Case máy tính là gì?
Case máy tính hay còn thường được gọi với cái tên là thùng hoặc vỏ máy tính, đây là một bộ phận bên ngoài của máy tính khác với CPU, RAM hay card đồ họa – những bộ phận bên trong.
Case máy tính cần đảm bảo được sự chắc chắn để có thể chịu được sự va đập từ các tác động bên ngoài, ngăn cho việc linh kiện bên trong case máy tính như các bo mạch không bị hỏng hóc. Nếu như case máy tính không giữ được sự ổn định và cố định thì các bo mạch rất dễ bị ảnh hưởng dẫn đến bị vặn xoắn hoặc đứt gãy.
Phân loại các loại case máy tính
Case máy tính phổ thông
1. Mini tower
Case máy tính Mini tower gây ấn tượng cho người dùng với ưu điểm vô cùng nhỏ gọn. Kích thước của case này phù hợp với không gian học tập làm việc không quá lớn, chiều cao chỉ nằm trong khoảng từ 35 đến 40 cm. Thông thường, bên trong case Mini tower có 1 hoặc 2 khay cho ổ đĩa quang – SSD hoặc HHD. Bên cạnh đó, case chỉ có một vị trí để lắp card đồ họa, cũng có một số loại số lượng card đồ họa có thể lên đến hai.
Cũng bởi kích thước khiêm tốn của case nên Mini tower chỉ có thể lắp được motherboard M-ATX (micro ATX). Ngoài ra, một điểm hạn chế khác của case Mini tower là không gian của case tương đối hẹp nên khó mà đấu dây vào được, vì vậy đôi khi sẽ ảnh hưởng đến độ lưu thông không khí.
2. Mid tower
Chắc hẳn với những ai đã từng build PC cho mình thì đều biết đến Mid tower, một loại case phổ biến nhất trên thị trường ngày nay.
Kích thước của Mid tower là một điểm cộng khi nó được sản xuất với chiều cao từ 43 đến 53 cm. Đây là một kích thước vừa đủ, không quá to mà cũng không quá nhỏ như Mini tower. Với ưu điểm này, Mid tower có thể chứa được từ 3 đến 4 khay cho ổ đĩa quang – SSD, HHD các loại. Đồng thời, case này hoàn toàn đủ chỗ cho 2 card đồ họa để phục vụ nhu cầu của người dùng chơi các game nặng như GTA 5 hay PUBG, thiết kế đồ họa, edit video,… Nhờ không gian trong case rộng và thoáng hơn nên việc đi dây cũng không gặp quá nhiều khó khăn.
Vỏ case Xigmatek Fadil Arctic 1F
3. Full tower
Đúng như cái tên của case này, Full tower mang cho mình kích thước “hầm hố” hơn, giúp thỏa mãn nhu cầu cho những ai muốn lắp nhiều linh kiện, phụ kiện bên trong. Chiều cao của chiếc case này từ 56 đến 86 cm, với kích thước này rất khó để phù hợp cho các không gian hẹp như phòng trọ của sinh viên hay căn hộ có diện tích hẹp, bạn cần đặt thùng máy ở những chỗ thoáng mát, rộng rãi.
Case Full tower có hơn 5 khay ổ đĩa quang – SSD và HHD các loại. Ngoài ra, nó có thể gắn được tất cả các loại motherboard từ ATX trở xuống. Thông thường nó có thể gắn được các loại motherboard E-ATX, với những loại case kích thước khủng hơn thì còn có thể gắn XL-ATX. Nhờ ưu điểm vượt trội là không gian rộng rãi của mình, việc đi dây hay lắp tản nhiệt nước vô cùng dễ dàng, thoải mái.
Vỏ Case Xigmatek X7 BLACK
4. Ultra tower/ Super tower
Full tower vẫn chưa phải là case có kích thước lớn khi so với case Ultra tower/ Super tower, case này thường cao từ 68cm trở lên. Nhờ kích thước này, không gian để lắp linh kiện trong case rất thoải mái, số khay để ổ đĩa quang sẽ nhiều hơn các loại case như Full tower hay Mid tower. Ultra tower/ Super tower có thể bao trọn được các loại motherboard từ nhỏ đến lớn như SSI CEB hay SSI EEB.
Các loại case đặc biệt
1. Modular Case
Loại case này cũng gần như tương tự với các case thông thường, điểm độc đáo của Modular case là khả năng cho phép người sử dụng có thể tự tháo lắp và tùy chỉnh theo ý muốn. Có thể giải thích một cách đơn giản, Modular case có thể tinh chỉnh như một bộ lego với các bộ phận riêng biệt chứ không theo một khuôn mẫu nào. Nhờ vào tính năng tự do tháo lắp nên case này có thể đi dây và tản nhiệt dễ dàng, thêm vào đó việc vệ sinh cũng trở nên đơn giản hơn.
2. Mod tower
Cũng giống với các case thông thường về cơ bản nhưng Mod tower có một chức năng riêng khá thú vị là có thể đặt chồng lên nhau nhờ thiết kế ở nóc và đáy có các rãnh trượt hoặc các khớp nối để thuận tiện đặt lên các case khác. Vì mục đích như vậy nên kích thước của case không quá lớn, chỉ bằng hoặc nhỏ hơn case Mini tower.
3. Wall mount
Case này gây ấn tượng với một thiết kế bên ngoài trần trụi, toàn bộ linh kiện sẽ được gắn vào một mặt phẳng rộng, kiểu dáng tựa như một cái bảng điện. Thông thường thì loại case này sẽ được gắn thêm một tấm kính mặt trước, với kiểu thiết kế này thì các linh kiện bên trong rất dễ bị bám bụi, cho nên case cần được đặt ở những chỗ sạch sẽ. Ưu điểm của case này là khá thoáng, khả năng tản nhiệt được đánh giá cao.
4. HTPC
Nhỏ gọn và đẹp là những ưu điểm đáng chú ý của chiếc case này. HTPC (Home Theater PC) là một case phù hợp với những chiếc PC phục vụ mục đích giải trí cơ bản của gia đình. Với thiết kế như một chiếc đầu DVD, case HTPC mang lại cảm giác rất tinh tế, bắt mắt. Ngoài mục đích sử dụng ra nó còn đóng vai trò như một nội thất trang trí trong gia đình. Cũng bởi sự gọn nhẹ của mình, case này có không gian bên trong khá chật hẹp vì vậy mọi linh kiện bên trong đều tối giản hết mức có thể, vì vậy không đáp ứng được nhu cầu cao.
Trên đây là những thông tin cơ bản về các loại case máy tính phổ biến hiện nay. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức giá trị. Nếu quan tâm về chủ đề build PC, linh kiện PC, đừng quên thường xuyên theo dõi trang tin FPT Shop, sẽ có rất nhiều thông tin thú vị và bổ ích dành cho bạn.
Xem thêm:
Hướng dẫn chọn case máy tính phù hợp với nhu cầu, dành cho người tập build PC
Nên mua case máy tính hãng nào? Đánh giá 4 hãng case được ưa thích hiện nay
Case Corsair có tốt không? Gợi ý 5 vỏ case Corsair đẹp, được chọn nhiều hiện nay
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!