Giáo dục Mầm non sẽ chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng ban đầu như: tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường Tiểu học, tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn giáo dục Phổ thông. Vậy, độ tuổi nào để các con bắt đầu đi nhà trẻ là hợp lý nhất?
Theo các chuyên gia tâm lý, hiện nay, chưa có một độ tuổi thống nhất thích hợp cho bé đi nhà trẻ; điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình, mức độ nhận biết và khả năng hòa nhập của trẻ. Tuy nhiên, từ 10 – 18 tháng tuổi được xem là “độ tuổi vàng” để trẻ phát triển tính cách, khả năng giao tiếp xã hội. Do vậy, việc cho trẻ đi học sớm sẽ có một số lợi ích nhất định.
Trẻ được chăm sóc, dạy dỗ khoa học hơn
Đa số các bố mẹ chưa tự tin để cho bé đi nhà trẻ sớm vì lo ngại bé còn nhỏ, sức khỏe không đảm bảo, các cô giáo không thể chăm sóc chu đáo cùng lúc nhiều bé… Với tâm lý như vậy, nhiều bố mẹ để con ở nhà với ông bà hay giúp việc chăm sóc.
Thực tế cho thấy rằng, các bé đi nhà trẻ sớm sẽ hòa nhập nhanh hơn, được các cô giáo chăm sóc tốt hơn bởi đó là những người được đào tạo về kỹ năng chăm sóc, yêu thương, dạy dỗ… Ngoài ra, ở trường các bé sẽ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng do các đầu bếp lên thực đơn hàng ngày, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ có những tư vấn kịp thời cho sức khỏe của bé.
Đi học sớm giúp trẻ rèn luyện thói quen tốt, được chăm sóc dinh dưỡng phù hợp
Tâm sự với chúng tôi, chị Tăng Thị Nhung (phụ huynh bé Lê Tăng Phương Phương, Lớp Kindy 3.1) cho biết: “Bé nhập học lúc 12 tháng tuổi, ban đầu cũng như bao bố mẹ khác rất lo lắng vì không biết con có hòa đồng với bạn bè được không, xa bố mẹ sớm con có khóc, có quấy cô giáo nhiều không? Gia đình tôi lại không phải thuộc top khá giả, trong khi đó do điều kiện công tác, phải gửi con đi học sớm bằng xe đưa đón nữa… Nhưng chừng đó thời gian con trưởng thành lên rất nhiều, con có ý thức tự lập sớm, những lúc ốm con vẫn muốn đến trường, tự đến lớp mà bố mẹ không phải dắt lên tận lớp như bao bạn khác… Tôi vẫn luôn động viên các ông bố, bà mẹ khác nên cho con đi học sớm để tập cho con ý thức tự lập, và được chăm sóc một cách toàn diện hơn”.
Trẻ sẽ tiếp thu nhanh hơn
Đi nhà trẻ sớm, trẻ được chăm nom, dạy dỗ đúng cách do đó trẻ tiếp thu nhanh hơn. Kinh nghiệm của nhiều phụ huynh cho con đi nhà trẻ sớm cho thấy bé nhanh biết nói, nhanh biết đi và nhận thức (về chữ cái, chữ số, đồ vật…) được nhiều hơn. Ngoài ra, trẻ được vui chơi với bạn bè, có nhiều đồ chơi, sẽ sớm học được cách hòa đồng với tập thể, giúp hình thành thói quen làm việc nhóm sau này.
Đi học sớm giúp kích thích phát triển trí tuệ của trẻ, đặc biệt trong giai đoạn vàng từ 0 đến 5 tuổi.
Đặc biệt, ở trường con được học nói, học hát, học vẽ, đọc thơ, kể chuyện,… Những hoạt động này rất tốt trong việc kích thích phát triển trí tuệ của trẻ, đặc biệt trong giai đoạn vàng từ 0 đến 5 tuổi.
Trẻ sẽ hòa nhập nhanh và ngoan hơn
Trẻ 12 đến 18 tháng tuổi, mức độ quấn bố mẹ hay ông bà chưa quá cao. Do đó, việc gửi con cho các cô giáo dễ dàng hơn rất nhiều. Trẻ sớm học được tính tự lập, tự giác, thì lớn lên, trẻ càng dễ chủ động trong mọi việc. Quan trọng hơn, làm quen với trường lớp từ sớm sẽ giúp con không cảm thấy việc đi học là gánh nặng mà là niềm vui.
Theo Th.S, Chuyên gia tâm lý Chu Thị Hoài (BV Phục hồi chức năng Hà Tĩnh) cho rằng: “Từ 1- 3 tuổi là giai đoạn bé bắt đầu phát triển mạnh về các giác quan và nhận thức, vì vậy từ 1 tuổi trở lên là thời điểm thích hợp gửi bé đến nhà trẻ, lúc này bé đã nói chuyện rõ ràng và bắt đầu có nhu cầu kết bạn.
Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế cho thấy, trẻ từ 16 – 24 tháng là thời điểm thích hợp nhất để đi lớp. Lứa tuổi đó các bé đã cứng cáp, ăn uống sinh hoạt tốt, có khả năng thích nghi với môi trường mới tốt, ham thích học hỏi và vui chơi. Còn nếu để 3 tuổi mới tới lớp thì khá muộn, vì khi đó bé đã có thể có tư tưởng và hành động “chống đối” việc đi lớp khi phải thay đổi môi trường mới, cũng như việc tiếp nhận các thông tin bên ngoài sẽ khó khăn hơn”.
Trẻ sớm học được tính tự lập, tự giác, thì lớn lên, trẻ càng dễ chủ động trong mọi việc
Hiện nay, một số phụ huynh vẫn đang có tâm lý chưa muốn cho các con đi nhà trẻ sớm. Phần nhiều để ông bà chăm sóc hoặc thuê người giúp việc. Điều này sẽ hạn chế khả năng giao tiếp, nhận thức của bé. Bởi người giúp việc thường không chỉ mỗi nhiệm vụ trông trẻ, mà còn phải dọp dẹp nhà cửa… hay khi bé quấy khóc, biếng ăn lại bật tivi, smartphone để dỗ dà,nh bé. Từ đó, tạo tâm lý ỷ lại, phụ thuộc nhiều vào tivi, smartphone có một số trường hợp dẫn đến “nghiện”.
Thực tế, ông bà hay giúp việc đều có cách chăm sóc, yêu thương trẻ tốt, tuy nhiên, không phải ông bà hay người giúp việc nào cũng là “chuyên gia”, họ không qua đào tạo kỹ năng chăm sóc trẻ, không thể dạy trẻ những kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho việc đi học sau này.
Không những thế, nếu nhờ ông bà chăm sóc con, bố mẹ sẽ rất khó khăn để góp ý và dễ nảy sinh mâu thuẫn. Còn người giúp việc đôi khi trình độ của họ không đủ để tiếp thu những điều mới để có thể chăm sóc, dạy dỗ bé theo ý muốn của bạn.
Chương trình “Giáo dục trẻ thông minh sớm” với mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện
Tại iSchool, chúng tôi hiểu rằng tuyệt đối hóa bất kỳ một phương pháp nào trong giáo dục trẻ đều là không đúng. Với quan điểm này, hệ thống Trường Mầm non Quốc tế iSchool đã tiên phong ứng dụng chương trình “Giáo dục trẻ thông minh sớm” nhằm khai thác tối ưu thế mạnh của từng phương pháp giáo dục, tạo nên nét riêng biệt của Mầm non iSchool, đồng thời, đảm bảo đáp ứng mục tiêu duy nhất là sự phát triển toàn diện của trẻ.
Để tìm hiểu về chương trình học cho bé, liên hệ hotline 1800 6030 hoặc website: www.ischool.edu.vn
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!