Lỗi không bật đèn xe ô tô phạt bao nhiêu?

Không bật đèn xe vào ban đêm cũng như trong trường hợp thời tiết xấu như sương mù,… sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng quan sát các vật cản trên đường, từ đó dễ dẫn đến sự cố. Do đó, người điều khiển phương tiện cần tuân thủ các quy định về sử dụng đèn xe nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông khác.

1. Thời gian quy định bật đèn xe vào ban đêm

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, từ 19 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau, người điều khiển xe bắt buộc phải sử dụng đèn chiếu sáng. Tất cả các loại phương tiện cơ giới phải tuân thủ quy định này bao gồm xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, máy kéo, xe máy chuyên dùng,… Ngoài ra, người điều khiển phương tiện cũng phải bật đèn xe khi lưu thông tại các khu vực thời tiết xấu, sương mù gây hạn chế tầm nhìn. Trường hợp vi phạm những lỗi trên, người điều khiển xe sẽ bị xử phạt hành chính. Mức phạt tùy thuộc vào mức độ lỗi và loại phương tiện.

>> Xem thêm: 6 kinh nghiệm lái xe ô tô ban đêm an toàn cho người mới lái xe.

Lỗi không bật đèn xe ô tô phạt bao nhiêu - thời gian quy định bật đèn xe
Người điều khiển xe ô tô cần tuân thủ quy định thời gian bật đèn xe khi tham gia giao thông (Nguồn: Sưu tầm)

2. Lỗi không bật đèn xe ô tô phạt bao nhiêu?

Lỗi không bật đèn xe ô tô phạt bao nhiêu đã được quy định rõ tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Theo đó, mức phạt cho lỗi không bật đèn xe theo khung giờ quy định hoặc sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều sẽ chịu mức phạt từ 800.000 đến 1.000.000 đồng.

Ngoài việc nộp phạt, nếu gây ra tai nạn giao thông, người vi phạm còn phải chịu mức phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng, tùy theo mức độ nghiêm trọng.

>> Xem thêm: Các dấu hiệu cảnh báo lỗi đèn chiếu sáng ô tô.

Lỗi không bật đèn xe ô tô phạt bao nhiêu
Nếu người điều khiển ô tô không bật đèn xe vào ban đêm sẽ bị phạt từ 800.000 đến 1.000.000 đồng (Nguồn: Sưu tầm)

3. Các lỗi phổ biến về sử dụng đèn xe ô tô khi tham gia giao thông

Khi tham gia giao thông, bên cạnh việc không bật đèn xe vào ban đêm thì người điều khiển phương tiện còn thường mắc một số lỗi phổ biến khác về sử dụng đèn xe ô tô như:

Lỗi bật đèn pha (đèn chiếu xa) trong thành phố: Xe ô tô có 2 chế độ đèn chiếu sáng phía trước là đèn pha (chiếu sáng xa) và đèn cốt (chiếu sáng gần) dùng cho những trường hợp khác nhau. Việc sử dụng đèn pha trong thành phố với góc chiếu cao và cường độ ánh sáng mạnh sẽ cản trở tầm nhìn cũng như gây khó chịu cho các xe đang đi từ hướng ngược lại. Theo quy định, khi lưu thông trong thành phố, đặc biệt là nơi có mật độ lưu thông lớn, ô tô không được phép sử dụng đèn chiếu xa từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau. Các trường hợp ô tô vi phạm sẽ bị xử phạt từ 600.000 đến 800.000 đồng.

>> Tìm hiểu thêm về cách bật đèn pha ô tô cho tài xế mới.

Lỗi không bật đèn tín hiệu xi nhan khi rẽ: Theo quy định thì người điều khiển phương tiện phải bật xi nhan khi rẽ, quay đầu xe, vượt xe khác, tấp vào lề đường,… Điều này giúp đảm bảo an toàn cho bản thân và những phương tiện khác. Các trường hợp vi phạm sẽ phải chịu mức phạt như sau:

  • Xe chuyển làn đường mà không có tín hiệu báo trước: Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng.
  • Xe ô tô chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ: Phạt tiền từ 800.000 đồng – 1.000.000 đồng.
  • Mức phạt lỗi không bật đèn xe báo hiệu khi chuyển làn đường trên đường cao tốc: Từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng và đình chỉ bằng lái xe từ 1 – 3 tháng.

Lỗi không có đèn chiếu hậu (đèn báo hãm): Khi người điều khiển ô tô mắc lỗi không có đèn chiếu hậu, đèn soi biển số hoặc có nhưng không hoạt động thì sẽ chịu mức phạt từ 300.000 – 400.000 đồng.

>> Xem thêm: 8 lý do khiến đèn pha ô tô không sáng.

Sử dụng đèn xe ô tô không đúng quy định sẽ ảnh hưởng đến khả năng quan sát, gây nguy hiểm cho cả người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông khác. Để hạn chế mắc lỗi không bật đèn xe ô tô vào ban đêm do nguyên nhân khách quan thì người dùng nên trang bị những kiến thức cơ bản về các sự cố của đèn xe, như đèn bị mờ, đèn pha không sáng,… Điều này giúp người điều khiển phương tiện chủ động hơn khi xử lý những tình huống cấp bách và không vi phạm luật giao thông đường bộ.

Bên cạnh đó, chủ xe nên kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ phương tiện theo khuyến cáo của nhà sản xuất để đảm bảo khả năng vận hành ổn định của xe.

Đối với các dòng xe thuộc thương hiệu VinFast, khách hàng có thể đặt lịch bảo hành, sửa chữa xe trực tuyến để được trải nghiệm các dịch vụ bảo dưỡng chuyên nghiệp.

>> Xem thêm: 6 kinh nghiệm lái xe ban đêm an toàn.