Trên bề mặt Trái Đất tồn tại 3 kiểu môi trường chính là: môi trường đới lạnh, môi trường đới ôn hoà và môi trường nhiệt đới (hay còn gọi là môi trường đới nóng). Hôm nay chúng ta hãy cùng với DINHNGHIA.VN tìm hiểu về môi trường nhiệt đới nhé!
Môi trường nhiệt đới là gì? Môi trường nhiệt đới gió mùa là gì?
Môi trường nhiệt đới là cụm từ dùng để chỉ những khu vực nằm trong phạm vi khoảng từ 5o đến chí tuyến ở cả hai bán cầu Nam Bắc. Đây là một trong những khu vực có lượng dân cư phân bố đông nhất trên thế giới. Vậy, môi trường nhiệt đới và môi trường nhiệt đới gió mùa có điểm gì giống và khác nhau hay không?
Cũng nằm trong khu vực đới nóng, nằm cùng vĩ độ với môi trường nhiệt đới và hoang mạc nhưng thiên nhiên của môi trường nhiệt đới gió mùa lại có những nét đặc sắc riêng, điển hình là ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á.
Khí hậu môi trường nhiệt đới
Đúng như tên gọi của nó, khí hậu của môi trường này được đặc trưng bởi nhiệt độ cao quanh năm và trong một năm có thời kì khô hạn trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 9. Thời kì khô hạn này sẽ càng kéo dài, biên độ nhiệt độ lớn hơn khi nằm ở vị trí gần chí tuyến.
20oC là nhiệt độ trung bình hàng năm. Khoảng thời gian Mặt Trời đi qua thiên đỉnh chính là thời kì nhiệt độ tăng cao. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 500 mm đến 1500 mm.
Ngoài những đặc điểm chung với khí hậu môi trường nhiệt đới, khí hậu môi trường nhiệt đới gió mùa đặc đặc trưng bởi sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa theo mùa gió, thời tiết diễn biến thất thường hơn. Ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á, về mùa hạ có gió thổi từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, không khí vào mùa hạ thường mát mẻ và mưa lớn. Về mùa đông, gió mùa thổi từ lục địa ra, không khí khô và lạnh. Gió ấm hơn khi về gần xích đạo.
Đặc điểm của môi trường nhiệt đới
Bên cạnh điều kiện khí hậu, sự đa dạng của môi trường nhiệt đới gió mùa và môi trường nhiệt đới thể hiện ở các đặc điểm khác như sinh vật, địa hình, sông ngòi và đất đai.
Sinh vật
Sinh vật của môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa thay đổi theo mùa. Vào mùa mưa, thực vật và động vật đều tươi tốt, thay đổi một cách linh hoạt. Ở những khu vực mưa nhiều, rừng cây có nhiều tầng và có một số cây rụng lá vào mùa khô. Ở những khu vực mưa ít có đồng cỏ cao nhiệt đới.
Nhìn chung, thảm thực vật thay đổi dần về phía hai chí tuyến, rừng thưa chuyển sang đồng cỏ nhiệt đới hay còn gọi là xavan, tiếp là vùng cỏ mọc thưa thớt trên mặt đất cùng với những đám cây bụi gai được gọi là nửa hoang mạc.
Địa hình, sông ngòi
Địa hình của môi trường nhiệt đới đa dạng, từ các vùng núi cao, đến vùng đồi, đồng bằng. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa nhờ quá trình phong hoá diễn ra mạnh mẽ.
Đất đai
Loại đất đặc trưng của môi trường này là đất Feralit. Do ở các miền đồi núi, trong mùa mưa, nước mưa thấm sâu xuống các lớp đất đá bên dưới, đến mùa khô, nước lại di chuyển lên trên mặt mang theo oxit sắt, nhôm tích tụ lâu ngày làm cho đất có màu đỏ vàng.
Nếu không được cây cối che phủ và quá trình canh tác không hợp lí, đất ở môi trường nhiệt đới gió mùa dễ bị xói mòn, rửa trôi và thoái hoá.
Những thuận lợi và khó khăn của môi trường nhiệt đới
Thuận lợi
- Với nền nhiệt độ cao và nắng là điều kiện thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi phát triển quanh năm.
- Ngoài ra, đối với hoạt động nông nghiệp còn có thể thực hiện các biện pháp tăng vụ, gối vụ, xen canh, thâm canh nhờ điều kiện nhiệt ẩm dồi dào.
- Các sản phẩm nông nghiệp ở môi trường nhiệt đới gió mùa luôn được đa dạng, là nguồn cung lớn trên toàn thế giới.
Khó khăn
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, những khó khăn của môi trường nhiệt đới cũng là những thách thức lớn đối với con người.
- Các loại cây trồng, vật nuôi thường xuyên bị đe doạ bởi những loài dịch bệnh phá hoại, nhất là về mùa lũ.
- Đất đai bị xói mòn, hoang mạc hoá khiến cho chất dinh dưỡng trong đất không thể đáp ứng nhu cầu của cây trồng.
- Các loại thiên tai như lũ lụt, hạn hán kéo dài, sóng thần, bão… không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất mà còn gây trở ngại đối với hoạt động thường ngày của con người.
Như vậy, chúng ta đã cùng với Dinhnghia.vn tìm hiểu về những đặc điểm cơ bản nhất về môi trường nhiệt đới và môi trường nhiệt đới gió mùa. Đồng thời, đây cũng chính nội dung Bài 6 môi trường nhiệt đới Địa lí 7 sách giáo khoa, hi vọng với những kiến thức trên có thể phục vụ hiệu quả cho quá trình học tập của bạn.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!