đối phó với bệnh Đái tháo đường như một vấn đề sức khỏe toàn cầu quan trọng.

Hàng năm, chiến dịch Ngày Đái tháo đường Thế giới tập trung vào chủ đề dành riêng cho một hoặc nhiều năm. Chủ đề của Ngày Đái tháo đường thế giới 2020 là Y tá và Bệnh Đái tháo đường. (2)

4. Cách phòng ngừa Đái tháo đường

Nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh Đái tháo đường (tiểu đường), bạn có thể ngăn ngừa hoặc giảm khả năng mắc bệnh. Hầu hết những điều bạn cần làm là xây dựng lối sống lành mạnh hơn.

Những thay đổi trong lối sống bao gồm:

4.1. Giảm cân và giữ cân nặng ở mức cho phép

Kiểm soát cân nặng là một phần quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh Đái tháo đường. Bạn có thể ngăn ngừa bệnh bằng cách giảm 5 – 10% trọng lượng hiện tại của mình (nếu thừa cân). (3), (4)

Chế độ ăn khoa học giúp phòng ngừa Đái tháo đường
4.2. Tuân theo kế hoạch ăn uống lành mạnh

Bạn cần giảm lượng calo bạn ăn và uống mỗi ngày để có thể giảm cân và duy trì hiệu quả. Để làm được điều đó, chế độ ăn uống của bạn nên xây dựng khẩu phần nhỏ, ít chất béo và đường hơn.

Bạn cũng nên ăn nhiều loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau củ. Bạn cũng nên hạn chế thịt đỏ và các loại thịt chế biến sẵn. (3), (4)

4.3. Tập thể dục thường xuyên

Việc tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả giảm cân và giảm lượng đường trong máu, nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh Đái tháo đường tuýp 2. Bạn hãy dành ít nhất 30 phút hoạt động thể chất trong 5 ngày mỗi tuần.

Nếu bạn không thể hoặc khó khăn khi vận động, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm ra loại hình tập thể dục phù hợp. Bạn có thể bắt đầu một cách từ từ và theo đuổi mục tiêu của mình. (3), (4)

4.4. Không hút thuốc lá

Hút thuốc lá có thể góp phần vào tình trạng đề kháng insulin, có thể dẫn đến bệnh Đái tháo đường tuýp 2. Nếu bạn đã hút thuốc, hãy cố gắng từ bỏ thuốc lá hoặc trao đổi với bác sĩ để được tư vấn kế hoạch cai thuốc. (3) (4)

Cai thuốc lá giúp giảm tình trạng đề kháng lnsulin

Liệu bạn có đang mắc bệnh Đái tháo đường? Mời bạn hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết qua video ngắn nhé:

Bạn có mắc đái tháo đường? Những dấu hiệu nhận biết​

Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa của Ngày Đái tháo đường thế giới. Đồng thời, các bạn sẽ biết được những cách giúp phòng bệnh Đái tháo đường (tiểu đường) để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh lý mạn tính này trong tương lai.

Nguồn tham khảo:

1. United Nations, “World Diabetes Day 14 November”

2. International Diabetes Federation, “About World Diabetes Day”

3. MedlinePlus Staff, “How to Prevent Diabetes”

4. Healthline, “13 Ways to Prevent Type 2 Diabetes”