Cây Hoa Thược Dược

Hoa thược dược có khả năng hút hydro sunfua, cacbonic, có tác dụng lọc không khí, kháng khuẩn, loại bỏ Aldehyde. Phần rễ củ của cây còn có tác dụng thông máu tụ

Cây Hoa Thược Dược

ĐẶC ĐIỂM

+ Thược dược là cây trồng dạng bụi cao từ 1m-2m. Cây sống hàng năm, ra hoa theo mùa, tùy vào giống trồng mà cây sẽ cho hoa vào thời điểm khác nhau. Có Loài trồng 30 ngày đã bắt đầu đơm hoa, Giống khác thời gian lâu hơn.

+ Thược dược có nguồn gốc từ Mehicô nhập nội vào Tây Ban Nha năm 1789, lan ra Châu Âu qua Pháp rồi vào Việt Nam. Ngày nay được lai tạo ra nhiều giống loài khác nhau, chúng được phân chia theo kích thước, kiểu hoa, màu hoa và thời gian gieo trồng. Tại Việt Nam hoa thược dược có thể là giống cây cao từ 1m trở lên hoặc giống lùn bắt đầu ra hoa khi mới 30cm

+ Hoa thược dược chia làm 2 loại là hoa cánh kép và hoa cánh đơn: Màu sắc của hoa thược dược rất phong phú, đặc biệt là giống hoa kép, với những cánh hoa khô màu trắng viền đỏ, hoa bên trong màu trắng ngọc bích kèm theo viền màu đỏ mã não vô cùng quyến rũ. Ngoài ra còn có các màu như vàng, kem, trắng, hồng, đỏ…

Cây Hoa Thược Dược

CÔNG DỤNG

+ Hoa thược dược rực rỡ, quyến rũ, thời kỳ ra hoa kéo dài, thân có thể cao đến 1m, khi trồng cây trong các chậu hoa có đường kính khoảng hơn 10cm, rất thích hợp bày ở phòng khách , mang lại nhiều cảm xúc thú vị. Đồng thời, cũng rất thích hợp đặt trong phòng ngủ, không những có tác dụng trang trí mà cây còn có thể nâng cao chất lượng giấc ngủ

+ Hoa thược dược có khả năng hút hydro sunfua, cacbonic, có tác dụng lọc không khí, kháng khuẩn, loại bỏ Aldehyde. Phần rễ củ của cây còn có tác dụng thông máu tụ

+ Thược dược ra hoa đẹp nhất vào mùa xuân vì thế cây thường chỉ được sử dụng để gieo trồng vào mùa xuân, đến khi ra hoa vào dịp tết để trưng bày trong vườn nhà, làm cho khu vườn thêm lấp lánh, nổi bậc và quyến rũ hơn. Hoa thược dược mang lại mùa xuân ấm áp, hơi thở trong lành, loài hoa có ý nghĩa là đại cát đại lợi, cảm kích tươi mới, ỹ nghĩa mới.

Cây Hoa Thược Dược

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

+ Ánh sáng: Ưa sáng, kỵ bóng râm. Nếu để cây ở chỗ có bóng râm trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển

+ Nhiệt độ: Cây thược dược ưa mát, sợ nóng nhiệt độ sinh trưởng lý tưởng là 20 độ C

+ Nước: Cây ưa ẩm, kỵ khô ráo và ngập nước. Lá to, sinh trưởng mạnh, cần tưới nước theo nguyên tắc khô nhiều tưới nhiều, tránh hiện tượng tưới quá nhiều nước làm thối rễ

+ Đất trồng: Thích hợp nhất với loại đất cát, có thể dùng hỗn hợp đất tơi cốp, màu mỡ, trung tính gồm 50% đất mục, 35% đất vườn. 10% đất cát, 5% đất tro.

+ Phân bón: ưa mùa mỡ, khi trồng, cây ngoài bón phân bón lót còn phải bón thúc. Từ lúc sinh trưởng đến khi cây nở hoa, cứ khoảng 10 ngày nên bón 1 lần phân lỏng

Cây Hoa Thược Dược

NHÂN GIỐNG

+ Cây thược dược chủ yếu sử dụng phương pháp giâm cành. Mùa xuân chọn chồi mới ở phần gốc. Để có nhiều hom hơn, có thể giữ lấy một đoạn chồi mới ở gốc, sau này có thể lấy mầm non ở phần nách chồi. Đem giâm vào đất cát pha đất mùn hoặc đất than bùn. Cây có thể cho hoa trong năm trồng mới.

+ Cũng có thể nhân giống bẳng cách tách gốc. thực hiện vào mùa xuân, chọn loại rễ củ, cắt cả chồi sống trên thân rễ, phải đảm bảo chắc chắn có chồi trên phần cổ của rễ củ, dùng phân tro phủ lên chổ miệng vết cắt để tránh thối rữa rồi đem trồng. Phương pháp tách gốc tương đối dễ, khả năng thành công cao, cây khỏe mạnh

+ Cây thược dược còn được nhân giống bằng cách gieo hạt

Cây Hoa Thược Dược

kimchau@wass.edu.vn

kimchau@wass.edu.vn

Hình ảnh: cây hoa thược dược được trồng khắp sân vườn và trang trí như những cây hoa khác tạo thành một vườn hoa đầy màu sắc thơ mộng

Quý khách có thể đặt mua online cây hoa thược dược tại đây. Chúng tôi sẽ liên hệ và giao tận nơi cho các bạn.

CÂY TRỒNG KHÁC DÙNG TRANG TRÍ TRONG NHÀ CẦN THAM KHẢO

cây trầu bà thanh xuân

Hình ảnh: cây trầu bà thanh xuân trồng chậu sứ trắng. cách trồng này phù hợp để bày trí trong phòng khách. Cây sẽ mang lại tài lộc cho gia chủ và hơn hết nó sẽ góp phần lọc không khí chống ô nhiễm bụi bẩn…

Tham khảo thêm những cây trồng trong nhà tại đây

GÓC TƯ VẤN CHỮA BỆNH BẰNG CÂY TRỒNG

CÁCH CHỮA BỆNH BẰNG CÂY RAU DỀN

công dụng của rau dền

Rau dền có thể dùng để lợi tiểu, sát trùng, trị được mẫn ngứa

Ăn rau dền nấu canh hàng ngày vừa lợi tiểu lại vừa tốt cho sức khỏe

Phong nhiệt, mắt mờ hay trị giun đũa thì dùng hạt rau dền. Rễ rau dền sắc chung với rễ bí ngô thì có thể ngăn chặn được xuất huyết trong thời kỳ sinh nở của phụ nữ

Củ rau dền khai vị, mạnh tì, hạ khí, lợi tiểu, bổ nội tạng, thông huyết mạch.

Bị kiết lỵ, đại tiện ra máu dùng củ dền giã vắt lấy nước cốt uống

Ngoài ra, ăn củ dền còn giúp cho người dễ ngủ nên rất tốt cho việc điều trị viêm thần kinh, ung thư

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Email: [email protected]

Điện thoại: 0977.749.704 – 0902.956.937.