Đừng bỏ lỡ mỏi chân phải làm sao hàng đầu 2023

Đau nhức xương khớp là căn bệnh thường gặp đối với người cao tuổi. Tuy nhiên hiện nay, bệnh lý này cũng khá phổ biến đối với giới trẻ. Đau nhức tay chân ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người và là nguy cơ của nhiều căn bệnh khác nguy hiểm hơn. Vậy thì cách trị nhức mỏi tay chân tại nhà như thế nào để mang đến hiệu quả lớn. Bài viết dưới đây của Tree Boss sẽ hướng dẫn chi tiết đến quý bạn đọc. Đừng bỏ lỡ nhé!

1. Đau nhức xương khớp là gì? Dấu hiệu của người bị đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp là tình trạng cơ thể xuất hiện các cơn đau nặng đột ngột hoặc nhẹ nhưng kéo dài. Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, khiến cơ thể mệt mỏi. Đồng thời, tinh thần cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều tác hại của bệnh như mất ngủ, ăn không ngon miệng.

Dấu hiệu ban đầu của bệnh đau nhức xương khớp là bàn tay và bàn chân tê nhẹ. Sau đó, các cơn đau dần lan ra khắp tay chân, gây cảm giác nhức mỏi. Thời điểm có thể cảm nhận rõ cơn đau là sáng sớm vừa thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Một số dấu hiệu khác đi kèm là cứng khớp khó cử động, đau vai gáy cổ, tay chân không không có sức.

Một số đối tượng dễ mắc triệu chứng đau xương khớp là người cao tuổi, người lười vận động, người có bệnh mãn tính, thai phụ, trẻ em. Thêm vào đó những người hoạt động quá mức như người làm việc trong môi trường khắc nghiệt hoặc vận động vân cũng dễ bị đau nhức xương khớp.

2. Nguyên nhân gây nhức mỏi tay chân

Chứng nhức mỏi chân tay ở mỗi vị trí sẽ xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số lý do gây đau nhức phổ biến.

2.1 Đối với xương khớp tay

Viêm khớp: Đây là tình trạng viêm nhiễm tại các khớp tay do các sụn khớp bị thoái hóa. Tay và cổ tay là nơi các sụn khớp dễ bị hao mòn, từ đó xuất hiện các tình trạng đau nhức và khả năng hoạt động tay kém. Một số dấu hiệu của viêm khớp tay bạn có thể nhận thấy như

  • Ngón tay và cổ tay có cảm giác đau âm ỉ hoặc nóng rát.
  • Đau khi thực hiện các động tác nhẹ như cầm nắm.
  • Các khớp tay đau nhức và căng cứng vào buổi sáng.
  • Sưng khớp tay.
  • Các khớp tay có cảm giác lỏng lẻo.
  • Xuất hiện u nang ở tay.

Hội chứng ống cổ tay: Hội chứng ống cổ tay xuất hiện khi các gân xung quanh ống cổ tay viêm nhiễm, sưng lên và chèn ép các dây thần kinh. Từ đó, bệnh lý sẽ gây ra các tình trạng tê tái và ngứa rát. Những dấu hiệu của hội chứng ống cổ tay đó là:

  • Ngón tay và lòng bàn tay thường xuyên bị bỏng rát, ngứa và tê.
  • Bàn tay đau nhức, đặc biệt là ngón cái, ngón giữa và ngón trỏ.
  • Sưng nhẹ ở ngón tay.
  • Cổ tay cứng, khó khăn khi cầm nắm vật.
  • Mất cảm giác ở tay.

Viêm bao gân De Quervain: Đây là tình trạng gốc ngón tay cái bị tê, đau do gân quanh gốc này bị viêm nhiễm. Các triệu chứng của bệnh viêm bao gân De Quervain gồm:

  • Ngón tay cái bị đau.
  • Ngón tay cái bị sưng.
  • Ngón tay cái khó cử động hay chịu sức nặng.
  • Có thể cảm nhận được cảm giác dính và có âm thanh khi di chuyển ngón cái.

Viêm gân gấp ngón tay: Các ngón tay của người mắc bệnh viêm gân sẽ ở dạng tư thế cong. Các ngón tay khó khăn khi duỗi thẳng. Bệnh viêm gân gấp ngón tay gồm các triệu chứng như:

  • Vào buổi sáng, các ngón tay sẽ khó khăn để gấp lại.
  • Khi nắm hoặc duỗi tay sẽ cảm thấy đau nhức.
  • Cần sự hỗ trợ của tay khác để duỗi các ngón tay thẳng.
  • Ở chỗ đau xuất hiện vết sưng.

U nang hạch: Bệnh lý này khó phát hiện vì không gây ra các triệu chứng. Những u nang này chứa chất lỏng, thường xuất hiện với nhiều kích cỡ khác nhau ở phía sau cổ tay, khớp cuối ngón tay hoặc gốc ngón cái. Các u có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu những u thay đổi kích thước lớn với tốc độ nhanh thì dây thần kinh sẽ bị chèn ép, từ đó gây ra các tình trạng đau nhức, tê ngứa ở tay.

Bệnh Gout: Đây là một dạng viêm khớp gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Những cơn đau xuất hiện đột ngột khiến khiến người mắc bệnh cảm thấy khó chịu. Sau đây là một số triệu chứng của bệnh Gout:

  • Cảm giác bàn tay và cổ tay đau rát dữ dội.
  • Giấc ngủ bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì những cơn đau xuất hiện bất ngờ.
  • Bàn tay cảm giác bị bỏng.

Lupus: Đây là bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị tấn công nhằm vào các tế bào, mô khỏe mạnh. Bệnh có thể gây ra các tình trạng đau nhức cơ bắp tay và viêm nhiễm tại các vùng khác của cơ thể. Sau đây là một số triệu chứng:

  • Các mô cơ tại khớp tay đau nhức.
  • Sốt cao đột ngột.
  • Nổi ban đỏ trên mặt, bàn tay.
  • Tóc rụng.
  • Màu ngón tay tím tái, nhợt nhạt.
  • Khó khăn khi hít vào thở ra.
  • Tinh thần mệt mỏi, chán nản

Bệnh thần kinh ngoại biên: Bệnh khiến cho cơ thể mệt mỏi, đau nhức, tê bì chân tay. Nguyên nhân dây thần kinh bị tổn thương xuất phát từ các bệnh như tiểu đường, chấn thương, nhiễm trùng,… Các triệu chứng của bệnh gồm:

  • Cảm giác bàn tay bị tê buốt và ngứa ran.
  • Không thể thực hiện các hành động cầm, nắm.
  • Thường cảm thấy đau, lạnh buốt hoặc nóng ran ở tay.
  • Tay trở nên nhạy cảm hơn.

Hiện tượng Raynaud: Bệnh xuất hiện khi tay hoặc chân tiếp xúc với nhiệt độ thấp bị tê, căng cứng. Những người mắc bệnh thường nhạy cảm với nhiệt độ thấp vì cơ thể sẽ bắt đầu cơ chế làm chậm quá trình cung cấp máu cho da khi gặp lạnh. Từ đó các mạch máu tay cũng bị thu hẹp. Triệu chứng cụ thể như:

  • Bàn tay và chân lạnh.
  • Ngón tay và chân có màu sắc khác thường.
  • Tay chân nhức mỏi, cảm giác bị kim châm hoặc có cảm giác tê buốt, nóng ran.
  • Xuất hiện vết lở loét, hoại tử, mô bị tổn thương.

>>>> THAM KHẢO THÊM: Massage bấm huyệt toàn thân tốt không? 4 mẹo xoa bóp tại nhà

2.2 Đối với xương khớp chân

Chuột rút: Đây là hiện tượng phổ biến thường gặp khi cơ thể mất nước hoặc bị dị ứng với một số thành phần của thuốc. Khi xuất hiện chuột rút, bạn sẽ cảm thấy các cơ bị đau thắt, chân tay đột ngột nhức mỏi, khó co chân lại vì đau. Khu vực bị chuột rút xung quanh căng cứng và cơ thể hiện các nốt đỏ.

Thương tích: Khi hoạt động quá mức hoặc sai cách khiến chân tay bị nhức mỏi có nghĩa bạn đang gặp các chấn thương xương khớp bên trong. Chấn thương bao gồm một số triệu chứng như:

  • Căng cơ: Chấn thương thường gặp khi các cơ bị giãn quá mức.
  • Viêm gân: Tình trạng chân tay nhức mỏi vì gân bị viêm.
  • Viêm bao hoạt dịch đầu gối: Túi chất lỏng của khớp gặp tình trạng viêm nhiễm, sưng đỏ.
  • Nẹp Shin: Vận động quá mức khiến khiến xương ống chân bị rách.

Xơ vữa động mạch: Đây là tình trạng tắc nghẽn động mạch vì bị thu hẹp và xơ cứng. Triệu chứng xuất hiện khi chất béo và Cholesterol được tích tụ quá nhiều khiến máu không thể lưu thông và các mô khó nhận oxy. Từ đó gây ra các cơn đau ở chân, đặc biệt là bắp chân.

>>>> TÌM HIỂU THÊM: 6 bài tập giãn cơ bắp chân giúp chắc khỏe đơn giản cho người mới

3. Cách làm hết nhức chân nhanh nhất tại nhà

Đau nhức xương khớp kéo dài khiến chất lượng cuộc sống suy giảm. Hơn nữa, người mắc bệnh thường chán ăn, giấc ngủ bị giãn đoạn, tinh thần mệt mỏi. Bạn có thể tham khảo một số cách trị nhức mỏi tay chân tại nhà sau.

3.1 Cách massage bắp chân đỡ mỏi

Khi bạn nghỉ ngơi đầy đủ, cơ bắp được thư giãn thì chứng đau nhức sẽ suy giảm. Tuy nhiên để hiệu quả hơn, bạn có thể tham khảo giải pháp mua ghế massage thư giãn để trị nhức mỏi tay chân. Sản phẩm được tích hợp nhiệt hồng ngoại thế hệ mới, con lăn 4D hiện đại làm suy giảm các chứng đau nhức, thư giãn và phục hồi sức khỏe ngay tại nhà.

3.2 Sử dụng túi chườm chữa nhức mỏi cơ bắp kéo dài

Nếu bạn là người thường xuyên bị nhức mỏi tay chân vì hoạt động nhiều, túi chườm sẽ là một cách làm hết nhức mỏi tay chân thích hợp. Có 2 phương pháp để sử dụng túi chườm là chườm nóng và chườm lạnh. Dưới đây là một số thông tin chi tiết có thể tham khảo:

Chườm nóng là phương pháp sử dụng nhiệt độ cao từ 37 – 50 độ C đặt lên các vùng đau nhức giúp kích thích tốc độ lưu thông máu, giảm đau nhức xương khớp. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thiết bị massage nhiệt hồng ngoại tiên tiến.

Chườm lạnh là cách trị nhức mỏi tay chân tại nhà sử dụng nhiệt độ dưới 15 độ C, thường dùng cho các cơn đau sau chấn thương, đau răng, hạ sốt,… Có 2 cách để chườm lạnh là tác động nhiệt kéo dài và không kéo dài.

  • Tác động nhiệt kéo dài: Làm các mạch máu nhỏ co lại giúp giảm tốc độ lưu thông máu và khả năng chuyển hóa, tiêu thụ oxy. Từ đó ngăn chặn viêm tay chân phù nề.
  • Tác động nhiệt không kéo dài: Làm co mạch và giãn mạch xung huyết để tăng khả năng lưu thông máu, giảm co giật cơ và đau nhức xương khớp.

>>>> KHÁM PHÁ NGAY: Kỹ thuật massage bàn chân thải độc tố “Cực Đơn Giản” tại nhà

3.3 Ngâm chân trị đau nhức mỏi khớp

Ngâm chân là phương pháp phục hồi cơ thể bằng cách tăng khả năng lưu thông máu, thải độc, thư giãn. Ngâm chân bằng nước nóng hoặc nước muối ấm có thể hỗ trợ giảm đau nhức tay chân, ngăn ngừa thoái hóa xương khớp và các vấn đề tiêu hóa, huyết áp.

3.4 Mát xa truyền thống chữa đau nhức chân vào ban đêm đi ngủ

Mát xa truyền thống là mẹo chữa nhức mỏi chân tay đơn giản và lâu đời. Có 2 cách mát xa phổ biến nhất để trị chứng đau mỏi tay chân là châm cứu và xoa bóp bằng tay.

Châm cứu làm giảm đau nhức cơ thể bằng cách tiết ra chất dẫn truyền thần kinh Serotonin để tinh thần người bệnh được thoải mái, vui vẻ, giảm đi các cơn đau nhức.

Xoa bóp bàn tay là phương pháp đơn giản và thuận tiện nhất để mát xa giảm đau nhức cơ thể. Bạn đọc có thể tham khảo 2 cách mát xa bằng tay dưới đây:

  • Dùng tay này bóp tay kia: Đầu tiên dùng tay trái nắm lấy cẳng tay phải. Từ từ thực hiện các động tác gấp, duỗi, xoay tay phải từ trái sang trong vòng 30 giây và đổi chiều. Tay trái sử dụng lực vừa đủ kéo các ngón tay phải đến khi phát ra âm thanh. Sau đó đổi bên tay và thực hiện lại.
  • Chà xát lòng bàn tay: Đặt lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia, chà xát liên tục để phát ra nhiệt. Mát xa các ngón tay bằng cách dùng tay này bóp tay kia. Tiếp tục đổi bên và thực hiện lại vài lần.

3.5 Sử dụng các thực phẩm thiên nhiên

Thực phẩm thiên nhiên có thể trị các chứng đau nhức xương khớp mà bạn không thể ngờ đến. Một số cách trị nhức mỏi tay chân tại nhà bằng thực phẩm có sẵn dưới đây.

Gừng và muối: Nước ngâm chân kết hợp gừng và muối sẽ khắc phục được khả năng lưu thông máu, làm giảm tình trạng đau nhức chân tay. Cách sử dụng cụ thể:

  • Đập dập gừng và muối, sau đó cho vào chậu nước ấm.
  • Trước khi ngủ sử dụng hỗn hợp này để ngâm tay chân.
  • Áp dụng phương pháp này thường xuyên để thấy hiệu quả thay đổi rõ rệt.

Nghệ: Thành phần Curcumin có trong nghệ rất tốt để trị nhức mỏi tay chân. Cách sử dụng nghệ trị đau nhức xương khớp như sau:

  • Cho 1 thìa bột nghệ vào sữa nóng, có thể thêm 1 thìa mật ong nguyên chất.
  • Sử dụng hỗn hợp uống hàng ngày.
  • Ngoài ra, có thể làm hỗn hợp nghệ và nước để xoa bóp tay chân.

Ngải cứu: Đây là loại cây mang đặc tính nóng rất phổ biến để điều trị đau nhức xương khớp. Ngải cứu còn nhiều tác dụng khác như an thần, lợi mật, kháng khuẩn,… Cách sử dụng ngải cứu trị nhức mỏi tay chân:

  • Lá ngải cứu sau khi rửa sạch bỏ vào hỗn hợp nước ấm và muối hột.
  • Đợi lá mềm thì đắp trên các vùng cơ bắp đau nhức.
  • Lá ngải cứu giúp lưu thông máu và giảm tê nhức tay chân hiệu quả.

Quế: Quế sở hữu nhiều lợi ích cho sức khỏe như ngừa bệnh đái tháo đường, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, kháng viêm. Đặc biệt quế có thể hỗ trợ lưu thông máu, ngăn ngừa tê bì tay chân. Cách trị nhức mỏi tay chân bằng quế là:

  • Uống một ly nước ấm pha với quế mỗi ngày.
  • Có thể thêm mật ong nguyên chất vào hỗn hợp.
  • Sau vài tuần sẽ thấy suy giảm tình trạng đau nhức tay chân.

Dầu Olive: Hỗ trợ kích thích lưu thông máu, giảm chứng viêm khớp. Bạn có thể sử dụng dầu Olive để massage những vùng bị đau nhức, tê mỏi. Cách dùng dầu Olive để xoa bóp tay chân dưới đây:

  • Đun nóng dầu Olive đến khi dầu ấm.
  • Dùng dầu massage nhẹ nhàng vùng chân từ 10-15 phút.
  • Duy trì động tác đến khi cảm nhận được cơn đau nhức suy giảm.

Giấm táo: Một cách trị nhức mỏi tay chân nữa là sử dụng giấm táo. Giấm táo là một nguyên liệu sở hữu nhiều công dụng có ích đối với sức khỏe, đặc biệt là tính kháng viêm vô cùng hiệu quả để trị chứng đau nhức xương khớp. Cách sử dụng cụ thể:

  • Cho 2 muỗng cà phê giấm táo vào cốc nước ấm.
  • Có thể kết hợp với nước mật ong nguyên chất.
  • Uống ngày 2 lần và duy trì trong thời gian dài để cảm nhận hiệu quả rõ rệt nhất.

Lá bắp cải: Đây là một phương pháp khá “lạ đời” nhưng lại có khả năng chữa chứng đau nhức xương khớp hiệu nghiệm. Cách sử dụng lá bắp cải:

  • Lựa chọn lá bắp cải tươi và thực hiện ngâm trong 30 phút.
  • Đặt lá bắp cải lên vùng chân bị đau, sau đó quấn một miếng vải cotton sạch.
  • Để qua đêm và thực hiện liên tiếp trong 3 ngày.

Khoai tây: Một nguyên liệu tự nhiên không thể thiếu trong việc trị nhức mỏi tay chân là khoai tây. Sử dụng khoai tây để trị đau nhức tay chân như sau:

  • Đun sôi một củ khoai tây lớn và để nguội.
  • Nghiền nhuyễn và thêm 1 thìa cà phê muối.
  • Đắp lên vùng chân bị đau và quấn bằng một lớp vải sạch trong vòng 30 phút.

3.6 Trị nhức mỏi bằng muối Epsom

Khác với muối bình thường có vị mặn, muối Epsom là một loại khoáng chất có vị đắng. Bằng cách ngâm mình vào bồn nước ấm đã pha 2 cốc muối Epsom, cơ thể bạn sẽ được thư giãn, các vùng tay chân suy giảm tình trạng đau nhức, hệ thống lưu thông máu được tuần hoàn.

3.7 Tập thể dục vận động

Tập thể dục là phương pháp để tăng cường sức khỏe tốt nhất. Hoạt động thể chất khoa học và điều độ sẽ giúp cảm nhận về sự thay đổi của cơ thể và tinh thần vui vẻ. Đây là phương pháp trị nhức mỏi tay chân, ngăn ngừa cơ thể tích mỡ thừa, tăng cường khả năng trao đổi chất hiệu quả.

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Sơ đồ bấm huyệt lòng bàn chân & cách xoa bóp chữa bách bệnh

4. Mẹo chữa trị bị mỏi tay phải làm sao?

4.1 Sử dụng thuốc nhức mỏi tay chân

Những thuốc trị nhức mỏi tay quen thuộc mà bạn có thể mua tại tiệm thuốc như Paracetamol, Tatanol hay thuốc chống viêm không chứa steroid như Naproxen, Ibuprofen. Tuy nhiên, bạn cũng cần sử dụng đúng cách theo hướng dẫn sử dụng của từng loại để tránh trường hợp lạm dụng, không dùng đúng liều lượng hoặc dị ứng với các thành phần thuốc. Điều này sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho người dùng.

4.2 Cách trị nhức tay tại nhà bằng bóp và xát giúp máu lưu thông

Ngoài việc sử dụng thuốc thì biện pháp an toàn hơn là vận động nhẹ nhàng, massage và xoa bóp các cơ. Điều này nhằm giúp máu lưu thông và giảm thiểu tình trạng đau nhức.

  • Bước 1: Dùng bàn tay phải bóp và xoa nắn từ cổ tay tới vai của cánh tay trái.
  • Bước 2: Lặp lần lượt các động tác tương tự như bước 1 nhưng đổi hướng ngược lại
  • Bước 3: Lặp lại mỗi bên từ 5 – 10 lần trong khoảng 20 phút đến khi nào thấy cơ thể nóng lên và các cơ được thoải mái, thư giãn hơn.

4.3 Cách làm cho tay đỡ mỏi bằng xoay nắm cổ tay

Một trong những triệu chứng của nhức mỏi cơ thể là đau ở phần cổ tay. Bài tập vừa đơn giản vừa giúp giảm tình trạng đau mỏi cổ tay, thúc đẩy khí huyết lưu thông, da dẻ hồng hào. Cụ thể tham khảo bên dưới:

  • Bước 1: Hai bàn tay nắm lại với nhau.
  • Bước 2: Quay cổ tay theo chiều kim đồng hồ 10 lần.
  • Bước 3: Quay cổ tay theo chiều ngược lại tiếp tục 10 lần.
  • Bước 4: Lặp lại động tác này 10 phút một ngày để phát huy tác dụng.

4.4 Làm căng cổ tay để trị nhức mỏi

Một cách khác để giảm tình trạng nhức mỏi cổ tay đó là làm căng cổ tay. Biện pháp này không chỉ tác động lên một bộ phận cơ thể mà còn có tác dụng trị liệu đau mỏi cho phần cánh tay và vai.

  • Bước 1: Duỗi thẳng cánh tay ra trước mặt.
  • Bước 2: Úp lòng bàn tay bàn tay xuống dưới.
  • Bước 3: Dùng tay còn lại ấn nhẹ vào các phần trên bàn tay đến khi cảm thấy căng tức.
  • Bước 4: Từ từ thả lỏng bàn tay để thấy được sự khác biệt.
  • Bước 5: Thực hiện với bên tay còn lại, mỗi bên thực hiện 10 lần.

4.5 Hoạt động nhẹ giúp linh hoạt ngón tay

Nguyên nhân của tình trạng đau nhức mỏi tại phần bàn tay là do các cơ thường xuyên phải hoạt động. Việc thực hiện các bài tập thường xuyên sẽ giúp các ngón tay hoạt động linh hoạt hơn. Bạn có thể phương pháp “Uốn gập các ngón tay” cơ bản bên dưới:

  • Bước 1: Khép ngón cái lại vào sâu phía lòng bàn tay.
  • Bước 2: Kéo ngón cái vào càng sâu càng tốt ít nhất là tới khớp cuối của ngón út
  • Bước 3: Thực hiện trong trạng thái các ngón dương thẳng lên trên.
  • Bước 4: Lặp lại động tác này nhiều lần với cả hai bên.

5. Cách ngăn ngừa nhức mỏi tay chân

Ngoài những cách chữa bệnh nhức mỏi tay chân, các bạn cũng nên ghi nhớ một số điều sau để bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa các bệnh lý tốt:

  • Quan tâm cơ thể và điều chỉnh các bài tập phù hợp. Lưu ý khởi động trước khi tập và giãn cơ đầy đủ sau khi tập.
  • Làm quen các bài tập thể dục từ cường độ nhẹ đến cao để cơ thể dần thích nghi. Từ đó giảm nguy cơ chấn thương, đau cơ.
  • Uống một lượng cà phê vừa phải trước khi tập để giảm tình trạng đau nhức cơ bắp. Lưu ý cơ thể thiếu nước cũng sẽ gây ra tình trạng đau cơ bắp.
  • Nếu cơn đau nhức kéo dài liên tục 1 tuần, kèm theo các triệu chứng như khó thở, chóng mặt thì bạn nên đi khám ngay.
  • Người đau nhức xương khớp nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
  • Không nên ăn quá nhiều thịt đỏ và chất béo vì tình trạng đau nhức xương khớp, viêm nhiễm sẽ nặng hơn.
  • Hạn chế lao động nặng quá sức, hoạt động sai tư thế như ngồi xổm.
  • Người mắc bệnh béo phì nên có kế hoạch giảm cân để ngăn ngừa các bệnh gây hại sức khỏe.
  • Dành thời gian 30 – 45 phút mỗi ngày để tập thể dục.
  • Khi lao động, vui chơi hãy chú ý cẩn thận để tránh gặp chấn thương.
  • Nên cân bằng giữa khoảng thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Các bạn nên đi ngủ trước 23h và ngủ đủ 6 tiếng mỗi ngày.
  • Chú ý giữ ấm để bảo vệ cơ thể khi trời lạnh.

Như vậy Tree Boss đã hướng dẫn quý bạn đọc cách trị nhức mỏi tay chân tại nhà chi tiết. Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã biết cách trị nhức mỏi tay chân phù hợp nhất. Ngoài ra, khách hàng có nhu cầu tư vấn ghế massage thư giãn kết hợp công nghệ nhiệt hồng ngoại cao cấp, hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 0961501507 – 0966501507 để đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp tư vấn nhé!