Tổng hợp Top lá lằng có tác dụng gì [Hot Nhất 2023]

Lá lằng được xem như là một đặc sản quen thuộc mà bất cứ người dân ở vùng núi Nghệ An không thể nào quên được mỗi khi xa quê. Nghe dân gian truyền tai nhau ăn lá này rất tốt. Thực hư chuyện này như thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

1. Lá lằng là lá gì?

Loại lá này còn được gọi là sâm nam, lá đắng, thuộc họ nhân sâm. Cây thường mọc hoang phổ biến ở ven rừng, chân núi, sườn đồi với độ cao từ 600m đổ xuống. Theo nhiều nghiên cứu, cây này có nguồn gốc tại vùng đồi núi châu Phi. Ở nước ta, lá lằng mọc chủ yếu ở các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An,…

Cây thuộc loài thực vật thân gỗ, có chiều cao trung bình khoảng 2 – 3m. Lá hình răng cưa, màu xanh nhạt, gân lá màu đỏ sẫm, chia thành 5 – 6 thùy. Loại lá này thường được dùng để nấu canh chua thanh nhiệt, giải độc rất ngon. Mùa thu hoạch lá tốt nhất là từ tháng 4 đến tháng 7. Hoa mọc thành từng chùm.

Lá lằng là lá gì?
Lá lằng là lá gì?

2. Thành phần hóa học có trong lá lằng

Trong loại lá này có chứa các khoáng chất như chất béo, chất xơ, các axit amin, protein, vitamin A, B, C, E,… Và hoạt chất hóa học là flavonoid, xanthone, coumarin, lignan, terpene, anthraquinone, sesquiterpene, steroid, coumarin, acid phenolic. Ngoài ra, còn có thành phần tạo nên vị đắng của lá là saponin, alkaloids, tannin, glycoside,…

3. Những công dụng thần kỳ của lá lằng

Công dụng của lá lằng
Công dụng của lá lằng

Theo Đông y, bản thân lá này có công dụng chữa một số bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, nếu biết kết hợp với một số dược liệu khác theo ý kiến của thầy thuốc thì sẽ chữa trị khỏi nhiều bệnh. Điển hình như thấp khớp, đau lưng mỏi gối, chữa liệt dương, suy nhược thần kinh, giảm cholesterol xấu,… Ngoài ra, lá lằng còn có một số tác dụng, có thể kể đến:

  • Trong lá này chứa lacton andrographolide, flavonoid, glucosides và fiterpene, có khả năng giảm sốt, căng thẳng, mệt mỏi, hạ nhiệt
  • Hàm lượng kali chứa trong lá này có tác dụng điều hòa và ổn định huyết áp
  • Điều trị bệnh viêm ruột thừa hiệu quả
  • Ức chế sự phát triển và tăng sinh của tế bào ung thư vú, dạ dày

4. Các bài thuốc chữa bệnh từ lá lằng

Không chỉ xuất hiện trong các bữa ăn hàng ngày của người dân Nghệ An, đây còn là loại lá có nhiều công dụng mà chúng tôi đã trình bày phía trên. Sau đây là một số bài thuốc từ dược liệu này mà bạn đọc có thể tham khảo:

  • Thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng: Rửa sạch lá, thái nhỏ, nấu canh như rau mồng tơi, rau đay,…
  • Chữa gãy xương: Rửa sạch 30g lá này, 30g lá dâu tằm, 20g củ nghệ đen, 20g lá mía tía, giã nát, tẩm rượu 30 độ, xào chín rồi dùng ván tre cố định lại
  • Trị sốt, hồi phục tình trạng bệnh: Rửa sạch 10g lá này, 25g nghệ rồi sắc với 200ml nước, đến khi cô đặc còn 100ml thì tắt bếp, chia uống 3 lần mỗi ngày
  • Trị viêm ruột thừa: Rửa sạch 30g lá lằng sắc với 400ml nước, uống ngày 3 lần, mỗi lần uống cho một ít mật ong vào
  • Chữa liệt dương: Đun tép và cà chua nhuyễn, thêm nước và đun sôi, cho lá lằng đã thái nhỏ vào, nấu đến khi chín, ăn hàng ngày
Bài thuốc từ lá lằng
Bài thuốc từ lá lằng

5. Món ăn được chế biến từ lá lằng

Loại cây này vốn ưa đồi núi nhưng do có nhiều công dụng và chế biến được những món ăn ngon lành, dân dã. Chính vì vậy, hầu hết người dân ở Quỳnh Lưu, Nghệ An đã tự đem về trồng trong vườn nhà để tiện chăm sóc và thu hoạch. Lá này thường được chế biến thành nhiều món ăn như xào với lòng lợn, quấn cùng cá trích nướng chấm với nước mắm tỏi ớt, nấu canh tép,…

Canh lá lằng nấu tép
Canh lá lằng nấu tép

Tuy vậy, một món ăn phổ biến và được ưa chuộng nhất là canh lằng nấu tép đồng. Đây là món canh đơn giản, dễ thực hiện. Sau khi rửa sạch tép đã bắt về thì cho lên bếp rang vàng cùng cà chua và mắm muối vừa đủ. Đợi khi ngấm gia vị thì cho thêm ít nước vào, sau đó cho một nắm lá lằng đã thái nhỏ là đã có món canh ngọt mát đậm đà.

Không chỉ chế biến được nhiều món ăn dân dã, mà giờ đây, lá này đã trở thành một mặt hàng nông sản nổi tiếng được bày bán ở khắp các chợ từ nhỏ đến lớn ở xứ Nghệ. Đồng thời, được rất nhiều du khách nước ngoài biết đến.

6. Những lưu ý khi sử dụng lá lằng

Không có thông tin đầy đủ nào về việc dùng thảo dược này cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Thêm vào đó, lá này có thể tương tác với một số loại thuốc, các chất bổ sung hoặc thảo mộc khác mà người bệnh có thể đang dùng. Do đó, trước khi sử dụng, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị cao.

Vậy là Tuổi trẻ và Sắc đẹp đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin cần biết về lá lằng. Nếu có dịp vào Nghệ An, các bạn hãy ghé mua lá này về để làm quà cho gia đình và những người thân yêu của mình nhé.