Thực tế hiện nay, bàn làm việc là một trong những sản phẩm nội thất không thể thiếu trong bất cứ văn phòng nào. Một chiếc bàn làm việc khoa học và hiệu quả cần đáp ứng được đầy đủ các quy chuẩn về chiều rộng, chiều cao, chiều sâu cũng như các công năng cần thiết. Đặc biệt chúng cũng phải phù hợp với tính chất đặc thù với công việc mỗi người. Vậy kích thước bàn làm việc tiêu chuẩn là bao nhiêu? Mời các bạn tìm hiểu dưới bài viết kích thước bàn làm việc chuẩn sau đây.
Kích thước bàn làm việc chuẩn cần đáp ứng những tiêu chí nào?
Để đánh giá một mẫu bàn làm việc đã được thiết kế đúng kích thước tiêu chuẩn hay chưa? Người ta xem xét đến những yếu tố sau đây.
Công năng sử dụng:
Hiện nay kích cỡ bàn làm việc cần phải đảm bảo được các công năng cho người sử dụng cũng như những tính năng hỗ trợ cần thiết của một chiếc bàn làm việc hiện đại.
Độ linh hoạt:
Thực tế kích thước của mặt bàn không thể thay đổi được, nên chân bàn cần được thiết kế linh động tháo lắp để tiện lợi và dễ dàng hơn trong việc di chuyển khi cần thiết.
Đặc thù công việc cá nhân:
Đối với những công việc khác nhau, sẽ đòi hỏi một kích thước bàn làm việc không giống nhau.
Ví dụ như kích thước bàn làm việc văn phòng của nhân viên bình thường thì sẽ rất khác với bàn làm việc của kiến trúc sư hay họa viên.
Giảm tải những hoạt động dư thừa:
Kích thước bàn làm việc cần đạt tiêu chuẩn sao cho người sử dụng có thể vươn đến mọi điểm trên mặt bàn, mà không cần phải bỏ ra quá nhiều sức, gây khó khăn hay bất tiện.
Độ an toàn:
Bàn làm việc cần được khắc phục và giảm thiểu tối đa những chi tiết có thể gây nguy hiểm cho người dùng như: cạnh sắt nhọn, khe kẽ có thể gây tổn thương khi sử dụng.
Tính cảm quan:
Ngoài những công năng cần có, bàn làm việc đạt chuẩn về kích thước cũng cần đảm bảo được tính thẩm mỹ, truyền tải phần nào đó thông tin cũng như cảm hứng cho người sử dụng.
Thiết kế đơn giản trực quan:
Bàn làm việc hiện đại luôn có các thiết kế đơn giản, chúng phần lớn tập trung vào công năng sử dụng và độ ổn định của sản phẩm.
Kích thước bàn làm việc tiêu chuẩn là bao nhiêu?
Có rất nhiều kích thước bàn làm việc văn phòng được các nhà nghiên cứu đưa ra nhằm đảm bảo cho người ngồi luôn có tư thế thoải mái và thuận lợi góp phần hoàn thành công việc được hiệu quả hơn. Đồng thời cũng hạn chế tối thiểu những tổn thương do quá trình làm việc ngồi một chỗ quá lâu hay sự mệt mỏi của người sử dụng.
Chiều cao bàn làm việc tiêu chuẩn
Thiết kế bàn làm việc có chiều cao phù hợp sẽ mang lại cho người dùng rất nhiều thuận lợi trong công việc, cũng như phòng tránh được các căn bệnh liên quan đến cột sống.
Ngược lại nếu bàn làm việc quá thấp sẽ khiến bạn lúc nào cũng phải làm việc với tư thế khom lưng. Hay quá cao thì sẽ rất mỏi tay, lưng và vai khi ngồi lâu.
- Chiều cao bàn làm việc tiêu chuẩn là 0.75m, đối với những bàn làm việc của người có chức vụ lớn cần sang trọng và đẳng cấp thì chiều cao của bàn làm việc có thể thay đổi trong khoảng từ 0.75 – 0.76m.
- Chiều rộng của bàn làm việc chuẩn là 0.76m nhưng nếu không gian làm việc hẹp thì chiều rộng bàn làm việc có thể là 0.6 – 0.7 m.
Chiều dài bàn làm việc tiêu chuẩn
- Chiều dài bàn làm việc tiêu chuẩn là 1.52m, tuy nhiên bàn làm việc cho nhân viên thông thường sẽ là 1m, 1m2, 1m4, 1m6, 1m8. Còn với chiều dài của bàn làm việc của lãnh đạo, những người chức vụ cao thì thường có kích thước dài hơn.
- Do kích thước tay con người khoảng 50 – 70cm nên sẽ những kích thước này đảm bảo cho người ngồi có thể với tay tới mọi chỗ trên bàn.
Ngoài ta ta cũng ít thấy kích thước chiều dài lẻ như là: 90cm, 1,1m. Điều này xuất phát một phần từ quan niệm phong thủy là tránh những số lẻ trong nội thất.
Còn trong sản xuất và thiết kế thì kích thước này giúp các đội thợ dễ nhớ tiến hành thực hiện hơn.
Chiều sâu tiêu chuẩn của bàn làm việc
- Chiều sâu tối đa của bàn làm việc tiêu chuẩn sẽ là 700mm. Trên thị trường hiện nay phổ biến nhất vẫn là kích thước sâu 600mm cho các mẫu bàn làm việc.
Với kích thước này người sử dụng sẽ luôn cảm thấy thoải mái mà vẫn không gây hiện tượng thiếu hụt không gian.
Tuy nhiên, cũng tùy vào tính chất công việc mà chúng ta có thể thay đổi kích thước chiều sâu của bàn làm việc cho phù hợp hơn.
Ví dụ như trong các trường hợp cần phải lưu trữ lượng lớn hồ sơ trên bàn làm việc thì ta có cũng thể kéo chiều sâu lên tới 1m2, tạo nên diện tích vừa đủ để chứa nhiều bộ hồ sơ một lúc giúp giải công việc thuận tiện hơn.
Xem thêm:
- Cung cấp nội thất văn phòng trọn gói giá rẻ – Thi công & Báo giá 2022
Kích thước các loại bàn làm việc thông dụng 2022
Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều mẫu bàn làm việc văn phòng khác nhau, mỗi thiết kế này đều có một kích thước riêng phù hợp với từng tính chất công việc.
Kích thước bàn làm việc dành cho nhân viên
- Kích thước chiều dài bàn làm việc cho nhân viên dao động từ 1200-1800 mm
- Kích thước chiều rộng bàn làm việc của nhân viên dao động từ 600-750 mm
- Chiều cao kích thước bàn làm việc nhân viên thường cố định ở 750 mm
Kích thước bàn làm việc dành cho giám đốc
- Kích thước chiều dài bàn làm việc cho giám đốc tối thiểu là 1800 – 2100mm
- Kích thước chiều rộng bàn làm việc của giám đốc dao động từ 900 – 1200mm
- Chiều cao kích thước bàn làm việc giám đốc có thể từ 750 – 760mm
Thông thường người ta sẽ lấy kích thước chuẩn là 1600 x 800 x 750mm.
Thậm chí đôi khi chiều cao của bàn làm việc giám đốc có thể lên tới 900mm tùy vào vị thế cùa người lãnh đạo.
Kích thước bàn họp văn phòng
Bàn họp chính là mẫu bàn làm việc đặc thù không được thiết kế dành riêng cho một cá nhân nào, nó được dùng trong các buổi hội nghị, tiếp khách hoặc dùng để tổ chức họp nội bộ.
Các mẫu bàn họp văn phòng phải đạt được tiên chuẩn về kích thước để giúp mọi người có thể giao tiếp với nhau một cách dễ dàng.
Nếu chiều sâu của mẫu bàn này quá lớn sẽ khiến cho buổi họp gặp khó khăn, đặc biệt là mệt mỏi nếu gặp phải cuộc họp dài đến vài tiếng đồng hộ. Ngoài ra cũng không được quá ngắn vì sẽ dễ va chạm với người đối diện.
- Tiêu chuẩn kích thước của bàn họp đúng là dài/chiều ~ 2.
- Kích thước bàn họp thông thường là 200 x 100 x 750mm.
- Ngoài ra cũng tùy theo nhu cầu của người sử dụng mà bàn họp có các kích thước như 1600 x 800 x 750mm hay 1800 x 900 x 750mm.
Xem thêm:
- Thiết kế nội thất phòng họp đẹp +30 Mẫu & Bản vẽ bố trí cực đẹp 2022
- [Tiêu chuẩn] Kích thước bàn họp 6,8,10,12,15 người – Mẫu đẹp 2022
Kích thước bàn để máy tính
Các sản phẩm bàn máy tính thường được thiết kế có cấu tạo giống như một chiếc bàn làm việc thông thường và có thêm một số phụ kiện đi kèm dành cho máy tính.
Chính vì vậy, việc lựa chọn kích thước bàn vi tính cũng tương tự như bàn làm việc. Thông thường kích thước bàn để máy tính chuẩn tại các văn phòng hoặc tại nhà là 1200 x 600 x 750mm. Cụ thể hơn:
- Chiều dài của bàn máy tính là khoảng 1,2 – 1,82 – 2m.
- Chiều rộng của bàn máy tính từ 0,5 – 0.9m
- Chiều cao của bàn máy tính khoảng: 0,72m – 0,78m.
Kích thước bàn cụm văn phòng
Bàn cụm văn phòng thường được thiết kế để nhiều người cùng ngồi làm việc. Cụ thể hơn thì đây là một mẫu bàn có kích thước lớn, được chia thành từng mảng để tương ứng với từng vị trí người làm việc.
Ưu điểm của loại bàn này chính là tiết kiệm diện tích và tạo tính tương tác cao trong công việc. Chúng thường được các công ty có số lượng nhân viên lớn ưa chuộng và ứng dụng.
- Kích thước của bàn cụm văn phòng sẽ được thiết kế tùy vào số lượng ngồi.
- Ví dụ, nếu là bàn cụm cho 4 người ngồi làm việc thì ta có thể nhân kích thước chuẩn bàn làm việc là 1200 x 600 x 750mm lên thì sẽ có kích thước bàn cụm là 2400 x 1200 x 750mm.
- Còn nếu bàn cụm cho 6 người sẽ có kích thước làm 3600 x 1200 x 750mm
Kích thước bàn học sinh
Kích thước bàn dành cho học sinh thường không tuân theo một quy chuẩn chung nào cả, mà chúng sẽ được thiết kế tùy vào vóc dáng, thể trạng của từng cấp bậc học.
Kích thước bàn học sinh cần phải đúng chuẩn và phù hợp nhất vì nó ảnh tới rất lớn tới kết quả học tập cũng như sức khỏe của người sử dụng.
Tuy nhiên vẫn có những công thức chung để tính toán nhằm có những số liệu cụ thể cho quá trình thiết kế sản xuất bàn cho học sinh này.
- Chiều cao tỷ lệ kích thước bàn học sinh được tính theo công thức: Chiều cao bàn = Chiều cao cơ thể x 0,46
- Chiều cao tỷ lệ kích thước ghế học sinh thường tính theo công thức: Chiều cao ghế = Chiều cao cơ thể x 0,27
Xem thêm:
-
#1 Thiết kế nội thất văn phòng hiện đại +30 Mẫu & Bản vẽ 3D đẹp 2022
-
#1 Nhà thầu nội thất văn phòng – Thiết kế & thi công trọn gói giá rẻ 2022
Kích thước bàn làm việc chữ L
Các mẫu bàn làm việc chữ L có đặc trưng là có tới 2 mặt bàn làm việc. Chúng rất phổ biến trong những năm gần đây và thích hợp khi tính chất công việc cần tới máy tính bàn.
Do bàn chữ L này có tới 2 mặt bàn ghép lại nên kích thước của 1 mặt sẽ dài hơn để bù cho mặt kia. Thông thường kích thước của bàn làm việc chữ L là 1400 x 1400 x 750mm.
Tuy nhiên chúng ta cũng có thể tùy chỉnh kích thước sao cho phù hợp với góc làm việc riêng của mình, tuy nhiên thường chỉ xê nhích vài chục cm so với kích thước trên. Cụ thể như:
- Kích thước chiều dài tối thiểu là 1600 – 2100mm
- Kích thước chiều rộng dao động vào khoảng 1200mm
- Chiều cao bàn làm việc chữ L là khoảng 750mm
Bàn làm việc hình chữ nhật
Bàn làm việc chữ nhật được xem là dạng bàn thông dụng nhất hiện nay và được sử dụng khá phổ biến trong nội thất văn phòng cũng như nội thất gia đình, phục vụ rất tốt cho công việc và học tập. Chúng thường có thiết kế đơn giản, mẫu mã phụ thuộc chủ yếu vào kiểu chân cũng như cơ cấu lắp ráp.
Những mẫu bàn chữ nhật hiện nay thường có kích thước bàn dựa trên những thông số cơ bản như: đảm bảo được chiều dài tối thiểu là 80cm, chiều sâu là 60 và chiều cao thường mặc định theo chuẩn quốc tế cũng như Việt Nam là khoảng 75cm.
Dưới đây là một số kích thước bàn làm việc mặt chữ nhật đang được khách hàng đặc biệt ưa chuộng cũng như chọn lựa, mời các bạn tham khảo.
- 60 x100 x 75cm (Rộng x Dài x Cao)
- 60 x 120 x 75cm & 70 x 120 x 75cm (Rộng x Dài x Cao)
- 70 x 140 x 75cm & 70 x 140 x 75cm (Rộng x Dài x Cao)
Kích thước bàn làm việc chuẩn phong thủy
Theo quan niệm phong thủy, người ta tin rằng có những kích thước mang lại sự may mắn và có những kích thước mang lại điều bất lợi cho chủ nhân. Các kích thước chính của bàn làm việc (dài, rộng, cao) cũng phải phù hợp với các kích thước đem lại may mắn trong phong thủy.
Dưới đây là các kích thước bàn làm việc theo lỗ ban phong thủy
- Bàn làm việc loại lớn: 80x200cm, cao: 72cm – 75cm
- Bàn làm việc loại vừa: 70x140cm, cao: 72cm – 75cm
- Bàn làm việc loại nhỏ: 60x120cm, cao: 72cm – 75cm
Lưu ý để chọn được bàn làm việc phù hợp với không gian .
Không gian phòng làm việc nhỏ hẹp
Đối với không gian phòng làm việc nhỏ hẹp thì không nên lựa chọn những chiếc bàn có kích thước cồng kềnh bởi nó sẽ gây ra cảm giác bí bách, tù túng ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý làm việc.
Ta có thể sử dụng những mẫu bàn làm việc có kích thước 0,8 – 1,2m; chiều sâu khoảng 500 – 600mm; chiều cao mặc định của bàn làm việc là 750mm.
Không gian phòng làm việc rộng rãi
Đối với không gian làm việc rộng rãi, chúng ta cũng không nên sử dụng mẫu bàn làm việc quá khổ mà thay vào đó là bàn có kích thước phù hợp tối đa là 2000mm trở xuống
Yếu tố xác định kích thước bàn làm việc có phù hợp với vóc dáng của người sử dụng không?
- Ngồi thẳng lưng, hai tay để thoải mái trên bàn làm việc
- Khi đứng, bạn có thể chống hai tay lên mặt bàn.
- Khi ngồi trên ghế, bạn vẫn có thể vươn tới phía trước bàn và 2 đầu bàn
- Mặt bàn đủ rộng để bạn có thể đặt các đồ dùng cần thiết như điện thoại, sổ sách, tài liệu phục vụ cho công việc.
Xem thêm:
-
Báo Giá Thiết Kế Thi Công Nội Thất Văn Phòng Trọn Gói – Giá Rẻ 2022
-
#1 Xưởng sản xuất nội thất văn phòng giá rẻ – Giá thi công trọn gói 2022
Trên đây là những thông tin chi tiết để các bạn hiểu được về kích thước bàn làm việc tiêu chuẩn. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để lựa chọn được các mẫu bàn làm việc không chỉ đáp ứng yêu cầu về thẩm mỹ mà còn đảm bảo sức khỏe, năng suất làm việc nhờ có kích thước phù hợp.
Cập nhật lần cuối vào 03/08/2022 by admin
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!