Bà bầu tháng cuối có được nằm võng không? Nằm thế nào cho tốt?

“Bà bầu tháng cuối có được nằm võng không?” vẫn luôn là vấn đề gây tranh cãi. Nhiều người cho rằng bà bầu nằm võng sẽ dễ ngủ hơn. Tuy nhiên cũng có không ít ý kiến đưa ra hàng loạt bất lợi khuyên mẹ không nên nằm võng. Vậy câu trả lời là gì? Mời bạn đọc hãy cùng với Monkey tìm hiểu trong bài viết này!

Bà bầu tháng cuối có được nằm võng không?

Trong những tháng cuối của thai kỳ, tình trạng mất ngủ ở mẹ bầu xảy ra rất phổ biến. Đó là lý do vì sao khiến nhiều người lựa chọn võng để nằm giúp đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Bởi nhiều nghiên cứu đã cho thấy, sự rung lắc nhẹ của võng sẽ giúp con người có giấc ngủ nhanh và sâu hơn. Đồng thời, nằm võng ngủ còn có tác dụng cải thiện trí nhớ rất hiệu quả.

Bà bầu tháng cuối không nên nằm võng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên, với câu hỏi “bà bầu tháng cuối có được nằm võng không?” thì các chuyên gia lại khuyến cáo thai phụ không nên nằm. Bởi nằm võng khi mang thai tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho cả mẹ mà chúng ta không thể phòng tránh được. Cụ thể:

Bà bầu tháng cuối nằm võng khiến thai nhi bị chèn ép

Bụng bầu càng to càng khiến thai nhi bị chèn ép nặng khi mẹ nằm võng, đặc biệt là với tư thế nằm gập người hoặc nghiêng mình sang một bên. Hơn nữa, nằm võng rất khó trở mình, thay đổi tư thể, không gian gò bó sẽ khiến mẹ cảm thấy khó chịu, chân tay dễ bị nhức mỏi,…

Hệ hô hấp của thai phụ hoạt động kém khi nằm võng

Khi nằm võng, cơ thể mẹ bầu sẽ bị bó hẹp lại, phần đầu và chân cao trong khi phần thân lại thụt sâu xuống phía dưới. Điều này đã vô tình gây sức ép cho ngực, hậu quả dẫn đến là khiến thai phụ khó thở, hệ hô hấp bị ảnh hưởng.

Hệ hô hấp của mẹ bầu sẽ bị ảnh hưởng khi nằm võng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bên cạnh đó, do đầu ở vị trí cao khi nằm võng khiến quá trình lưu thông máu lên não bị cản trở. Từ đó không chỉ khiến tim phải chịu thêm áp lực mà còn gây ra thiếu máu lên não, điều này hoàn toàn không tốt với sức khỏe của bà bầu.

Cột sống bà bầu bị ảnh hưởng khi nằm võng

Có nhiều nghiên cứu đã cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân gặp vấn đề về xương sống có thói quen nằm võng cao hơn những người không có thói quen đó. Trong khi đó, phụ nữ mang thai lại là đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu canxi nên độ chắc khỏe của xương khớp bị giảm đi đáng kể. Nếu bà bầu tháng cuối nằm võng sẽ có nguy cơ cao mắc các vấn đề về xương sống như đau dây thần kinh cột sốt, thoát vị đĩa đệm,…

Bà bầu tháng cuối nằm võng có nguy cơ dễ bị ngã

Khi hỏi “bà bầu tháng cuối có được nằm võng không?”, câu trả lời là không còn bởi nguy cơ dễ ngã. Càng gần thời điểm dự kiến sinh, bụng của mẹ bầu ngày càng phát triển to hơn khiến cho việc đi lại, đứng lên hay ngồi xuống gặp nhiều khó khăn. Do đó, quá trình đứng lên, ngồi xuống sẽ khiến mẹ có nguy cơ bị ngã, đe dọa sự an toàn của cả thai phụ và thai nhi.

Bà bầu nằm võng có nguy cơ bị ngã sẽ rất nguy hiểm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Với những nguy hiểm mà bà bầu có thể phải đối mặt được liệt kê ở trên thì chắc hẳn chúng ta đã hiểu lý do vì sao các chuyên khuyến cáo bà bầu tháng cuối không nên nằm võng. Nhìn chung, nằm trên giường vẫn là lựa chọn tốt nhất dành cho mọi phụ nữ mang thai.

Xem thêm:

  • Tất tần tật những thông tin quan trọng bà bầu tháng cuối cần ghi nhớ
  • Bà bầu tháng thứ 8 có được quan hệ không? Gợi ý 3 tư thế an toàn cho mẹ và bé

Hướng dẫn bà bầu tháng cuối nằm võng an toàn

Có thể thấy, nằm võng tuy có lợi nhưng với phụ nữ mang thai thì lại có thể gây ra nhiều bất lợi về sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bắt buộc không có gì để nằm ngoài võng hoặc thi thoảng mẹ bầu muốn thay đổi chỗ nằm thì vẫn có thể lựa chọn võng.

Bà bầu cần kiểm tra chắc chắn độ an toàn của võng trước khi nằm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Do đó, ngoài thắc mắc bà bầu tháng cuối có được nằm võng không thì các chị em cũng cần quan tâm đến vấn đề làm sao để giữ an toàn khi nằm võng. Theo các chuyên gia, để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé, bà bầu tháng cuối nằm võng cần lưu ý các vấn đề an toàn như sau:

  • Nằm võng trong thời gian ngắn, không nên nằm quá lâu có thể sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy khó thở, đau mỏi lưng, tê chân do máu lưu thông kém,…

  • Điều chỉnh độ cong của võng phù hợp sẽ giúp mẹ bầu nằm cảm thấy thoải mái hơn, thậm chí có thể nằm ngửa mà không thấy khó thở. Trong khi đó, việc chỉnh võng có độ cong quá mức sẽ khiến cơ thể mẹ bị gập lại do phần đầu và thân ở vị trí cao quá so với phần thân trũng ở giữa. Từ đó dẫn đến tức bụng, khó chịu.

  • Cẩn thận khi lên xuống võng: Bà bầu nằm võng cần đảm bảo chú ý cẩn thận, tránh tình trạng mắc chân vào võng sẽ khiến mẹ bầu bị ngã “sấp mặt” xuống đất rất nguy hiểm.

  • Lựa chọn loại võng chắc chắn: Trước khi nằm xuống võng, tốt nhất mẹ bầu cần kiểm tra kỹ võng có bị mục, thủng, sờn, yếu chỗ nào hay không và đã buộc chắc chắn chưa. Nếu có thì không nên nằm, tốt nhất mẹ hãy chọn chiếc võng còn mới, có độ chắc chắn tốt. Điều này giúp giảm nguy cơ bị đứt, thủng võng khi nằm khiến mẹ bị chấn thương.

  • Treo võng thấp sát mặt đất: Đây là cách an toàn giúp giảm chấn thương nếu nguy cơ té võng xảy ra.

Nếu đảm bảo được những yếu tố an toàn trên thì việc bà bầu tháng cuối nằm võng sẽ giảm bớt đáng kể mối nguy hiểm có thể gặp phải. Vì vậy, các mẹ bầu tuyệt đối đừng quên những lưu ý này!

Tư thế nằm tốt nhất dành cho bà bầu tháng cuối

Nếu như câu trả lời của “bà bầu tháng cuối có được nằm võng không?” là không thì bà bầu nên nằm thế nào là tốt nhất? Đó chính là giường, nệm, hay thậm chí cả trên sàn nhà miễn sao đảm bảo được không gian thoải mái, bằng phẳng và sạch sẽ để mẹ bầu có thể nằm được.

Khi nằm ngủ trên không gian bằng phẳng, quá trình lưu thông máu trong cơ thể mẹ bầu sẽ thuận lợi hơn, giúp cho thai nhi được phát triển một cách tốt nhất. Dù vậy nhưng không phải tư thế nằm nào cũng tốt cho bà bầu tháng cuối.

Nằm nghiêng sang trái là tư thế tốt nhất cho bà bầu tháng cuối. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Theo lời khuyên của các chuyên gia, bà bầu tháng cuối nên lựa chọn tư thế nằm nghiêng mình sang bên trái là tốt nhất. Bởi trong giai đoạn cuối thai kỳ này, tử cung đã xoay ngược về phía bên phải. Vì vậy, việc mẹ nằm nghiêng sang trái sẽ không gây chèn ép lên thai nhi, đồng thời còn giúp cho quá trình lưu thông máu dễ dàng hơn.

Mặc dù nghiêng sang trái là tư thế nằm tốt nhất dành cho bà bầu tháng cuối nhưng chúng ta cũng không nên duy trì mãi một tư thế này sẽ gây mỏi người và cảm thấy khó chịu. Thay vào đó, mẹ bầu có thể luân phiên đổi sang tư thế nghiêng mình bên trái để có cảm giác dễ chịu hơn. Riêng với tư thế nằm sấp hoặc nằm ngửa thì phụ nữ mang thai tháng thứ 9 cần tuyệt đối tránh.

Bí quyết giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn mà không cần nằm võng

Nhìn chung, mất ngủ hay khó ngủ là tình trạng xảy ra rất phổ biến ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là giai đoạn cuối của thai kỳ bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, ngoài võng ra thì chúng ta còn rất nhiều phương pháp khác để nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Ngâm chân sẽ giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn mà không cần dùng võng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dưới đây là những “mẹo” nhỏ giúp bà bầu tháng cuối có giấc ngủ ngon và sâu hơn mà Monkey muốn chia sẻ đến các chị em. Cụ thể:

  • Nằm ngủ với tư thế thoải mái, phù hợp nhất. Mẹ có thể sử dụng gối chữ C hoặc gối chữ U, chăn, gối mềm bên dưới bụng để giảm bớt áp lực cho bụng.

  • Uống nước nhiều vào ban ngày và tránh uống nhiều nước trước khi đi ngủ nhất là vào buổi tối để hạn chế tiểu đêm khiến bà bầu tỉnh giấc ngủ.

  • Mẹ nên ngủ trưa để có đủ năng lượng và tỉnh táo làm việc vào buổi chiều nhưng không nên ngủ quá nhiều gây mất ngủ buổi tối.

  • Tránh sử dụng các loại đồ uống chứa chất kích thích gây mất ngủ như: trà, cà phê, nước tăng lực,…

  • Massage toàn thân nhẹ nhàng hoặc ngâm chân với nước gừng ấm, chanh sả,… trước khi đi ngủ.

  • Tắm nước ấm vào buổi tối nhưng không nên tắm quá muộn dễ bị cảm lạnh hoặc tắm nước quá nóng sẽ gây co thắt tử cung.

  • Trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng, mẹ bầu có thể uống một cốc nước ấm, sữa hoặc ngũ cốc để giúp giấc ngủ ngon hơn.

  • Giữ nhiệt độ phòng ngủ không bị quá nóng hoặc quá lạnh.

  • Đảm bảo không gian phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát, không bày biện quá nhiều đồ đạc bừa bãi để có không khí lưu thông.

  • Nghe nhạc, đọc sách trước khi đi ngủ sẽ giúp đầu óc mẹ thư thái hơn, trút hết mọi lo âu, buồn phiền để đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

  • Tránh xa các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, ipad,…trước khi ngủ 30 phút vì chúng chính là tác nhân khiến quá trình giải phóng melatonin bị chậm lại, dẫn đến khó ngủ.

  • Mẹ bầu cần chăm chỉ luyện tập thể dục với các bài tập nhẹ nhàng giúp thư giãn đầu óc như yoga, đi bộ,…

  • Phụ nữ mang thai cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là nên ăn các loại thực phẩm giúp ngủ ngon hơn như: hạt sen, ngũ cốc, hạt hạnh nhân, hạt óc chó, cá béo, gà tây, kiwi,…

Như vậy, bài viết này đã giúp độc giả giải đáp thắc mắc “bà bầu tháng cuối có được nằm võng không?” và những bí quyết giúp mẹ ngủ ngon hơn. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp các chị em đang mang thai sớm chấm dứt tình trạng mất ngủ, khó ngủ để đảm bảo sức khỏe và sinh em bé thuận lợi.