Tráp xin dâu và ý nghĩa trong lễ cưới của người Việt

Một trong những nghi lễ quan trọng không thể thiếu trong nghi thức cưới hỏi truyền thống của người Việt đó là nghi lễ xin dâu.

  • Phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt gồm những gì?
  • Tìm hiểu phong tục lại quả trong nghi thức cưới và những lưu ý chuẩn bị
  • Trình tự thủ tục lễ ăn hỏi truyền thống ở miền Nam
  1. Lễ xin dâu là gì?

Lễ xin dâu là một nghi lễ nhỏ được thực hiện trước giờ đón dâu. Mẹ của chú rể sẽ cùng một người thân trong gia đình tới nhà gái (trong trường hợp mẹ chú rể bận thì có thể thay thế bằng bà bác hoặc bà cô), đem theo một cơi trầu, chai rượu để đến báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ tới. Gia đình nhà gái nhận lễ vật, đặt lên ban thờ gia tiên và thắp hương báo cáo. Sau đó, nhà trai cáo lui ra về để chuẩn bị cho nghi lễ rước dâu. Trường hợp hai gia đình cách nhau quá xa hay quá gần thì có thể thoả thuận với nhau miễn nghi lễ này, gộp chung vào đám hỏi hoặc lúc rước dâu.

trap-xin-dau-gom-nhung-gi-2Trước khi tới giờ đón dâu chính thức, đại diện nhà trai, thường là mẹ của chú rể cùng cô hoặc bác thân thiết sẽ mang cơi trầu tới nhà cô dâu trước để làm lễ xin dâu. Mẹ của cô dâu sẽ nhận tráp trầu cau và mang lên thắp hương trên bàn thờ gia tiên của nhà gái. Đây là nghi lễ truyền thống lâu đời và có ý nghĩa như lời chấp nhận chính thức cho cô dâu mới về nhà chồng. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều người thường muốn tranh thủ thời gian trong lễ đón dâu nên thường gộp lễ xin dâu và đón dâu làm một, mẹ chú rể sẽ không phải tới nhà gái trước nữa.

Nếu hai gia đình thống nhất gộp lễ xin dâu và lễ đón dâu vào làm một thì trước khi tới nhà gái, nhà trai chuẩn bị một cơi trầu làm thủ tục xin dâu. Khi gộp hai nghi lễ, lễ xin dâu phải diễn ra rất nhanh để thực hiện lễ đón dâu.

  1. Tráp lễ xin dâu gồm những lễ vật gì?

Lễ vật xin dâu được xem là một trong các vật phẩm quan trọng thường có trong nghi lễ ăn hỏi. Trong đó, lễ vật xin dâu được đựng trong một mâm tráp nhỏ màu đỏ do mẹ của chú rể mang đến.Vậy lễ vật xin dâu gồm có những gì?

Lễ vật xin dâu chính là một mâm tráp nhỏ gồm có trầu cau, rượu do mẹ chú rể mang tới nhà giá trước giờ đón dâu. Lễ vật xin dâu được dùng như món quà nhỏ để thắp hương lên bàn thờ tổ tiên nhà gái cũng như mang ý nghĩa là lời báo hiệu nhà gái đã sẵn sàng cho nghi lễ đón dâu sắp tới. ( Nghi lễ xin dâu hình thành bởi trước đây, cưới xin do cha mẹ sắp đặt, chính vì vậy nhiều cặp đôi đã lựa chọn hình thức bỏ trốn nhằm chối bỏ đám cưới do cha mẹ. Do vậy, nghi lễ xin dâu nhằm đảm bảo đám cưới được diễn ra hoàn hảo nhất. )

  1. Ý nghĩa của lễ xin dâu

Lễ xin dâu là nghi lễ rất đơn giản: Trước giờ đón dâu, nhà trai cử đại diện một hai người, thường là bà bác, bà cô, bà chị của chú rể hay có nơi là mẹ của chú rể đưa một cơi trầu, một be rượu đến nhà gái xin dâu, báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ tới để nhà gái sẵn sàng đón tiếp.

trap-xin-dau-gom-nhung-gi-1
Ngày nay tráp xin dâu được trang rất bắt mắt với trầu tiêm cánh phượng

Lễ xin dâu có nhiều ý nghĩa:

Mặc dù hai bên gia đình đã quy ước với nhau từ trước về ngày giờ và các thành phần đưa đón rnhưng để đề phòng mọi sự bất trắc, mọi tin thất thiệt cho nên mới định ra lễ này, biểu hiện cho sự cẩn trọng trong hôn lễ.

Thời gian này chú rể và cha mẹ chú rể rất bận rộn nên có thể không thể sang nhà gái, nên nhờ người đại diện gia đình nhà trai sang báo trước như bộ phận tiền trạm.

Để trong trường hợp vạn nhất hay do thời tiết, hoặc do trở ngại giao thông, gần đến giờ quy ước mà đoàn đón dâu chưa đến, nhà gái biết đường để chủ động làm lễ gia tiên hoặc phái người sang gia đình nhà trai thăm dò.

Trường hợp hai gia đình cách nhau quá xa hay quá gần, hai gia đình có thể thoả thuận với nhau miễnbớt lễ này, hoặc nhập lễ xin dâu và đón dâu làm một.

Cách nhập lễ xin dâu và lễ đón dâu tiến hành như sau:

Khi đoàn đón dâu đến ngõ gia đình nhà gái, đoàn còn chỉnh đốn tư trang, sắp xếp lại thứ tự ai đi trước, ai đi sau, trong khi đó một cụ già lớn tuổi hoặc trưởng họ đi đầu họ cùng với một người đội lễ xin dâu (một mâm quả trong đựng trầu cau, rượu… )vào trước,đặt lên bàn thờ gia tiên thắp hương vái rồi trở ra dẫn toàn đoàn nhà trai vào làm lễ chính thức đón dâu. Lễ này cần phải tiến hành rất nhanh. Thông thường gia đình nhà gái vái chào xong, chủ động xin miễn lễ rồi một đại diện gia đình hoặc trưởng họ cùng ra luôn để đón đoàn nhà trai vào.

  1. Một vài lưu ý khi tổ chức lễ xin dâu cần tránh

– Khi Chú Rể đã hoàn thành nghi lễ và đón Cô Dâu theo chồng về nhà trai, Cô Dâu phải hướng mặt đi thẳng về phía trước, không được ngoái lại nhìn hay có thái độ quyến luyến không muốn chia tay gia đình nhà mẹ đẻ. Rất nhiều gia đình kiêng việc này bởi vì họ cho rằng con dâu đã theo chồng mà vẫn còn vương vấn gia đình thì sau này sẽ sớm bỏ chồng về nhà mẹ đẻ hoặc sẽ không chu toàn với công việc nhà chồng.

– Trước khi lên đường về nhà chồng, các Cô Dâu sẽ được mẹ chuẩn bị cho 7 hoặc 9 chiếc kim nhỏ, cất vào một chiếc túi vải và mang theo bên người. Trên đường về nhà chồng, Cô Dâu lần lượt thả những chiếc kim này đi. Phong tục này được lý giải việc thả kim sẽ giải trừ xui xẻo, không có những điều kém may mắn sẽ đi theo Cô Dâu về nhà chồng. Ngoài ra, các Cô Dâu cũng được mẹ chuẩn bị cho một tập tiền lẻ, để khi đi qua cầu hoặc đi qua ngã ba, ngã tư, Cô Dâu sẽ trải tiền xuống đường. Phong tục này mang hàm ý, đoạn đường sắp tới của đôi uyên ương sẽ luôn suôn sẻ và giàu sang.

– Thông thường, sau khi nhà trai làm Lễ Đón Dâu, Cô Dâu mới sẽ theo chồng về nhà. Khi này, mẹ đẻ không được đưa con gái về nhà chồng mà chỉ bố Cô Dâu, cùng các bậc cao tuổi trong nhà đưa con gái lên đường về nhà chồng làm dâu.