Mã vạch 4897 của nước nào liên hệ ngay Hotline:

Trên thị trường chúng ta bắt gặp chủ yếu là những hàng hóa mang mã vạch 893 – mã vạch của Việt Nam. Điều này không hề phủ nhận sự có mặt của hàng hóa của các nước khác. Chúng ta vẫn thấy có mặt hàng mang mã vạch 4897. Vậy Mã vạch 4897 của nước nào? ISOCERT sẽ giúp bạn có câu trả lời hài lòng nhất.

Mã vạch 4897 của nước nào
Mã vạch 4897 của nước nào

Khái quát về mã số mã vạch của sản phẩm

Lịch sử hình thành và phát triển:

Xuất phát từ nhu cầu nâng cao hiệu quả trong quản lý bán hàng và quản lý sản phẩm, nhà sản xuất thường in trên hàng hóa một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số mã vạch. Mã số mã vạch đầu tiên được chế tạo và đưa vào sử dụng trên thế giới từ những năm thập kỷ 70 của thế kỷ 20. Do yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh thương mại, công nghệ mã số mã vạch ngày càng được nghiên cứu hoàn thiện, phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong các ngành kinh tế và trên toàn thế giới.

Tổ chức mã số mã vạch đầu tiên được thành lập là Hội đồng mã thống nhất của Mỹ (UCC) vào năm 1973.

Đến năm 1977 Hội mã số vật phẩm Châu Âu (EAN) ra đời do sáng kiến của 12 nước Châu Âu.

Đến 1984 EAN đổi thành EAN International, là một tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động trên cơ sở trung lập với mục đích là đẩy mạnh áp dụng hệ thống EAN trên toàn cầu trong tất cả các ngành kinh tế xã hội nhằm cung cấp ngôn ngữ chung cho thương mại quốc tế.

Đến năm 2005 thì hai tổ chức EAN International và UCC hợp nhất thành tổ chức phân định toàn cầu có tên là GS1. Đây cũng là lý do vì sao nhiều mã vạch của các nước lại thể hiện là GS1 đứng trước tên nước.

Cách hiểu về mã số mã vạch:

Mã số mã vạch của hàng hóa bao gồm hai phần là mã số và mã vạch.

Mã số là một dãy các chữ số nguyên dùng để phân định vật phẩm, địa điểm, tổ chức. Trong đó có các số dùng để chứng minh xuất xứ hàng hóa (đây là sản phẩm do công ty nào sản xuất, thuộc quốc gia nào?). Mỗi mã số của hàng hóa là con số duy nhất đặc trưng cho hàng hóa. Mỗi loại hàng hóa sẽ được nhận diện bởi một dãy số và mỗi dãy số chỉ tương ứng với một loại hàng hóa. Bản thân mã số chính là một dãy số đại diện cho hàng hóa.

Mã vạch là một dãy các vạch thẫm song song và các khoảng trống xen kẽ để thể hiện mã số sao cho máy quét có thể đọc được. Máy quét này là một máy thu nhận hình ảnh của mã vạch in trên các bề mặt và chuyển thông tin chứa trong mã vạch đến máy tính hay các thiết bị cần thông tin này và mã vạch được giải mã thành dãy số một cách tự động, gọi ra tệp dữ liệu liên quan đến hàng hóa đang lưu trữ trong cơ sở dữ liệu về sản phẩm hàng hóa. Máy quét mã vạch thường có một nguồn sáng kèm theo thấu kính để hội tụ ánh sáng lên mã vạch rồi thu ánh sáng phản xạ về một cảm quang chuyển hóa tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện.

Các đối tượng phải đăng ký mã số mã vạch

Các tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức/doanh nghiệp) có nhu cầu sử dụng mã số mã vạch và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cấp mã số mã vạch.

Những lợi ích khi sử dụng mã số mã vạch?

Mã số mã vạch chính là một giải pháp nhằm tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản lý hàng hóa với một loại mã hiệu đặc biệt. Những lợi ích mà nó mang lại trong bán hàng rất lớn có thể kể đến:

  • Tăng năng suất: nhanh chóng tính tiền, làm hóa đơn phục vụ khách hàng;
  • Tiết kiệm: sử dụng ít nhân lực và tốn ít thời gian trong khâu kiểm kê, tính toán;
  • Chính xác: phân biệt chính xác các loại hàng hóa mà có khi bằng mắt thường có thể thấy rất giống nhau, tránh nhầm lẫn khi tính giá, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng tốt hơn.
  • Thỏa mãn khách hàng: mã số mã vạch giúp đáp ứng khách hàng về thời gian, số lượng hàng, chủng loại, chất lượng, tính tiền nhanh chóng và chính xác, hướng dẫn lựa chọn hàng hóa và dịch vụ theo nhu cầu.

Ngoài ra mã số mã vạch còn là vũ khí cạnh tranh hữu hiệu trong kinh doanh, nâng cao lợi ích kinh tế và uy tín thương mại của doanh nghiệp. Nói như vậy bởi tính ưu việt của nó là nó được chấp nhận ở mọi điểm trong chuỗi cung ứng quốc tế và trong các quốc gia thành viên, là ngôn ngữ quốc tế để soạn thảo các gói tin về đơn hàng, vận chuyển, thanh toán…, mở rộng thị phần tham gia vào thị trường quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu.

Đồng thời mã số mã vạch còn là công cụ đắc lực hỗ trợ cho doanh nghiệp trong quản lý theo dõi, điều hành quá trình xuất nhập nguyên vật liệu; quản lý kho, nhân sự và vốn kinh doanh….

Với những ý nghĩa như trên thì mã số mã vạch đang ngày càng được ưa chuộng, cải tiến để hoàn thiện hơn.

Điều kiện sử dụng mã số mã vạch như thế nào?

Các doanh nghiệp muốn sử dụng được mã vạch EAN trên sản phẩm của mình thì các doanh nghiệp đó phải là thành viên của EAN Việt Nam để được cấp mã số doanh nghiệp.

Lưu ý khi sử dụng mã số mã vạch nước ngoài ở Việt Nam:

Các tổ chức/doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam muốn sử dụng Mã nước ngoài (bao gồm cả mã UCC của Mỹ và Canada) để in trên sản phẩm của mình nhằm phục vụ cho mục đích chỉ để xuất khẩu, phải được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc được tổ chức nước ngoài chủ sở hữu ủy quyền sử dụng mã số nước ngoài thông qua thư ủy quyền, hợp đồng sử dụng hoặc các hình thức ủy quyền khác. Sau khi được cấp hoặc được ủy quyền sử dụng mã số nước ngoài, tổ chức sử dụng phải thông báo việc sử dụng mã số nước ngoài với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng bằng văn bản, gửi kèm theo bản sao giấy phép sử dụng, thư ủy quyền, hợp đồng sử dụng hoặc bằng chứng ủy quyền khác.

Cách đọc mã số mã vạch như thế nào?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại mã vạch khác nhau, trong mỗi mã vạch người ta lại chia thành nhiều Version khác nhau có mục đích sử dụng khác nhau. Ví dụ: UPC (UPC-A, UPC-B, UPC-C…); EAN (EAN-8, EAN-13, EAN-14); Code 128 (Code 128 Auto, Code 128-A..)…..

Hầu hết hàng hóa Việt Nam sử dụng mã vạch EAN 13 chữ số, vì vậy, bài viết này, chúng tôi hướng dẫn cách đọc mã vạch với loại mã vạch này.

Các dãy mã vạch được gắn trên sản phẩm đều có cấu trúc tương tự như hình trên. Hầu hết 3 con số đầu giúp chúng ta biết được sản phẩm đó được sản xuất từ quốc gia nào, khi đó chỉ cần nhìn vào 3 con số này là người tiêu dùng có thể xác định ngay được sản phẩm cần mua. Tổ chức quản lý mã vạch quốc tế GS1 đã thống nhất và đưa ra quyết định cho các hệ thống mã vạch bao gồm 13 chữ số (EAN-13) in trên vỏ bao bì của từng sản phẩm kể từ ngày 01/01/2015 được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

» Xem thêm: Mã số mã vạch

Mã số EAN – 13 gồm 13 con số cấu tạo từ trái sang phải như sau:

  • Mã quốc gia: 2 hoặc 3 chữ số đầu. Mã quốc gia do tổ chức mã số vật phẩm quốc tế cấp cho các quốc gia là thành viên của tổ chức này. Mã số quốc gia của Việt Nam là 893. Phía dưới sẽ đính kèm danh sách mã quốc gia của các nước trên thế giới.
  • Mã doanh nghiệp: có thể gồm 4, 5 hoặc 6 chữ số. Mã doanh nghiệp do tổ chức mã số vật phẩm quốc gia cấp cho các nhà sản xuất là thành viên của họ. Ở Việt Nam, mã doanh nghiệp do EAN – VN cấp cho các doanh nghiệp thành viên của mình.
  • Mã mặt hàng: có thể là năm, bốn hoặc ba chữ số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp. Mã mặt hàng do nhà sản xuất quy định cho hàng hóa của tổ chức mình. Nhà sản xuất phải đảm bảo mỗi mặt hàng chỉ có một mã số, không đuộc có bất kỳ sự nhầm lẫn, trùng nhau nào.
  • Số cuối cùng là số kiểm tra hay còn gọi là số C. Đây là một con số được tính dựa vào 12 con số trước đó, dùng để kiểm tra việc ghi đúng những con số nói trên.

Ví dụ: mì tôm hảo hảo là một loại hàng hóa rất phổ biến và quen thuộc với mỗi người Việt Nam. Mã số mã vạch của sản phẩm này là: 8 934563 138165. Trong đó: 3 số đầu tiên (893) chính là mã quốc gia cụ thể nó là mã của Việt Nam; 456313 chính là mã doanh nghiệp; 816 là mã sản phẩm; 5 là số kiểm tra (số C để kiểm tra hàng thật hay giả dựa trên việc tính toán 12 con số trước đó).

Như vậy, để xác định xuất xứ sản phẩm thì chủ yếu chỉ cần 3 chữ số đầu tiên trong mã vạch. Đối chiếu với bảng mã số mã vạch trên, quý độc giả có thể xác định ngay được nguồn gốc của hàng hóa đó.

Dưới đây là mã số sản phẩm của các nước:

000-019 GS1 Mỹ (United States) USA 020 – 029 Phân phối giới hạn (Restricted distribution) thường chỉ cung cấp cho sử dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use) 030 – 039 GS1 Mỹ (United States) 040 – 049 Phân phối giới hạn (Restricted distribution) thường chỉ cung cấp cho sử dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use) 050 – 059 Coupons 060 – 139 GS1 Mỹ (United States) 200 – 299 029 Phân phối giới hạn (Restricted distribution) thường chỉ cung cấp cho sử dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use) 300 – 379 GS1 Pháp (France) mã vạch sản phẩm của Pháp 380 GS1 Bulgaria 383 GS1 Slovenia 385 GS1 Croatia 387 GS1 BIH (Bosnia-Herzegovina) 400 – 440 GS1 Đức (Germany) 450 – 459 & 490 – 499 GS1 Nhật Bản (Japan) đầu số mã vạch của Nhật 460 – 469 GS1 Liên bang Nga (Russia: 460, 461, 462, 463, 464, 465, 466, 467, 468, 469) 470 GS1 Kurdistan 471 GS1 Đài Loan (Taiwan) 474 GS1 Estonia 475 GS1 Latvia 476 GS1 Azerbaijan 477 GS1 Lithuania 478 GS1 Uzbekistan 479 GS1 Sri Lanka 480 GS1 Philippines 481 GS1 Belarus 482 GS1 Ukraine 484 GS1 Moldova 485 GS1 Armenia 486 GS1 Georgia 487 GS1 Kazakhstan 489 GS1 Hong Kong 500 – 509 GS1 Anh Quốc – Vương Quốc Anh (UK) 520 GS1 Hy Lạp (Greece) 528 GS1 Li băng (Lebanon) 529 GS1 Đảo Síp (Cyprus) 530 GS1 Albania 531 GS1 MAC (FYR Macedonia) 535 GS1 Malta 539 GS1 Ireland 540 – 549 GS1 Bỉ và Lúc xăm bua (Belgium & Luxembourg: 540, 541, 542, 543, 544, 545, 546, 547, 548, 549) 560 GS1 Bồ Đào Nha (Portugal) 569 GS1 Iceland 570 – 579 GS1 Đan Mạch (Denmark: 570, 571, 572, 573, 574, 575, 576, 577, 578, 579) 590 GS1 Ba Lan (Poland) 594 GS1 Romania 599 GS1 Hungary 600 – 601 GS1 Nam Phi (South Africa) 603 GS1 Ghana 608 GS1 Bahrain 609 GS1 Mauritius 611 GS1 Ma Rốc (Morocco) 613 GS1 An giê ri (Algeria) 616 GS1 Kenya 618 GS1 Bờ Biển Ngà (Ivory Coast) 619 GS1 Tunisia 621 GS1 Syria 622 GS1 Ai Cập (Egypt) 624 GS1 Libya 625 GS1 Jordan 626 GS1 Iran 627 GS1 Kuwait 628 GS1 Saudi Arabia 629 GS1 Tiểu Vương Quốc Ả Rập (Emirates) 640 – 649 GS1 Phần Lan (Finland) 690 – 695 GS1 Trung Quốc (China: 690, 691, 692, 693, 694, 695) là đầu số mã vạch hàng trung quốc 700 – 709 GS1 Na Uy (Norway) 729 GS1 Israel 730 – 739 GS1 Thụy Điển (Sweden)

740 GS1 Guatemala 741 GS1 El Salvador 742 GS1 Honduras 743 GS1 Nicaragua 744 GS1 Costa Rica 745 GS1 Panama 746 GS1 Cộng hòa Đô mi nic (Dominican Republic) 750 GS1 Mexico 754 – 755 GS1 Canada 759 GS1 Venezuela 760 – 769 GS1 Thụy Sĩ (Switzerland) 770 GS1 Colombia 773 GS1 Uruguay 775 GS1 Peru 777 GS1 Bolivia 779 GS1 Argentina 780 GS1 Chi lê (Chile) 784 GS1 Paraguay 786 GS1 Ecuador 789 – 790 GS1 Brazil 800 – 839 GS1 Ý (Italy) 840 – 849 GS1 Tây Ban Nha (Spain) 850 GS1 Cuba 858 GS1 Slovakia 859 GS1 Cộng hòa Séc (Czech) là đầu mã số mã vạch Cộng hòa Séc GS1 YU (Serbia & Montenegro) 865 GS1 Mongolia 867 GS1 Bắc Triều Tiên (North Korea) 868 – 869 GS1 Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) 870 – 879 GS1 Hà Lan (Netherlands) 880 GS1 Hàn Quốc (South Korea) là 3 số đầu mã hàng của Hàn Quốc 884 GS1 Cam pu chia (Cambodia) 899 GS1 Indonexia (Thailand) 3 số đầu của mã sản phẩm hàng hóa Indonexia 888 GS1 Sing ga po (Singapore) 890 GS1 Ấn Độ (India) 893 GS1 Việt Nam (thuộc Châu Á) 899 GS1 In đô nê xi a (Indonesia) 900 – 919 GS1 Áo (Austria) 930 – 939 GS1 Úc (Australia) 940 – 949 GS1 New Zealand 950 GS1 Global Office 955 GS1 Malaysia 958 GS1 Macau 977 Dãy số tiêu chuẩn quốc tế dùng cho ấn bản định kỳ/ International Standard Serial Number for Periodicals (ISSN) 978 Số tiêu chuẩn quốc tế dành cho sách/ International Standard Book Numbering (ISBN) 979 Số tiêu chuẩn quốc tế về sản phẩm âm nhạc/ International Standard Music Number (ISMN) 980 Refund receipts/ giấy biên nhận trả tiền 981 – 982 Common Currency Coupons/ phiếu, vé tiền tệ nói chung 990 – 999 Coupons/ Phiếu, vé

Xác định mã vạch 4897

Dựa theo bảng mã số sản phẩm ở trên chúng ta dễ dàng nhận thấy mã vạch 4897 có ba số đầu là 489 là của Hồng Kông. Vì vậy các sản phẩm có mã vạch bắt đầu bằng 3 con số 489 sẽ là những sản phẩm có xuất xứ từ Hồng Kông.

Tuy nhiên có một số trường hợp rất khó xác định xuất xứ của một mặt hàng. Vì có thể mặt hàng đó do công ty ở một quốc gia nhập khẩu hàng của quốc gia khác và sau đó xuất khẩu sang nước khác thì mã vạch hiển thị xuất xứ của hàng hóa là quốc gia tiến hành nhập khẩu mà không phải là quốc gia có hàng được nhập khẩu. Trong trường hợp này nếu như cần thiết có thể kiểm tra thêm thông tin về doanh nghiệp để thông tin được chính xác hơn. Ví dụ, một công ty Indonexia nhập khẩu hàng hóa Mỹ sau đó xuất khẩu ra nước khác thì mã vạch hiển thị xuất xứ của hàng hóa đó là từ Indonexia chứ không phải là Mỹ.

Theo sau 3 con số 489 là các số về mã doanh nghiệp, hàng hóa và số kiểm tra. Các số thể hiện cho mỗi loại hàng hóa khác nhau. Nhưng tóm lại cứ mặt hàng nào có 3 số 489 ở đầu mã vạch thì đó là sản phẩm xuất xứ từ Indonexia.

Cách xác định hàng chuẩn Hồng Kông thông qua mã số, mã vạch

Mặc dù cứ có mã vạch 489 xác định là sản phẩm xuất xứ từ Hồng Kông nhưng trong thực tiễn vẫn có trường hợp làm hàng giả hàng nhái. Vì vậy các chuyên gia chứng nhận ISOCERT hướng dẫn quý bạn đọc xác định hàng thật giả qua số C.

Chúng ta xác định số C như sau:

  1. Từ phải sang trái, cộng tất cả các con số ở vị trí lẻ (trừ số kiểm tra)
  2. Nhân kết quả bước 1 với 3
  3. Cộng giá trị của các con số còn lại
  4. Cộng kết quả bước 2 với bước 3
  5. Lấy bội số của 10 lớn hơn và gần kết quả bước 4 nhất trừ đi kết quả bước 4, kết quả là sô kiểm tra.

Ví dụ:

Tính số kiểm tra cho mã: 893456313816 C

Bước 1: 6 + 8 + 1 + 6 + 4 + 9 = 34

Bước 2: 34 x 3 = 102

Bước 3: 1 + 3 + 3 + 5 + 3 + 8 = 23

Bước 4: 102 + 23 = 125

Bước 5: 130 – 125 = 5

Mã EAN-13 hoàn chỉnh là : 893456313816 5

Như vậy, nếu dựa trên công thức trên, nếu số C trên mã vạch sản phẩm không trùng với số C bạn đã xác định, thì hàng hóa đó là hàng giả. Nếu trùng, thì hàng hóa đó là thật.

Tuy nhiên nhiều khi việc bản tính toán theo cách thủ công trên sẽ mất thời gian nên hiện nay có ứng dụng mà quý khách có thể thực hiện tra cứu trực tiếp, kết quả nhanh chóng. Quý khách chỉ cần truy cập vào trang Item Lookup sau đó gõ 13 chữ số vào ô trống và nhẫn Look up UPC và cho ra kết quả nước nào. Qúy độc giả có thể xem hình bên dưới để rõ hơn cách thức thực hiện.

Tuy nhiên thực tế hiện nay hiện tượng làm giả mã vạch xuất hiện khá phổ biến. Do vậy ngoài mã vạch khi kiểm tra hàng hóa chúng ta cũng cần lưu ý đến các yếu tố khác như: kiểm tra hóa đơn chứng từ, tem chống hàng giả, thông tin nhãn phụ bằng Tiếng Việt đối với hàng nhập khẩu, độ bóng, sắc cạnh của các đường viền, logo, vỏ bao bì, nội dung, bố cục,….của sản phẩm phải được chi tiết, rõ ràng.

Hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch và thời hạn giải quyết

Hồ sơ đăng ký gồm:

  • Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập
  • Bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN
  • Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1Việt Nam

Số lượng hồ sơ là 2 bộ và được nộp tại:

  • Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam/ Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
  • Thông qua dịch vụ đăng ký mã số mã vạch.

Thời hạn thực hiện: trong 5 ngày làm việc cấp mã số tạm thời, trong vòng 1 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ thì sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch.

Tại sao nên chọn VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ – ISOCERT làm bạn đồng hành?

Uy tín, chuyên nghiệp, chất lượng hàng đầu

VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ – ISOCERT là tổ chức chứng nhận có uy tín, kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận.

Hệ thống quản lý

ISOCERT với hệ thống quản lý có mặt tại những thành phố trọng điểm quốc gia. Do đó, khách hàng có thể thụ hưởng nhiều lợi ích từ hiệu suất làm việc của chúng tôi.

Cộng tác chặt chẽ

ISOCERT luôn được đánh giá cao bởi sự cộng tác chặt chẽ với các đối tác, hướng vào sự phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt các chuyên gia chứng nhận của ISOCERT được đào tạo chuyên môn cao để thực hiện những cuộc đánh giá chứng nhận có ý nghĩa thực tiễn cho hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.

Dịch vụ chứng nhận tích hợp

ISOCERT cung cấp dịch vụ chứng nhận tích hợp nhiều tiêu chuẩn đã được công nhận để giúp

Quy trình cung cấp dịch vụ đăng ký mã số mã vạch của ISOCERT

Chuyên gia chứng nhận tại ISOCERT thay mặt khách hàng soạn thảo hồ sơ đăng ký, thực hiện thủ tục đăng ký sử dụng MÃ SỐ MÃ VẠCH và đại diện khách hàng nhận kết quả và bàn giao kết quả đăng ký MÃ SỐ MÃ VẠCH cho khách hàng.

  • Bước 1: Đăng ký sử dụng MÃ SỐ MÃ VẠCH
  • Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng MÃ SỐ MÃ VẠCH
  • Bước 3: Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng MÃ SỐ MÃ VẠCH
  • Bước 4: Hướng dẫn sử dụng MÃ SỐ MÃ VẠCH

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp quý độc giả hiểu rõ về mã vạch 4897 để lựa chọn cho mình những mặt hàng theo nhu cầu. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Mã vạch 4897 của nước nào.

VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ – ISOCERT

Văn phòng tại Hà Nội: BT05 – Khu đô thị Dịch Vọng – Q. Cầu Giấy – Hà Nội

Văn phòng tại Sài Gòn: 65/270 Phan Đình Phùng – Q. Phú Nhuận – Tp. Hồ Chí Minh

Website: https://chungnhanquocte.com

Email: [email protected] [email protected]

Hotline: 0985.422.225 – 0906.225.155