Tới mùa mận hậu bắt đầu chín, nhiều bà bầu ăn mận hậu cảm thấy rất “đã miệng” nhưng vẫn lo lắng vì loại quả này có tính nóng, sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Mận hậu là loại quả ngon dồi dào sắt, kali, vitamin A, vitamin nhóm B và ma giê. Nó còn rất giàu chất xơ giúp tăng cường chức năng hệ tiêu hóa. Cụ thể thì một quả mận chín chuẩn có chứa 26% vitamin C, 13% vitamin K và 11% vitamin A. Bầu bì nên ngoài thời gian làm ở văn phòng thì em về nhà toàn ăn với ngủ. Chồng em thuộc dạng chiều vợ nên giành luôn cả chuyện chợ búa, bếp núc. Chính vì không đi chợ nên mù tịt thông tin về thị trường thực phẩm cá thịt, rau củ quả. Hôm qua đang ngồi làm thì chị đồng nghiệp mang cả túi mận hậu to vào chia cho mọi người trong công ty ăn. Em mới chợt nhớ thời điểm này đã vào mùa mận hậu rồi. Buổi chiều chồng tan sở ghé qua rước vợ, em bắt ổng chở ngay ra chợ, mua một túi mận to về nhà ăn cho đã. Hình như gái yêu trong bụng cũng mê tít món này hay sao á, bắt mẹ chảy nước miếng suốt thôi, kỳ này phải ăn cho đã! Đúng là mận đầu mùa tươi ngon ghê các mẹ ạ, lắc với muối ớt tôm hoặc làm món nước mận giải khát thì ngon quên trời quên đất luôn. Mà ông chồng em nghe ai bảo trái này nóng dễ gây động thai nên ngăn không cho vợ ăn nhiều. Em cũng thấy lo lo nên quyết định mở mạng ra kiểm tra xem các bác sĩ có bắt bà bầu kiêng ăn mận không và thực sự thì bà bầu ăn mận hậu nhiều có sao không. Kết quả khá bất ngờ luôn. Mẹ nào bầu thì xem để biết nha! Công dụng của quả mận hậu đối với mẹ đang mang thai 1/ Bổ máuQuả mận hậu chín có màu đỏ sẫm, ăn ngọt, hơi chua dịu, nhiều nước. Y học cổ truyền cho biết mận hậu vị chua chát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, phòng ngừa nhiều căn bệnh. Trung bình mỗi quả mận cung cấp 10% nhu cầu vitamin C thiết yếu cho cơ thể mỗi ngày, giữ nướu răng luôn khỏe mạnh và hỗ trợ quá trình hấp thu sắt của cơ thể được tốt hơn. Điều này rất cần thiết vì mang bầu hay bị thiếu máu, sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài quả mận, nếu muốn bổ máu dưỡng thai khỏe mạnh, mẹ cũng nên ăn thêm các loại trái cây sấy khô giàu sắt tốt cho bà bầu như: nho khô, sung dẻo, hồng dẻo,… 2/ Trị ốm nghén Mẹ bầu nào bị ốm nghén và có cảm giác chán ăn thì quả mận là “vị cứu tinh” dành cho mẹ trong lúc này. Cụ thể, trước mỗi bữa ăn, mẹ nhấm nháp vài quả mận là ăn cơm sẽ ngon miệng hơn, tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. 3/ Kích thích tiêu hóa Các món ngon từ mận hậu giúp kích thích tiêu hóa, điều trị nóng trong, giảm ho. Điều quan trọng mẹ có thể tận dụng mùa mận hậu làm mứt mận hoặc siro mận để dành khi hết mùa vẫn có thứ để hỗ trợ ăn uống, tiêu hóa của mình mỗi ngày. 4/ Sáng mắt cho con, đẹp da khỏe tóc cho mẹMận chứa rất nhiều vitamin A nên mẹ bầu ăn nhiều mận thì thai nhi sẽ có đôi mắt sáng khỏe. Đồng thời ngừa tình trạng mắt mẹ bị kém đi sau sinh. Hơn nữa, vì hàm lượng vitamin A vừa phải nên bà bầu 3 tháng đầu ăn để bổ sung cho cơ thể mà không lo bị dư thừa, gây dị tật thai nhi. Ăn mận hậu còn giúp mẹ có làn da mịn màng, tóc khỏe. Mẹ nào siêng thì còn có thể lấy vỏ quả mận chín để đắp mặt. 5/ Giàu chất chống oxy hóaVì giàu chất chống oxi hóa nên mận hậu rất tốt cho những người bị bệnh tim, thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch, giảm ho, kích thích tiêu hoá, lợi tiểu, tiêu thũng. Bà bầu ăn mận hậu giúp mẹ khỏe mạnh, phòng chống nhiều nguy cơ mắc bệnh trong thai kỳ. Lưu ý để mẹ bầu ăn mận hậu vô tư, thai khỏe, không lo bị nóng – Mận hậu có vị chua, dễ sinh nóng ruột nên mẹ bầu không nên ăn quá nhiều, đặc biệt là chấm muối quá mặn. – Không nên ăn mận hậu lúc bụng đang đói.- Phụ nữ có thai không được dùng nhân hạt mận.- Với mận mua ngoài chợ, mẹ nên rửa sạch, ngâm muối, gọt vỏ trước khi ăn. Còn nếu là mận hậu “sạch” thì nên ăn luôn cả vỏ vì vỏ có rất nhiều chất chống oxi hóa.- Tuy mận hậu kích thích vị giác khiến mẹ thèm ăn mãi nhưng cũng cần có chế độ ăn khoa học, đảm bảo các bữa cơm chính và thực phẩm đa dạng để cân bằng dinh dưỡng cho thai kỳ. Hướng dẫn cách chế biến một số món ngon từ mận khô 1/ Mận hậu lắc muối ớt tômNguyên liệu: mận chín tới, không quá mềm, muối ớt tôm loại ngonCách làm: -Mận rửa sạch, gọt vỏ, bổ đôi, tách hạt, cho vào thố, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.-Khi nào ăn thì rắc muối ớt tôm lên trên, đậy nắp lại, lắc đều và thưởng thức. Lưu ý khi bà bầu ăn mận hậu là nên chú ý đảm bảo vệ sinh và muốn bổ máu thì nên lựa quả nào chín kĩ để ăn sẽ tốt hơn. 2/ Nước mận Nguyên liệu: 250g mận đỏ, 80g đường trắng, 250ml nước lọc. Cách làm: -Mận rửa sạch, gọt vỏ.-Cho nước lọc và đường trắng vào nồi đun đến khi đường tan hết.-Thả mận vào nồi nước đường, đun sôi thêm khoảng 5-8 phút, hớt bọt để nước mận không bị đục.-Vớt mận ra để lên mâm đặt nơi thoáng gió, quả mận sẽ tự khô và se lại. Xếp mận vào hộp cất cẩn thận.-Nước mận để nguội rồi cho vào chai và bảo quản trong tủ lạnh.-Mỗi lần pha nước mận, mẹ rót chút nước mận, thêm vài quả mận khô và đá viên là có món giải khát vừa đẹp mắt vừa có hương vị tuyệt vời. 3/ Sinh tố mận Nguyên liệu-5-10 quả mận chín.-Nửa trái táo đỏ-180ml sữa tươi không đường.Cách làm:-Gọt vỏ, tách lấy thịt mận.-Táo gọt vỏ, cắt thành miếng nhỏ-Cho hỗn hợp táo, mận, sữa tươi, xíu đường và ít đá bào vào máy xay sinh tố rồi xay nhuyễn. Tóm lại, mận hậu là loại quả ngon, chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bà bầu ăn mận hậu tốt cho thai nhi chứ không hề gây hại như các mẹ vẫn lo sợ. Tuy nhiên, thứ gì dù tốt đến mấy cũng không nên ăn quá nhiều. Vì vậy, mẹ nên chú ý chọn quả mình thích, đảm bảo vệ sinh và ăn vừa phải.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!