Phào chân tường là gì?
Cùng tìm hiểu chi tiết về phào chân tường:
- Phào chân tường hay còn được gọi là phào chân, nẹp chân tường, len chân tường, hoặc chỉ chân tường. Đây là loại vật liệu được sử dụng nhiều hiện nay. Với mục đích là thay thế cho các loại gạch chân tường để tạo được điểm nhấn giữa sàn nhà và tường.
- Các mẫu phào còn có công dụng là để trang trí, bảo vệ, che lấp khe hở. Điều này để đảm bảo sự chắc chắn và ổn định cho vị trí chân tường.
- Trong thực tế thì đây là phụ kiện lắp đặt không thể thiếu khi thi công sàn gỗ, sàn nhựa giả gỗ, giấy dán tường,… Nó đem lại tính thẩm mỹ cao cho không gian sử dụng
Đặc điểm
Một số đặc điểm của phào chân tường như:
- Len tường có đa dạng màu sắc khác nhau. Nó bao gồm các màu đơn sắc như là màu trắng, xám, xanh, vàng… Và các màu sắc vân gỗ.
- Phào chân tường có rất nhiều chất liệu cũng như là nhiều kích thước, kiểu dáng. Điều này để phù hợp với các thiết kế nội thất cũng như là nhu cầu sử dụng của nhiều người khác nhau.
- Thi công sản phẩm này dễ dàng và nhanh chóng chỉ bằng keo hoặc là đinh.
- Loại phào được sử dụng nhiều thường có độ dài khoảng 2.4m, cao 7/9/11cm, dày 13 -15mm
- Bề mặt chống bám bẩn nên là việc vệ sinh cũng khá là dễ dàng và thực hiện nhanh chóng.
Kích thước phào chân tường của từng vật liệu
Một số vật liệu làm phào ghép như:
Kích thước phào gỗ chân tường
– Có nhiều loại phào gỗ dùng để trang trí nội thất. Đặc biệt là đối với sàn gỗ công nghiệp, thường là phào nhựa vân gỗ. Hoặc cũng có thể là phào công nghiệp hoặc là phào Laminate.
– Phào gỗ sử dụng để trang trí đồng thời làm nổi bật được không gian sống. Với đặc tính là trang trí thì phào gỗ luôn là sự lựa chọn của các gia đình.
- Kích thước thực tế phào chân tường bằng gỗ: 2.440x150x15 mm
Kích thước phào chân tường gỗ công nghiệp
– Là loại vật liệu truyền thống dùng để trang trí cho sàn gỗ công nghiệp. Mặt phào ép bằng một lớp Laminate vân gỗ. Khác so với loại phào có mặt Simili vân gỗ.
– Sử dụng cho nhiều hạng mục công trình như là: Phòng khách, phòng ngủ, phòng vui chơi giải trí. Ngoài ra cũng giống như loại phào nhựa. Phào chân tường Laminate còn được sử dụng trang trí cho các tòa nhà chung cư cao tầng, biệt thự, khách sạn, bệnh viện, trường học, nhà phố.
– Phào chân tường sàn gỗ công nghiệp có rất nhiều ưu điểm. Chúng ta có thể kể tới như là dày dặn, chắc chắn và nó rất dễ thi công, cắt mòi khá đẹp. Có đa dạng loại vân gỗ để phù hợp với các đồ nội thất, và khá dễ để lựa chọn tông màu. Nhược điểm của loại này là khả năng chống ẩm khá là kém, dễ bị mối mọt khi có độ ẩm cao.
- Kích thước phào gỗ công nghiệp Laminate: 2.400x80x12mm, Dài 2.44 md x rộng bản 80mm, dày bản là 12mm.
- Giá phào chân tường công nghiệp Laminate. Tương tự như loại phào chân tường được làm bằng chất liệu nhựa. Phào Laminate có mức giá vật liệu là khoảng 25.000đ/md
Xem thêm các bài viết liên quan:
- DIỆN TÍCH SÀN LÀ GÌ? TÍNH TỔNG DIỆN TÍCH SÀN XÂY DỰNG THEO QUY ĐỊNH
- Cách Tính Mét Vuông (m2) [ĐÚNG NHẤT] Trong Thực Tế
Phào nhựa chân tường
– Đây là vật liệu phào chân tường bằng nhựa vân gỗ. Dáng phào nhựa thanh, mảnh và nó rất linh hoạt trong quá trình thi công cũng như việc hoàn thiện sàn gỗ. Phào nhựa vân giả gỗ có thể dùng để đóng trang trí cho các loại ván sàn gỗ công nghiệp, sàn gỗ tự nhiên, đóng chân trang trí cho các căn hộ chung cư cũng như là các biệt thự, nhà phố.
- Ưu điểm: Sàn nhựa vân gỗ có khả năng chống ẩm, chống mốc và chống mối mọt. Thi công một cách nhanh chóng và chính xác.
- Nhược điểm: Do loại này được làm bằng phôi nhựa. Bề mặt phủ một lớp uv vân gỗ nên là khả năng tái sử dụng của chất liệu này là rất khó. Bởi vì khi mà ta tháo phào nhựa chân tường ra rất dễ bị gãy ngậm. Bên cạnh đó bề mặt dễ bị bong tróc nếu như mà ta không bảo quản tốt.
- Ứng dụng: Có thể sử dụng loại phào nhựa để đóng trang trí cho tất cả các loại chân tường như là: Phòng khách, phòng ngủ, ban công và cả phòng bếp. Hơn thế nữa sử dụng phào nhựa có thể đóng cho các vị trí ẩm thấp, trang trí bệnh viện, khách sạn, trường học, trung tâm thương mại,…
Kích thước phào nhựa chân tường
Có 3 loại kích thước phổ biến trên thị trường hiện nay.
- Chiều dài x bản cao x độ dày: 2.440x75x8 mm, 2.440x95x8 mm, 2.440x110x8 mm.
Tùy vào các thế chân tường và không gian của phòng ốc để bạn có thể lựa chọn loại phào phù hợp. Phối màu giữa các đồ nội thất và sự lựa chọn màu phào nhựa giả gỗ là vô cùng quan trọng.
Giá phào nhựa
Mức giá sẽ tùy theo số lượng mà bạn mua. Bên cạnh đó nó cũng tùy theo từng loại kích thước. Trung bình giá của vật liệu tương ứng như sau:
- Kích thước của bản rộng 75mm khoảng: 25.000đ/md.
- Bản rộng 95mm khoảng: 35.000đ/md.
- Kích thước của bản 110mm khoảng: 45.000đ/md
Có nên dùng phào nhựa chân tường không?
Chỉ chân tường là phụ kiện bạn có thể sử dụng hoặc không cần thiết để sử dụng. Thông thường, thì len chân tường được sử dụng cho các công trình mới xây. Các phòng có diện tích vừa hoặc là rộng, không sử dụng gạch chân tường. Hoặc là bạn có thể ốp len chân tường bên ngoài gạch chân tường. Nếu như mà gạch chân tường thấp và thiết kế chìm trong trường. Việc có nên ốp phào chân tường hay không còn phải phụ thuộc vào thiết kế và cả sở thích của chủ nhà. Có 3 gợi ý giúp bạn có thể lựa chọn màu len tường phù hợp như sau:
- Chọn vân trùng với màu sàn hoặc là màu tường chủ đạo.
- Chọn đối nghịch với màu sàn hoặc là màu tường. Tuy nhiên nó vẫn đồng điệu với các màu tường hoặc là màu sàn.
- Chọn theo màu thứ sinh.
Len chân tường có thể được sử dụng ở mọi không gian nội thất từ phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp, cũng như nhà tắm. Hoặc có thể ở khu thương mại như: khách sạn, nhà hàng, quán cafe, phòng tập, trường học, nhà trẻ, bệnh viện, văn phòng, cửa hàng shop thời trang,…
Hướng dẫn thi công phào nhựa chân tường
Các bước thi công phào chân tường như sau:
- Bước 1: Bóc lớp nilon bảo vệ trên mặt thanh nẹp sau đó ta sử dụng vải mềm sạch để lau bề mặt.
- Bước 2: Đối với trường hợp các loại phào được lắp trên hệ khung xương thì ta sẽ sử dụng vít nở để gắn thanh xương lên tường. Chú ý là khoảng cách giữa các xương phải cách nhau 30cm và cách mặt sàn là 1,2cm. Nếu như mà phào chân tường được lắp trực tiếp lên tường thì ta có thể bỏ qua bước này.
- Bước 3: Đối với loại phào lắp trên khung xương thì bạn chỉ cần tiến hành ốp thanh phào lên khung xương. Bởi vì chúng có hèm khóa và có thể liên kết với nhau mà không cần sử dụng đến các phụ kiện như đinh hoặc là keo.
- Bước 4: Vệ sinh lại bể mặt. Kiểm tra lại để đảm bảo phào đã được lắp đúng kỹ thuật.
Đối với loại len, thì phào được lắp trực tiếp lên tường. Khi thực hiện sẽ lắp bằng keo chuyên dụng hoặc là có thể sử dụng súng bắn đinh để gắn chúng lên tường.
Chú ý
Một số chú ý khi lắp đặt như sau:
- Trong quá trình lắp đặt và sử dụng không được để bề mặt của thanh phào bị xước
- Khi làm sạch bề mặt của phào không được sử dụng chất tẩy rửa có chứa PH. Vì nó có tính ăn mòn cao nên như vậy sẽ làm bạc màu bề mặt phào.
- Phào có các độ cao và độ dày khác nhau nên khách hàng có thể lựa chọn loại phù hợp cho thiết kế nhà mình.
- Các loại phào chân tường này vừa được sử dụng để dán cho chân tường vừa được sử dụng để chạy đường biên khi ốp trần.
- Các công trình trang trí ốp thường rất đẹp và nổi bật với màu sắc. Tuy nhiên khá kén người chọn bởi giá thành khá cao bên cạnh đó chi phí hoàn thiện không rẻ.
Trên đây là thông tin về kích thước phào chân tường trong thực tế mà các bạn có thể tham khảo. Nếu có vấn đề thắc mắc cần được giải đáp thì vui lòng liên hệ cho Kosago qua hotline: 0982.533.315 để được tư vấn kịp thời.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!