Nam châm hút được những kim loại nào

Nam châm là một thứ quá quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta thường thấy nam châm hút các đồ dùng bằng sắt, thép non… Vậy nam châm có hút vàng không? Xin mời các bạn đến với đáp án của câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây. Bên cạnh đó còn nhiều thông tin hữu dụng khác có liên quan đến vấn đề trên đang chờ đón các bạn.

Nam châm hút được những gì?

Nam châm hút được những gì?
Nam châm hút được những gì?

Nam châm là vật thể tạo ra từ trường. Từ trường sẽ tạo ra một lực hút các vật thể làm bằng sắt và các kim loại nam châm có thể hút. Nam châm sẽ có 2 cực, cực Nam(S) cực Bắc(N). Hai nam châm cùng chiều thì đẩy nhau, khác chiều sẽ hút nhau.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì nam châm có thể hút sắt, thép non, natri, urani, liti, magie, bạch kim, vonfram, molybdenum, tantalum, caesium… Và các loại vật thể nhiễm từ khác. Nhờ đặc tính hút các kim loại trên mà nam châm được sử dụng để phân loại các đồ dùng bằng các kim loại trên. Chủ yếu vẫn là vật liệu sắt. Bởi vì Fe là kim loại được sử dụng nhiều hơn cả.

Như vậy giờ các bạn đã có thể tự trả lời được câu hỏi: Nam châm hút được những gì rồi đúng không? Tuy vậy để ứng dụng tính chất này của nam châm là điều không hề dễ. Vì này như một đồ dùng không có nguồn gốc xuất xứ hay chưa rõ chất liệu mà nam châm lại hút thì không ai có thể dám chắc đó là sắt hay 1 trong số kim loại trên.

Nam châm có hút vàng không?

Nam châm có hút vàng không?
Nam châm có hút vàng không?

Vàng là một trong những kim loại quý hiếm được con người sử dụng làm đồ trang sức. Không những vậy do có giá trị lớn, không bị ảnh hưởng bởi môi trường nên vàng được sử dụng như một loại tiền tệ, một phương tiện để cất trữ đầu tư. Như các bạn đã biết nam châm có thể hút một số kim loại như sắt, thép non, bạch kim… Vậy nam châm có hút vàng không?

Câu trả lời là nam châm không thể hút vàng.

Nếu như một ngày bạn thấy nam châm hút được vàng thì đó không phải là vàng nguyên chất. Trong thành phần của nó chắc chắn sẽ có sắt hoặc một số kim loại mà nam châm có thể hút được.

Cũng dựa vào đặc điểm này mà người ta sử dụng nam châm như một cách để thử vàng. Nếu vàng không bị hút bởi nam châm, chúng ta có thể khẳng định được vàng đó không chứa sắt và các kim loại mà nam châm có thể hút được. Dùng nam châm thử vàng để kiểm tra xem trong vàng có sắt hay không? Vì vậy nếu muốn thử vàng có chuẩn và nguyên chất không các bạn sử dụng các cách khác.

Cái gì có thể hút được vàng?

Cái gì có thể hút được vàng?
Cái gì có thể hút được vàng?

Vàng nguyên chất là loại vàng có thể ăn được, tuy nhiên việc tìm ra được một thứ gì đó hút vàng nguyên chất sẽ giúp cho việc nhận biết loại kim loại này nhanh chóng và dễ dàng hơn. Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại thì các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra bất cứ thứ gì có thể hút được vàng nguyên chất.

Tuy nhiên nếu trong vàng mà có chứa sắt hoặc các kim loại có tính từ cao thì ta có thể dùng nam châm để hút vàng. Vì vậy ta có thể đưa ra kết luận không có thứ gì có thể hút vàng nguyên chất.

Có thể dùng nam châm để thử vàng thật, vàng giả được không?

Có thể dùng nam châm để thử vàng thật, vàng giả được không?
Có thể dùng nam châm để thử vàng thật, vàng giả được không?

Có thể dùng nam châm để thử vàng thật, vàng giả được không? Là một câu hỏi dành được nhiều sự quan tâm của mọi người. Nhất là những ai muốn phân biệt đâu là vàng giả và vàng thật nhưng chưa biết có cách nào phân biệt tốt nhất.

Nhiều người cứ nghĩ dùng nam châm có thể phân biệt được vàng giả và vàng thật. Tuy nhiên thì như đã nói ở trên thì không phải như thế. Dùng nam châm phân biệt vàng có thể nhận biết trong vàng có sắt hay không mà thôi. Khi cho nam châm lại gần vàng có thể xảy ra các tình trường hợp sau:

  • Vàng bị nam châm hút thì trong vàng có pha sắt, vàng bị hút càng mạnh thì sắt càng nhiều.
  • Vàng không bị nam châm hút thì trong vàng không có sắt, chưa thể khẳng định là vàng nguyên chất hay không? Bởi nếu vàng có pha bạc hay một số kim loại khác mà nam châm không hút thì cũng không có hiện tượng gì.

Vì vậy các bạn muốn biết đâu là vàng thật hay vàng giả thì có thể sử dụng một số cách sau để đảm bảo kết quả chính xác nhất:

  • Dùng răng cắn vàng, vàng thật sẽ để lại vết cắn.
  • Chà vàng trên bề mặt gốm nếu có vệt vàng là thật còn vệt đen là giả.
  • Dùng mỏ hàn đốt vàng. Nếu vàng nóng chảy ở nhiệt độ 1000 độ C và khi để nguội sẽ co lại là vàng thật. Còn xảy ra các hiện tượng khác thì bạn hiểu rồi chứ?
  • Quan sát bề mặt vàng xem có chấm xanh chấm đen là vàng không nguyên chất.
  • Phân kim là cách nhận biết chính xác chất lượng vàng, tuy nhiên cách này sẽ làm hao hụt vàng theo khối lượng chỉ, ounce,…

Giờ các bạn đã biết nam châm có hút vàng không rồi chứ? Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho các bạn trong việc phân biệt vàng. Mọi thông tin cần hỗ trợ các bạn có thể inbox cho chúng tôi để được tư vấn.