MIDI Controllers là thiết bị nhạc cụ điện tử khá là quen thuộc và cần thiết đối với những Artist / DJ / Music Producer hoặc bạn đang mới bắt đầu theo đuổi đam mê trong lĩnh vực DJ / sản xuất âm nhạc thì chắc chắn không thể thiếu một bộ MIDI Controllers ở trong phòng thu của mình. Nhưng làm sao để bạn biết Nên chọn mua những bộ MIDI Controllers nào? Trong bài viết này Vinasound sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này.
MIDI, viết tắt của Musical Instrument Digital Interface , là một giao thức cho phép các nhạc cụ như Synthesizers và Drum giao tiếp với nhau, cũng như giao tiếp với các thiết bị khác như máy tính và các bộ xử lý hiệu ứng. Một MIDI Controller là thiết bị có thể gửi lệnh đến các thiết bị hỗ trợ giao thức MIDI. MIDI là một giao thức rất đa dạng: nó có thể sử dụng để kích hoạt (chơi) các note trên Keyboard Workstation, bật và tắt các chức năng trong chương trình máy tính, thay đổi các preset được lập trình sẵn trong bộ xử lý hiệu ứng và vô số các ứng dụng khác.
Nên chọn mua MIDI Controller nào?
Để đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất trước khi mua, bạn cần lưu ý 07 yếu tố sau:
- Số lượng phím và kích thước.
- Độ nặng nhẹ của phím đàn ( Keyboard Controller).
- Dòng nhạc bạn muốn sản xuất
- Khả năng tương thích với các DAWs và Plug-in của bạn đang dùng.
- Các phím Pads, Knobs, Faders và Buttons
- Aftertouch
- Cổng I / O
1. Số lượng phím và kích thước:
Điều đầu tiên mà bạn cần quan tâm đó là kích thước và số lượng phím. Hiện nay, trên thị trường dòng MIDI Controllers được thiết kế nhiều loại đa dạng linh động hơn, cụ thể là nhiều kích thước và số lượng phím khác nhau như 25, 32, 37, 49, 61, 88 phím. Tất nhiên số lượng phím và kích thước càng lớn thì chi phí càng cao.
Đối với những người cần sự thoải mái trong việc sáng tạo và thật sự có không gian làm việc đủ lớn thì không việc gì ngại khi mua 1 chiếc MIDI Controllers 88 phím và kích thước lớn hơn. Tuy nhiên, có những người ưa thích sự linh hoạt hoặc cần đi xa kết hợp cả làm việc vẫn có thể lựa chọn 1 chiếc MIDI Controllers có kích thước nhỏ hơn và số lượng phím giới hạn ví dụ như các dòng có số lượng phím 25, 32, 49, 61.
Qua đó, việc lựa chọn kích thước và số lượng phím của một MIDI Controllers thật sự sẽ giúp bạn xác định được mục đích, nhu cầu của bạn trước khi mua.
2. Độ nặng nhẹ của phím đàn ( Keyboard Controller):
Nói về độ nặng nhẹ của phím đàn của Keyboard Controllers thông thường có 3 loại đó là phím Synth, phím nặng và phím bán nặng.
- Phím synth (Synth Action): sẽ cho bạn cảm giác giống dàn organ, các lò xo của phím nhẹ và có khả năng đàn hồi nhanh hơn giúp tạo khoảng nghỉ giữa các nhịp nhanh hơn. Đây có lẽ là phần lợi thế quan trọng khi bạn muốn chơi những phần nhanh hơn như ( Arp, Plucks, Lead) hoặc rải hợp âm nhanh trong bài nhạc.
- Phím nặng (Weighted): cho bạn cảm giác gần như Piano cơ thật, thông thường là dòng sản phẩm MIDI Keyboard 88 phím. Các nhà sản xuất sử dụng các phương pháp áp dụng trọng lượng và lò xo khác nhau để bắt chước hoạt động như đàn piano cơ. Nếu bạn là người soạn nhạc theo hướng Pop ballad, cổ điển thì tính chân thực của bàn phím dạng búa có trọng lượng có thể là lựa chọn lí tưởng dành cho bạn.
- Phím bán nặng (Semi-weighted): tương tự như phím nặng, nhưng với lực cản của phím ít hơn và cơ chế thả lỏng hơn một chút, hầu hết được nhiều người ưa chuộng trong lĩnh vực sản xuất âm nhạc. Nếu bạn thật sự không cần độ đàn hồi như Piano cơ và không cần đến các thao tác synth thì hãy lựa chọn ngay, chắc chắn bạn sẽ thích.
Độ nặng nhẹ của phím thật sự cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Bởi vì, độ nặng nhẹ của phím cũng sẽ quyết định 1 phần khi bạn đang chơi keyboards ở bất cứ vị trí nào của bài nhạc, cấu trúc của bài nhạc và dòng nhạc bạn đang sản xuất là gì.
3. Dòng nhạc bạn muốn sản xuất là dòng gì ?
Có câu hỏi được đặt ra đó là: Vì sao dòng nhạc bạn đang sản xuất lại liên quan việc chọn MIDI Controllers ?
Câu trả lời là có !
Cơ bản, việc xác định bạn muốn sản xuất dòng nhạc gì, đó cũng là một trong yếu tố quan trọng giúp bạn lựa chọn một cách dễ dàng hơn. Chẳng hạn, đối với những dòng nhạc nhẹ, Pop ballad, bolero, nhạc dân tộc,… sẽ cần có quãng phím rộng như piano, bạn có thể chọn mua số phím ít nhất là 49, nhiều hơn có thể là 61 hoặc 88 ( còn 25, 32, 47 phím cực kì bất tiện ).
Ngoài ra, nếu dòng nhạc bạn đang chơi như Hiphop, R&B, EDM… sẽ có độ lặp đi lặp lại nhiều hơn ( Loop) thì bạn có thể chọn những dòng MIDI Controllers có số lượng phím ít hơn như 25, 32, 37 phím. Tuy nhiên, không thể thiếu khi lựa chọn 1 chiếc MIDI Controllers kèm theo phải có phần Pads. Bởi vì, tính năng các phím Pads trên MIDI Controllers sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong việc sử dụng bộ Drum và Percussion để tạo tiết tấu nhanh và chuẩn xác hơn.
Tóm lại, mỗi người sẽ có những dòng nhạc ưa thích của riêng mình, nên để đáp ứng được nhiều đối tượng khách hàng cho nhiều nhu cầu, sở thích. Nhiều hãng nổi tiếng trên thế giới đã không ngừng cập nhập, lắng nghe từ nhiều khách hàng và sản xuất ra nhiều loại MIDI Controllers với nhiều sự lựa chọn hơn về số lượng phím và kích thước.
4. Khả năng tương thích với các DAWs và plug-in bạn đang sử dụng:
Hiện nay, có rất nhiều hãng phần mềm làm nhạc trên thế giới, nhưng liệu bạn đang sử dụng quá quen với 1 phần mềm làm nhạc mà phải thay đổi phần mềm làm nhạc DAW nào khác để tương thích tất cả các chức năng với một chiếc MIDI Controllers mới mua thì chắc chắn điều đó là quá khó.
Chẳng hạn, bạn chọn MIDI Controllers của hãng Novation nhưng lại đang sử dụng phần mềm làm nhạc (DAW) của Logic Pro X và Plug-in Arturia ( Mini V3, Prophet V3 ) thì chắc chắn vẫn sẽ đồng bộ được 1 phần nào đó với MIDI Controller với phần mềm và Plug-in, nhưng khả năng cao sẽ không “Mapping” hoàn toàn giữa các function với nhau được. Điều đó, sẽ ảnh hưởng đối với những người Artist muốn biểu diễn live hay muốn sử dụng hơn trên MIDI Controller thay vì dùng bàn phím và chuột máy tính.
Chính vì thế, khi bạn có nhu cầu đồng nhất (Sync) giữa phần mềm làm nhạc và Plug-in với thiết bị MIDI Controller thì bạn nên cân nhắc tìm hiểu trước về hãng sản xuất thiết bị có thật sự liên kết với các hãng DAW và Plug-in đó hay không nhé.
5. Các phím Pads, Knobs, Faders và Buttons:
Phím Pads, núm vặn ( Knobs ), cần gạt điều chỉnh tăng giảm ( faders) và nút tuỳ chọn chế độ ( buttons ) là phần vô cùng quan trọng mà hầu hết tất cả các dòng MIDI Controllers trên thị hiện ngay đều phải có. Cơ bản chức năng những phím, nút này liên quan đến những tác vụ cân chỉnh Mixing, Master các âm thanh trong từng track line của bạn ( Knobs, Faders, buttons) hay thuận tiện hơn trong quá trình sáng tạo bộ Drum và Percussion ( phần Pads).
- Phím Pads: đa phần là những phím được thiết kế với kiểu dáng ô vuông với những tính năng giúp cho người dùng thuận tiện hơn trong việc sản xuất bài nhạc hoặc biểu diễn live với những track line được lên cài đặt sẵn từ trước ( Ví dụ Drum, Percussion và những âm thanh sample đã loop sẵn). Tuy nhiên, tuỳ theo nghiên cứu và thiết kế của từng hãng sẽ được thiết kế có độ nhạy chuẩn xác và độ cứng hoặc nhẹ khác nhau.
- Núm vặn ( knobs): có hai loại núm vặn đó là chiết áp ( pots) và mã hóa quay ( Rotary Encoders). Pots là loại nút có phạm vi điều chỉnh với khả năng xoay của nút 270 độ và tính năng phù hợp để điều khiển những thứ thường không thay đổi độ dynamically, chẳng hạn như âm lượng, Rate Effect,… Loại thứ 2 là núm mã hóa quay ( Rotary Encoders) là khả năng có thể quay vô hạn theo bất kỳ hướng nào và chức năng của loại nút này hầu hết phù hợp với các thông số tự động có thể thay đổi nhiều theo thời gian, như LFO hoặc cộng hưởng ( Ví dụ tempo sync, waveforms) .
- Nút tuỳ chọn ( Button): bạn cần lưu ý rằng không phải tất cả các nút ( Buttons ) đều được tạo ra như nhau. Một số bộ MIDI Controllers có kích thước nhỏ hoặc rẻ hơn có thể có các nút bấm sẽ nông hơn và chức năng khó sử dụng hơn hoặc các nút cũng có thể quá gần nhau và cảm thấy không thoải mái trong lúc biểu diễn hay làm việc.
- Cần gạt ( Faders): các cần gạt và núm vặn được thực hiện cùng một cách như tăng giảm, nhưng chúng thật sự được sử dụng 1 cách trực quan cho các mục đích khác nhau. Trong DAW của bạn, fader dùng để điều khiển âm lượng trên từng track line của bạn. Bạn có thể sử dụng các bộ chỉnh âm vật lý tương ứng trên bộ điều khiển MIDI của mình để nhanh chóng thực hiện các điều chỉnh khi kết hợp thêm nhiều thao tác trong quá trình làm việc. Fader vật lý càng lớn thì mức độ kiểm soát của bạn càng lớn.
Ngoài ra, hầu hết các bộ Keyboard Controllers đều có các nút điều khiển cao độ và bánh xe lăn điều biến tiêu chuẩn ( Pitch, Modulation), mặc dù một số thiết bị MIDI Controllers nhỏ gọn và giá rẻ sẽ không có bánh xe
6. Aftertouch:
– Có lẽ đây là phần số ít người quan tâm tới nó đầu tiên, Chức năng Aftertouch nhiệm vụ giúp thay đổi màu sắc của âm thanh. Việc thay đổi màu sắc âm thanh giúp cho những đoạn nhạc hay những bản phối của bạn thật có điểm nhấn và tạo nên sự khác biệt, chính vì điều này chức năng Aftertouch tạo nên 1 phần quan trọng.
– Aftertouch gồm có 2 loại monophonic (channel aftertouch) và polyphonic. Monophonic thường được thiết kế có một thanh ray và có thể tác động một lực nhấn giữ lên các phím bất kì như phím Pads hoặc phím đàn ( Key ). Còn riêng về loại Polyphonic, chắc chắn cho phép bạn kiểm soát chức năng aftertouch một cách độc lập thông qua bánh xe lăn, cần gạt hay phần trượt cảm ứng ( Pitch, Modulation ) tuỳ theo từng mẫu sản phẩm, hãng sản xuất sẽ được thiết kế phần này khác nhau. Đây thật sự là một tính năng khá hay cho người dùng và nó là tính năng bạn không biết mình cần cho đến khi bạn sử dụng nó.
7. Cổng I / O:
Đối với hầu hết người dùng, đầu vào và đầu ra trên bộ điều khiển MIDI ít quan trọng đối với các thiết bị khác như Audio Interface. Bởi vì, hầu hết tất cả các bộ MIDI Controllers hiện đại đều sử dụng cổng USB để truyền gửi dữ liệu MIDI đến máy tính của bạn. Chắc chắn một điều là bất kỳ bộ MIDI controllers nào có cổng I / O mà không phải cổng USB thì nhất định sẽ khác nhau về mặt cấu trúc từ bên trong lẫn bên ngoài tùy theo từng nhà sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có một số dòng sản phẩm mới của nhiều hãng sản xuất đồng thời cả 2 loại kết nối là USB và I / O MIDI truyền thống.
Ngoài ra, các dòng Keyboards Controllers có kích thước đầy đủ thường có thêm đầu vào Pedal 1/4 inch. Nếu bạn là người chơi đàn piano hoặc Keyboards, hãy đảm bảo rằng khi lựa chọn bất kỳ bộ Keyboard Controllers nào chắc chắn phải có đầu vào ổn định để tránh ảnh hưởng độ trễ tiếng.
Một số bộ điều khiển MIDI đi kèm với đầu vào và đầu ra là MIDI 5-pin. Bạn có thể sử dụng chúng để phát và điều khiển phần cứng bộ Synthesizers với các thiết bị khác. Đầu ra MIDI cũng cho phép bạn sử dụng bộ Controllers của mình với các nhạc cụ tương thích mà không dùng máy tính.
Hơn nữa, các bộ MIDI Controllers khác cũng bao gồm các đầu ra điều khiển điện áp (CV) và cổng Output riêng biệt. Các đầu ra này chuyển đổi thông tin MIDI thành tín hiệu điện ( Analog ), có thể điều khiển mô-đun bộ Synthesizers và các thiết bị tương tự khác. Bộ MIDI Controllers hỗ trợ cổng CV, ví dụ như Arturia Keystep có thể thu hẹp khoảng cách giữa phần cứng và phần mềm ( DAW ) của bạn một cách dễ dàng.
Bên trên là 07 yếu tố để giúp bạn có thể đưa ra quyết định Nên chọn mua MIDI Controllers nào, bạn cần tìm hiểu kĩ qua những yếu tố kể trên và xem xét thật kĩ với mục đích nhu cầu sử dụng của bạn giúp bạn dễ dàng đưa ra chọn lựa phù hợp nhất. Vinasound chúc bạn lựa chọn được một chiếc MIDI Controller tốt nhất dành riêng cho bạn !
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!