Căn cước công dân là một trong những giấy tờ tùy thân rất quan trọng, giúp chúng ta có thể thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng cũng như xử lý các tình huống về pháp lý. Hiện nay, căn cước công dân gắn chip đang dần thay thế cho chứng minh nhân dân và căn cước công dân cũ. Vậy mất căn cước công dân có nguy hiểm không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Luật Căn cước công dân 2014
Thẻ căn cước công dân là gì?
Căn cước công dân (CCCD) là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân.
Những nội dung trên thẻ Thẻ Căn cước Công dân
Mặt trước của thẻ Căn cước công dân bao gồm các thông tin bằng tiếng Việt (có ngôn ngữ phụ là tiếng Anh) bao gồm: Ảnh người được cấp; Số định danh cá nhân; Họ và tên khai sinh; Tên gọi khác; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Quê quán; Nơi thường trú; Ngày, tháng, năm hết hạn.
Mặt sau của thẻ có những thông tin sau: Bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; Vân tay Ngón trỏ, đặc điểm nhân diện của người được cấp thẻ; Đặc điểm nhận dạng; Ngày, tháng, năm cấp thẻ; Họ và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ; Dấu của cơ quan cấp thẻ.
Số thẻ căn cước công dân cũng đồng thời cũng là số định danh cá nhân. Mỗi công dân sẽ được cấp một mã số định danh cá nhân riêng, không lặp lại. Thẻ căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Với mục đích hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế – xã hội của cả nước; góp phần phục vụ hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm làm giả, thẻ căn cước công dân sẽ được gắn chip điện tử.
Căn cước công dân gắn chip chứa những thông tin gì?
Sự khác biệt lớn nhất của Căn cước công dân gắn chip so với các loại giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân hay Căn cước công dân mã vạch chính là con chip nằm ở mặt sau của thẻ.
Trong con chip này chứa các thông tin về nhân thân của mỗi công dân, như: Họ và tên; ngày tháng năm sinh; quê quán; vân tay, võng mạc, hình ảnh, đặc điểm nhận dạng… Đồng thời, trong tương lai gần, chip trên thẻ Căn cước công dân còn chứa thông tin liên quan đến bảo hiểm, ngân hàng, giấy phép lái xe… của người sử dụng.
Ngoài chip, trên thẻ Căn cước công dân mẫu mới còn có mã QR ở mặt trước của thẻ. Khi quét mã này sẽ hiển thị thông tin về họ và tên của người cấp, số Chứng minh nhân dân cũ (Trường hợp trước đó dùng Chứng minh nhân dân 9 số), do đó, người được cấp sẽ không còn phải mang theo bên người Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân bằng tờ giấy A4 rất dễ nhàu nát như hiện nay.
Thời điểm cần phải đổi sang Căn cước công dân gắn chip?
– Đối với CMND:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định về đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân như sau:
“Điều 5. Đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân
1- Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân :
a) Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;
b) Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
d) Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
e) Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
2- Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.”
– Đối với thẻ CCCD đổi sang CCCD gắn chip :
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 và Điều 23 Luật căn cước công dân 2014 quy định về các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau :
“Điều 21. Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.”
“Điều 23. Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, thay đổi tên căn cước công dân; đặc điểm nhân dạng;
d) Xác định lại giới tính, quê quán;
đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
e) Khi công dân có yêu cầu.
2. Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
a) Bị mất thẻ Căn cước công dân;
b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.”
Như vậy, không bắt buộc phải đổi sang thẻ CCCD gắn chip khi không thuộc các trường hợp nêu trên.
Mức xử phạt khi không đổi sang Căn cước công dân gắn chip
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân như sau:
“Điều 10. Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;
c) Không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.”
Theo đó, nếu thuộc các trường hợp bắt buộc đổi sang CCCD gắn chip nhưng không đổi thì người dân có thể bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Mất căn cước công dân có nguy hiểm không?
Như đề cập ở trên, Căn cước công dân gắn chip thể hiện rất nhiều thông tin cá nhân của người được cấp, đồng thời còn tích hợp nhiều thông tin chuyên ngành khác về bảo hiểm, ngân hàng… Do đó, nhiều người bày tỏ lo ngại nếu không may làm mất loại thẻ Căn cước này, hoặc bị đánh cắp thẻ, thì liệu thông tin cá nhân của mình có dễ dàng bị lọt ra ngoài…
Trên thực tế, chỉ những cơ quan chức năng mới được trang bị đầu đọc chip chuyên dụng để trích xuất thông tin. Do đó, người dân có thể hoàn toàn yên tâm rằng, nếu như có bị mất Căn cước công dân gắn chip, thì người nhặt được cũng khó có thể đọc được thông tin của người mất mà chip trên thẻ đang lưu giữ.
Khác với chip, mã QR lại dễ dàng có thể quét được, chỉ cần dùng Ứng dụng trên điện thoại thông minh. Tuy nhiên, trên mã QR không chứa đựng quá nhiều thông tin cần “bảo mật” như trên chip.
Trái lại, việc thẻ Căn cước gắn chip lưu giữ nhiều thông tin sẽ giúp người dân sau này khi đi làm các thủ tục hành chính, các giao dịch với ngân hàng, nhà đất, bảo hiểm, xin học cho con…, không phải mang nhiều loại giấy tờ, chỉ cần dùng thẻ này.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Hạn chót làm căn cước công dân gắn chip
- Những giấy tờ cần sửa đổi khi chuyển sang căn cước công dân gắn chip
- Thay đổi căn cước công dân trên sổ bảo hiểm
- Hộ chiếu có thay thế được căn cước công dân không?
- Thẻ căn cước công dân bị tạm giữ trong trường hợp nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Mất căn cước công dân có nguy hiểm không?” Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; Giấy phép sàn thương mại điện tử, dịch vụ công chứng tại nhà, thành lập công ty nhanh, tra số mã số thuế cá nhân, hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; LSX là đơn vị dịch vụ luật uy tin, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm. Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!