Đầy tháng gọi là gì? Tổ chức cúng như nào chuẩn Việt

Lễ cúng đầy tháng là một nghi thức được lưu truyền từ bao thế hệ của Việt Nam. Hướng dẫn cách chuẩn bị và thực hiện lễ cúng một cách chỉn chu nhất.

Lễ đầy tháng là một nghi thức cúng tổ tiên, thần linh của gia đình. Qua đó thể hiện lòng biết ơn và cầu xin sự bảo ban, chăm lo cho đứa trẻ mới ra đời. Tập tục này xuất hiện từ bao đời nay, trở thành nét truyền thống của nước ta. Vậy đầy tháng còn có tên gọi khác là gì? Trình tự chuẩn bị và tiến hành như thế nào mới đúng tâm linh? Hãy cùng khám phá thêm trong bài sau bạn nhé.

1. Ý nghĩa, nguồn gốc cúng đầy tháng

Trong Văn khấn cổ truyền Việt Nam, tục cúng đầy tháng là một trong những tín ngưỡng dân gian mang dấu ấn thờ Mẫu và hy vọng con người nhớ về nguồn cội. Ngoài ra nó còn biểu hiện mong ước tốt đẹp của thế hệ trước đối với thế hệ kế tiếp.

Đầy tháng gọi là gì? Tục đầy tháng hay còn gọi cúng Mụ là nghi lễ gắn liền với bao đời nay của người Việt, trở thành nét đẹp trong văn hóa dân tộc. Nghi lễ này như một lời thông báo về sự có mặt của thành viên mới trong gia đình, cũng có nghĩa là một thế hệ mới bắt đầu.

a. Nguồn gốc đầy tháng

Ngày xưa ở nước ta, trẻ sau khi sinh ra không đặt tên ngay vì tỷ lệ tử vong rất cao. Trong 4 tuần đầu tiên sau khi ra đời, bé dễ chết yểu bởi sức đề kháng yếu do chưa hoàn thiện và hoạt động tốt. Vì thế, việc tổ chức lễ đầy tháng như một dấu mốc cho thấy đứa trẻ đã thoát được một phần rủi ro của những năm đầu đời. Đó cũng là dịp ăn mừng cho bé, cha mẹ và cả gia đình.Bên cạnh đó, tháng đầu tiên của trẻ cũng là giai đoạn ở cữ của sản phụ. Kết thúc tháng đầu xem như kết thúc giai đoạn khó khăn nhất của người mẹ thời hậu sản. Trong tín ngưỡng dân gian xưa, người ta quy ước đàn bà con nhỏ chưa đủ tháng không ra khỏi nhà và tiếp xúc với người khác. Vì thế, tổ chức lễ đầy tháng là để trình với gia đình và hai họ nội ngoại về thành viên mới. Đồng thời chứng nhận về sự tồn tại của một con người và mọi người đến chúc mừng, cưu mang, giúp đỡ. Quan niệm tín ngưỡng cho rằng, đứa bé sinh ra do các vị Đại tiên (Bà chúa đầu thai) và 12 Tiên Nương (12 bà Mụ) nặn thành. Mỗi bà Mụ có trách nhiệm nặn từng bộ phận cho đứa trẻ từ mắt mũi miệng tới tay chân,…Khi bé đầy cữ, đầy tháng và thôi nôi thì bố mẹ, gia đình bày tiệc cúng để tạ ơn bà Mụ đưa đứa trẻ đến với ngôi nhà. Cầu xin các bà Mụ ban phước mọi điều tốt lành và may mắn cho bé.

b. Ý nghĩa cúng đầy tháng

Lễ cúng đầy tháng được xem là buổi lễ quan trọng đầu đời của trẻ, chứa đựng nhiều ý nghĩa như:- Thể hiện sự tạ ơn đối với các bà Mụ, ông Đức đã chăm sóc, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh- Cầu xin Thần linh, thánh thần bảo vệ và đem đến nhiều điều tốt đẹp đến thế hệ tiếp theo- Thông báo kết thúc thời gian ở cữ của mẹ và bé, bắt đầu một hành trình mới với nếp sống sinh hoạt cũ- Chọn tên đẹp, phù hợp cho bé và trở thành dịp thông báo đến họ hàng, người thân quen đến chung vui, chúc phúc cho bé.

2. Lễ vật đồ cúng cần những gì?

Bạn chuẩn bị đồ cúng thành 2 mâm, một mâm lớn để cúng 12 bà Mụ, mâm nhỏ cúng Đức Ông. Các lễ vật cần có đủ về số lượng và không thiếu một món nào.

a. Lễ vật cúng Đức Ông

Cúng Đức Ông (Thánh sư, tiên sư, tổ sư) bao gồm những thứ sau:

Danh sách lễ vật chuẩn bị làm lễ cúng Đức Ông

b. Lễ vật cúng 12 bà Mụ

Danh sách cần chuẩn bị lễ vật cúng 12 bà Mụ

3. Nội dung văn khấn bài cúng đầy tháng ý nghĩa

Bài văn khấn cúng đầy tháng chia thành làm nhiều bản, gia chủ chọn một bản rồi ghi chép lại. Sau khi đọc văn khấn thì đem đốt cùng với vàng mã.

Toàn bộ văn khấn bài cúng đầy tháng cho bé chuẩn tâm linh Việt Nam

4. Hướng dẫn cách cúng đầy tháng cho bé

Các bước cúng đầy tháng cho bé khá đơn giản và diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, người đại diện và gia đình phải đặt cái tâm vào trong đó để thần linh chứng giám. Như thế thì lời mong ước mới được thỉnh cầu và gặp được nhiều chuyện tốt về sau.

Bước 1: Thắp hương và khấn

Sau khi sắp xếp đồ đã chuẩn bị theo đúng vị trí, đại diện gia đình thay mặt để thắp hương và đọc bài văn khấn.

Bước 2: Nghi thức khai hoa

Nghi thức khai hoa (bắt miếng) làm phép cho đứa trẻ. Lúc này, em bé được đặt giữa bàn và cha mẹ thắp nhang lên bàn thờ tổ tiên để xin phép. Tiếp đến, ẵm bé lên rồi dùng một nhành hoa quơ qua quơ lại trên miệng bé, kết hợp câu chúc soạn sẵn với mọi điều tốt đẹp nhất dành cho bé.

Bước 3: Đặt tên cho con

Khi đã hoàn tất nghi thức khai hoa là đến nghi thức xin keo. Người đại diện cầm 2 đồng tiền xu bạc trên đĩa và xóc lên. Nếu 1 mặt sấp, 1 mặt ngửa thì chứng tỏ cái tên gia đình chọn nhận được sự đồng ý của tổ tiên. Nếu 2 mặt sấp hoặc 2 mặt ngửa thì gieo lại. Kết thúc 3 lần gieo mà không thay đổi thì nhà chọn tên khác phù hợp với bé hơn.

5. Lựa chọn thời gian làm lễ đầy tháng phù hợp

Đối với ngày đầy tháng, gia đình có thể tuân theo nguyên tắc “nam trồi nữ sụt” (Nam 30 ngày + 2 ngày, nữ 30 ngày – 1 ngày) hoặc “gái lùi hai, trai lùi một” (Con gái trừ đi 2 ngày của 30 ngày, con trai trừ đi 1 ngày). Nhưng hiện nay rất nhiều địa phương canh đúng 30 ngày để làm lễ cho bé.

Chọn giờ tốt theo giáp để cúng đầy tháng cho bé tốt đẹp hơnThời điểm làm lễ cúng đầy tháng lý tưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện gia chủ, nghi lễ vùng miền và giờ hoàng đạo. Trong đó, chọn lựa giờ phù hợp với tuổi của bé cần được ưu tiên hơn. Nó mang đến nhiều điều tốt lành và để bé gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

6. Đặt mâm cúng đầy tháng ở đâu chuẩn tâm linh Việt Nam

Giờ đây, việc chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho bé không còn quá khó khăn và mệt mỏi nữa. Gia đình chỉ cần yêu cầu dịch vụ trước 2 – 3 ngày để chuẩn bị kỹ lưỡng hơn. Nhờ vậy mà các công đoạn được giảm thiểu, tiết kiệm thời gian và công sức, nhất là với những nhà công việc bận rộn, không thể tự làm hết mọi thứ. Đặc biệt, giá thành không quá chênh lệch như khi bạn tự thực hiện, đồ làm lại đẹp và hấp dẫn, bày biện thu hút.

Mâm cúng trọn gói đầy đủ lễ vật của Đồ Cúng Bài viết vừa trả lời cho câu hỏi đầy tháng gọi là gì. Bạn chuẩn bị và tiến hành theo các bước như trên để có một ngày lễ thật hoàn chỉnh, trọn vẹn và mang đến hạnh phúc cho bé, gia đình nhé.