Chắc hẳn bạn đã từng nhìn thấy ký hiệu SOS trên điện thoại, đồ vật,… Hoặc từng nghe thấy ai đó nhắc về SOS. Vậy bạn đã hiểu rõ ý nghĩa của từ SOS là gì hay chưa? Tín hiệu SOS được sử dụng trong đời sống thực tế như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết sau đây để cùng Shadow để tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên nhé.
SOS là gì?
SOS là một tín hiệu cấp cứu được sử dụng quốc tế, mà ban đầu được lập ra để sử dụng chỉ trong lĩnh vực hàng hải.
1. SOS nghĩa là gì?
Với mục đích dễ nhớ khi liên lạc, SOS có thể được hiểu bởi nhiều cụm từ như là: “Hãy cứu tàu của chúng tôi” (Save Our Ship), “Hãy cứu lấy linh hồn của chúng tôi” (Save Our Souls), “Gửi cứu trợ” (Send Out Succour), “Âm thanh giải cứu” (Sound of Save), “Save Our Shelby“, “Shoot Our Ship“, “Sinking Our Ship“, “Survivors On Shore“,…
SOS chính là viết tắt của Save Our Souls.
Vì có nhiều cụm từ viết tắt như vậy nên mọi người thường bị băn khoăn khi tìm hiểu SOS nghĩa là gì. Tuy nhiên, cách dùng chuẩn và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay chính là Save Our Souls. Trong đó SOS là chữ cái đầu tiên trong các từ trên.
-
Save: nghĩa là cứu giúp, hỗ trợ, giúp đỡ,…
-
Our: nghĩa là của chúng tôi hoặc của chúng ta, đây là một tính từ sở hữu
-
Souls: nghĩa là những linh hồn, đây là số nhiều của từ Soul (linh hồn)
Khi ghép các từ lại ta được ý nghĩa của các dùng này là: “Xin hãy cứu giúp linh hồn của chúng tôi”. Dạo gần đây xuất hiện trend dùng từ “ét ô ét” trên các trang mạng xã hội của nhiều bạn trẻ cũng chính là phiên âm được Việt hóa của từ SOS.
2. Ý nghĩa SOS là gì?
Khi truy tìm về nguồn gốc thì ban đầu SOS không được sử dụng như một từ viết tắt mà nó là mã Morse khẩn cấp báo hiệu sự cố hàng hải do người Đức sáng tạo nên.
SOS là mã Morse bao gồm ba dấu chấm, ba dấu gạch ngang và cuối cùng là ba dấu chấm (. . . – – – . . .). Tất cả được nối liền nhau mà không có khoảng trắng hay điểm dừng để báo hiệu có nguy hiểm và cầu cứu khẩn cấp.
Mã Morse của SOS.
Khi quy đổi ra ký tự thì theo quy ước mã Morse quốc tế, ba dấu chấm tương ứng với chữ “S”, ba dấu gạch ngang tương ứng với chữ “O”. Mặt khác người ta nhận thấy ký hiệu SOS dù nhìn theo chiều xuôi hay ngược vẫn giữ được nguyên ý nghĩa. Vì thế từ này nhanh chóng được sử dụng phổ biến khi cần cầu cứu.
Năm 1906, tại Hội nghị Quốc tế về Liên lạc Điện tín trên biển tổ chức ở Berlin, ký hiệu SOS lần đầu tiên được đề xuất làm quy ước về tín hiệu cầu cứu khẩn cấp. Đến năm 1908, tín hiệu SOS nhận được phê chuẩn của cộng đồng quốc tế và dần trở nên phổ biến cho đến tận ngày nay.
3. Ứng dụng của SOS ở những lĩnh vực nào?
3.1. Tín hiệu SOS trong lĩnh vực đèn pin
Trong lĩnh vực đèn pin thì trên nhiều sản phẩm hiện nay thường được tích hợp chức năng đèn SOS. Nhiều người thường cho rằng chức năng này vô dụng vì không cần dùng đến hằng ngày. Nhưng thực tế nó lại rất cần thiết trong những tình huống cấp bách như bị lạc trong rừng hay bị thương tại những nơi hoang vắng thiếu bóng người và cần thiết được cứu trợ.
Khi sử dụng chức năng đèn SOS thì đèn pin sẽ chớp nháy hệt như quy tắc mã Morse.
Khi bạn sử dụng chức năng tín hiệu SOS thì đèn pin sẽ bắt đầu chớp nháy hệt như quy tắc mã Morse bao gồm 3 lần nháy ngắn, 3 lần nháy dài và 3 lần nháy ngắn. Từ đó phát ra tín hiệu xin cầu cứu đến xung quanh để mọi người nhận biết và xác định được vị trí của bạn để cứu giúp kịp thời.
Tìm hiểu:
Nếu bạn đang có dự định đi cắm trại hoặc khám phá nơi hoang dã,… mà chưa biết phải mua chiếc đèn pin cắm trại nào thì tại Shadow luôn có sẵn những mẫu đèn pin được trang bị chức năng phát tín hiệu SOS phù hợp cho bạn. Một vài gợi ý cho bạn như:
-
Đèn pin Fenix C7: Mẫu đèn pin kích thước cầm tay nhỏ gọn, độ sáng 3000LM, chiếu xa 470m với 5 mức độ chiếu sáng cùng 2 chức năng Strobe và SOS.
-
Đèn pin KLarus XT11GT Pro V2: Mẫu đèn pin đặc chủng rất nhỏ gọn, mức sáng 3300LM, tầm chiếu 410m, gồm 2 chế độ hoạt động là tác chiến và dã ngoại, trong đó bao gồm chức năng SOS.
Bộ dụng cụ đèn pin tại Shadow.
3.2. Tín hiệu SOS trong lĩnh vực di động, viễn thông
Trong lĩnh vực này, tín hiệu SOS thường được sử dụng với ý nghĩa là Cuộc gọi SOS. Đây là cuộc gọi khẩn cấp được cài đặt mặc định trên chiếc điện thoại của bạn. Ngoài ra bạn cũng có thể cài đặt tin nhắn khẩn cấp trên smartphone của mình.
Cuộc gọi SOS.
Khi bạn phát sinh nhu cầu được cứu trợ và thực hiện cuộc gọi SOS thì thông tin của bạn sẽ được chuyển đến các trung tâm cứu trợ khẩn cấp gần nhất. Như vậy SOS ở trường hợp này mang ý nghĩa là xin cứu trợ, xin giúp đỡ tương tự như cách dùng tín hiệu mã Morse nguyên bản.
Sau đây là các trung tâm cứu trợ khẩn cấp tại Việt Nam mà bạn có thể tham khảo:
-
112: Yêu cầu trợ giúp và tìm kiếm cứu nạn trên toàn quốc.
-
113: Liên hệ trợ giúp từ bộ phận công an và cảnh sát.
-
114: Liên hệ trợ giúp từ cơ quan phòng cháy chữa cháy.
-
115: Liên hệ trợ giúp từ cơ sở y tế và bệnh viện.
3.3. Tín hiệu SOS trong lĩnh vực hàng hải
Trong lĩnh vực này, tín hiệu SOS được sử dụng với ý nghĩa: Save Our Ship (Xin hãy cứu trợ/giúp đỡ tàu của chúng tôi) để báo hiệu tàu đang gặp sự cố và cần sự giúp đỡ của các tàu xung quanh hoặc cơ quan cứu trợ hàng hải.
Tín hiệu SOS ra đời từ mã Morse xin cứu trợ khẩn cấp của các tàu đi biển.
Như đã giới thiệu ở trên, tín hiệu SOS ra đời ban đầu được thiết lập để sử dụng trong hàng hải nhằm xin cứu trợ khẩn cấp của các tàu đi biển. Vì vậy không hề khó hiểu khi tín hiệu SOS rất phổ biến trong lĩnh vực hàng hải và vẫn được áp dụng đến tận ngày nay.
3.4. SOS trong lĩnh vực công nghệ
Trong lĩnh vực công nghệ thì SOS được dùng với nghĩa System of Systems.
Khi áp dụng trong lĩnh vực công nghệ thì ý nghĩa của từ SOS sẽ hơi khác biệt so với các lĩnh vực khác. Nó được dùng với nghĩa System of Systems (SoS), tức là tập hợp gồm nhiều hệ thống độc lập, phân tán và là một bộ phận trong một hệ thống lớn hơn, phức tạp hơn. Khi các hệ thống độc lập này kết hợp với nhau sẽ tạo nên một chỉnh thể với chức năng và hiệu suất riêng biệt mà nếu chỉ với mỗi hệ thống đặc biệt không thể nào tạo nên được.
Ví dụ như một chiếc xe hơi sẽ được xem như một chỉnh thể lớn và phức tạp. Để xe hơi có thể hoạt động bình thường thì cần sự phối hợp nhịp nhàng của tất cả các bộ phận cấu thành nên chiếc xe hơi (các hệ thống độc lập khác).
3.5. SOS trong lĩnh vực từ thiện
Tại lĩnh vực từ thiện, bạn có thể từng nghe nhắc đến làng trẻ em SOS. Đây là một tổ chức được sáng lập ra với mục đích hỗ trợ trẻ em và là viết tắt của cụm từ Societas Socialis. Theo nghĩa Latin, nó có nghĩa là toàn xã hội sẽ có trách nhiệm quan tâm đến trẻ em. Societas Socialis đầu tiên là một câu lạc bộ xã hội được tổ chức nhằm gây quỹ thiện nghiện cho việc chăm sóc và bảo trợ trẻ em mồ côi ở Áo. Sau đó nó nhanh chóng phát triển và lan rộng ra nhiều quốc gia khác.
Hiện nay tất cả Làng trẻ em SOS đều cố gắng chăm sóc cho mọi trẻ em trên toàn thế giới bằng cách cung cấp những ngôi nhà ấm áp với tình yêu thương và sự quan tâm chăm sóc đầy đủ. Tại Việt Nam đã có 17 Làng trẻ em SOS ở 17 tỉnh thành.
Làng trẻ em SOS.
4. Những câu hỏi thường gặp
4.1. SOS là viết tắt của từ gì?
SOS thực chất chỉ là một chuỗi mã Morse đặc biệt chứ không phải là viết tắt của bất kì từ gì, nhưng trong cách mọi người sử dụng phổ biến hiện nay, SOS thường được liên kết với các cụm từ như: “Save Our Souls” hoặc “Save Our Ship”.
4.2. Cách viết SOS theo mã Morse là như thế nào?
Cách viết SOS theo mã Morse quốc tế bao gồm ba dấu chấm, ba dấu gạch ngang và cuối cùng là ba dấu chấm (. . . – – – . . .). Tất cả được nối liền nhau mà không có khoảng trắng hay điểm dừng.
Trên đây là toàn bộ những thông tin giúp bạn hiểu thêm về SOS là gì và những ứng dụng của nó trong các lĩnh vực. Như bạn đã thấy tín hiệu SOS không hề xa lạ trong đời sống hàng ngày và bạn hoàn toàn có thể chủ động trang bị cho mình những vật dụng như đèn pin để dự phòng những tình huống cần sự cứu trợ khẩn cấp.
Nếu bạn chưa biết tìm mua đèn pin được tích hợp chế độ phát tín hiệu SOS ở đâu uy tín và được chất lượng tốt thì Shadow là một gợi ý phù hợp dành cho bạn. Hãy liên hệ với Shadow ngay để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bạn nhất nhé.
Công ty TNHH Công nghệ và Dịch vụ Shadow Việt Nam
Địa chỉ: 51A Phan Kế Bính, phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0934 883 366
Xem thêm:
- Những vật dụng cần thiết khi đi du lịch rừng bạn cần ghi nhớ.
- 8 Kỹ năng sinh tồn trong rừng bạn cần thuộc nằm lòng.
- 11 Cách tạo ra lửa khi ở trong rừng.
- Tìm hiểu chế độ Beacon là gì?
- Chế độ Strobe là gì?
- Cách sử dụng đèn pin tác chiến hiệu quả.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!