Con dấu công ty là loại con dấu không thể nào thiếu được đối với doanh nghiệp. Con dấu công ty thường mang ý nghĩa đại diện cho pháp luật trong doanh nghiệp. Việc, doanh nghiệp sử dụng con dấu bên cạnh chữ ký là vấn đề bắt buộc. Con dấu không được to quá hay nhỏ quá so với văn bản, giấy tờ cần đóng dấu. Vậy, kích thước của con dấu phải ra sao mới đạt chuẩn? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định về kích thước con dấu công ty tại bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc
Căn cứ pháp lý
Luật Doanh nghiệp năm 2020
Nghị định 96/2015/NĐ – CP
Kích thước con dấu công ty
Trước khi tìm hiểu về quy định về kích thước con dấu công ty. Luật sư X sẽ gửi đến bạn quy định của Luật Doanh nghiệp về con dấu công ty
Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn luật doanh nghiệp có quy định về con dấu như sau:
– Thẩm quyền quyết định con dấu công ty:
Thẩm quyền quyết định về số lượng con dấu, hình thức con dấu và nội dung con dấu là Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị và một số chủ thể khác theo quy định của Điều lệ công ty.
– Mẫu con dấu, số lượng con dấu công ty:
Đối với mẫu con dấu bao gồm hình thức, kích cỡ, nội dung, màu mực và số lượng con dấu sẽ do các chủ thể có thẩm quyền nêu trên quyết định.
Trước khi đưa vào sử dụng phải thông báo mẫu con dấu với cơ đăng ký kinh doanh để đăng thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký công ty.
– Nội dung con dấu công ty:
Con dấu công ty phải có nội dung về mã số công ty và tên công ty theo đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, công ty có thể bổ sung thêm các từ ngữ, hình ảnh khác vào nội dung con dấu của mình.
Lưu ý, nội dung con dấu không được vi phạm điều cấm theo quy định tại Điều 14 Nghị định 96/2015/NĐ – CP. Cụ thể nội dung con dấu không được sử dụng:
+ Quốc huy, quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đảng kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Tên, hình ảnh, biểu tượng của nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị công an, đơn vị quân đội, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp.
+ Từ ngữ, ký hiệu, hình ảnh có vi phạm đến truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
– Quản lý và sử dụng con dấu công ty:
Việc quản lý và sử dụng con dấu được thực hiện nội dung ghi trong Điều lệ của công ty. Công ty chỉ bị hạn chế quyền quyết định của mình trong một số trường hợp pháp luật yêu cầu phải sử dụng con dấu.
Trong giao dịch với khách hàng, đối tác, việc có sử dụng con dấu hay không sử dụng con dấu trong các văn bản sẽ do Điều lệ công ty quy định và do sự thỏa thuận của công ty và đối tác.
Quy định về kích thước con dấu công ty
Hiện nay, các văn bản quy định về kích thước con dấu của Bộ Nội vụ hay Bộ Công an đều đã hết hiệu lực thi hành và không có văn bản thay thế về nội dung .
Do đó, con dấu của công ty có kích thước tùy theo quyết định của chủ thể có thẩm quyền của công ty. Con dấu công ty có thể nhỏ như nắp chai bia hoặc to như miệng cốc.
Tuy nhiên, các chủ thể có quyền quyết định về mẫu con dấu cũng cần cân nhắc để quyết định mẫu con dấu, không nên sử dụng mẫu con dấu quá to hoặc quá nhỏ, mẫu con dấu vừa phải, vừa đủ để thể hiện các nội dung cần thiết của con dấu.
Vì vậy, khi công ty có nhu cầu sử dụng con dấu theo các loại khác cần lựa chọn kích thước cho phù hợp hoặc công ty có thể tham khảo ý kiến, xin ý kiến từ phía cơ quan có thẩm quyền để không phải sửa lại mẫu nếu có sự không phù hợp trong kích thước của con dấu.
Khi có sự thay đổi về kích thước của con dấu, công ty cần tiến hành thủ tục thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty có trụ sở để cập nhật thông tin của con dấu trên cổng thông tin quốc gia.
Thủ tục làm lại con dấu công ty bị hỏng như thế nào?
Với cách hiểu thông thường thì khi con dấu công ty bị hỏng, bị mòn, không còn nguyên vẹn thì công ty có thể khắc lại con dấu mới và sử dụng bình thường.
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu việc thay đổi con dấu khi con dấu hỏng không đơn giản như thế.
Khi thay đổi dấu công ty do bị hỏng thì công ty cần thực hiện khắc lại con dấu mới tại đơn vị cung cấp dịch vụ khắc dấu.
Sau đó, công ty gửi thông báo mẫu con dấu thay đổi đến cơ quan có thẩm quyền về đăng ký kinh doanh.
Nội dung thông báo bao gồm:
– Thông tin của công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty: Tên, mã số thuế, địa chỉ trụ sở của công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty.
– Thông tin về con dấu công ty: Số lượng con dấu, mẫu con dấu, hiệu lực của con dấu.
Mẫu thông báo thay đổi con dấu của công ty được quy định tại phụ lục II – 9 ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT – BKHĐT.
Sau khi mẫu con dấu mới được đăng tải trên cổng thông tin quốc gia thì mẫu con dấu của các lần trước đó sẽ không còn hiệu lực nữa.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu giấy xác nhận thu nhập để quyết toán thuế tncn mới nhất năm 2022
- Không nộp phạt vi phạm giao thông có bị sao không?
- Mẫu tờ trình đề nghị bổ sung ủy viên ban chấp hành mới nhất
- Thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu
- Thủ tục chuyển hộ khẩu từ quận này sang quận khác
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy định về kích thước con dấu công ty″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, đăng ký bảo hộ logo thương hiệu hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh chi nhánh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!