[Tư vấn] Đau răng khôn uống thuốc gì giảm đau nhanh chóng?

Đau răng khôn ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của bạn, không chỉ ăn nhai khó khăn, vệ sinh răng cũng đau nhức mà còn khiến bạn mất ngủ vào ban đêm. Khi đó, sưng đau răng khôn uống thuốc gì để giảm đau hiệu quả sẽ giúp bạn có thể sinh hoạt bình thường.

1. Dấu hiệu nhận biết mọc răng khôn

  • Phần lợi bị sưng đỏ: Dấu hiệu đầu tiên khi mọc răng khôn đó chính là lợi bị sưng đỏ, răng khôn không chỉ làm sưng phần lợi trên răng mà còn ảnh hưởng đến các mô nước xung quanh răng.
  • Đau ở phần trong cùng của xương hàm: Răng khôn mọc lên đẩy nướu gây ra các cơn đau nhức nhẹ. Hoặc trong trường hợp răng khôn mọc lệch thì cảm giác đau nhức, khó chịu sẽ rõ rệt hơn rất nhiều.
  • Sốt nhẹ: Đây là dấu hiệu thường gặp ở giai đoạn đầu mọc răng khôn. Hiện tượng sốt chỉ ở mức độ nhẹ chứ không sốt cao hay kéo dài nên không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe.
  • Hàm khó cử động: Bởi răng khôn mọc ở vị trí trong cùng và lúc này xương hàm đã cứng chắc nên thường xảy ra hiện tượng cứng hàm, khó cử động làm ảnh hưởng đến ăn nhai và vệ sinh răng miệng.

Thời gian mọc một chiếc răng khôn khá lâu, có trường hợp phải vài năm mới mọc hoàn thiện. Điều này cũng có nghĩa là cơn đau nhức có thể đeo bám bạn trong thời gian dài. Để giảm bớt đau nhức khi mọc răng khôn thì bạn có thể tìm hiểu “đau răng khôn uống thuốc gì?” ở dưới đây.

2. Sưng đau răng khôn uống thuốc gì để giảm đau hiệu quả nhất?

2.1 Các loại thuốc giảm đau răng khôn hiệu quả nhất

Đau răng khôn uống thuốc gì là trăn trở của rất nhiều người đang trong giai đoạn mọc răng khôn. Để giảm đau răng hiệu quả bạn có thể tham khảo một số loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau Spiramy:

Đây là loại thuốc giảm đau răng khôn hiệu quả trong các trường hợp răng đau nhẹ, hơi sưng. Thuốc này bạn cần uống 6 viên/ngày và chia đều trong mỗi lần uống.

  • Thuốc giảm đau Ibuprofen:

Nên sử dụng loại thuốc này cho các tình trạng đau răng khôn nặng và sưng hơn. Thuốc Ibuprofen được bày bán khá nhiều ở các hiệu thuốc nên bạn sẽ không quá khó khăn để tìm được nó.

  • Sử dụng thuốc Spiramy kết hợp với Paracetamol:

Hai loại thuốc này có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau răng khôn và có triệu chứng sốt. Sử dụng Spiramy với liều lượng như trên cùng với 3 viên Paracetamol chia đều trong một ngày sẽ giúp bạn giảm đau nhanh chóng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số loại kháng sinh có công dụng ngừa viêm, tiêu sưng như Amoxicyclin, Doxycyclin, Tetracylin, Spiramycin.…

2.2 Mọc răng khôn có nên uống thuốc giảm đau không?

Các loại thuốc trên có thể giúp giảm đau răng khôn tức thời nhưng không thể điều trị triệt để. Hơn nữa, tình trạng đau răng khôn có thể nghiêm trọng hơn, kéo dài nhiều ngày, sốt cao, nổi hạch nếu là trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch. Khi đó, đau răng khôn uống thuốc gì cũng không thể ngăn ngừa được đau nhức và biến chứng nguy hiểm.

Chính vì vậy, các chuyên gia không khuyến khích sử dụng thuốc giảm đau răng khôn để điều trị, đặc biệt là khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Tốt nhất là ngay khi xuất hiện những triệu chứng sưng lợi, đau nhức răng khôn thì bạn nên đến nha khoa thăm khám để kiểm tra và nhổ răng khôn kịp thời thay vì chỉ uống thuốc giảm đau răng khôn tại nhà.

Xem thêm: Chụp X-quang răng khôn có cần thiết không? Giá bao nhiêu tiền?

Nguyên nhân răng khôn bị hôi miệng và cách xử lý nhanh chóng

3. Đau răng khôn phải làm gì để hạn chế đau nhức?

Bên cạnh uống thuốc giảm đau thì một chế độ chăm sóc răng miệng khoa học cũng là giải pháp giúp giảm đau răng khôn tối ưu.

3.1 Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

  • Bạn nên sử dụng các thực phẩm mềm, hạn chế ăn nhai như cháo, súp,… Có thể thay đổi các món này bằng các loại thịt khác nhau nhưng tránh sử dụng thịt gà.
  • Bổ sung nhiều loại rau củ cần thiết để giúp thanh lọc cơ thể và giảm sốt hiệu quả khi mọc răng khôn.
  • Nên sử dụng các loại sinh tố và sữa để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho sức khỏe răng miệng và cơ thể. Nhưng cần lưu ý là súc miệng kỹ lưỡng lại với nước để loại bỏ cặn bám trên răng.

3.2 Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ

  • Mặc dù bạn cảm thấy đau nhức khi mọc răng khôn nhưng bạn vẫn phải đảm bảo vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng. Hãy chải răng nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm, tránh tác động mạnh vào vùng nướu bị đau.
  • Sử dụng nước muối để súc miệng, giúp sát khuẩn hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
  • Có thể sử dụng chỉ nha khoa sau các bữa ăn để làm sạch các kẽ răng, ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi tấn công vào vị trí mọc răng khôn gây ra nhiễm trùng nướu.

Xem thêm: Răng khôn bị sâu nên hay không nên nhổ bỏ?

Trên đây, Nha khoa Trẻ đã chia sẻ đến bạn một số loại thuốc được sử dụng để giảm đau răng khôn hiệu quả, chắc hẳn bạn không còn băn khoăn về vấn đề “đau răng khôn uống thuốc gì” rồi chứ. Nếu cần thêm bất cứ thông tin nha khoa nào khác thì bạn có thể liên hệ với Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334 hoặc nhắn tin qua cửa sổ chat bên phải để được giải đáp nhanh chóng.