BÀI 18: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI

I. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế

– Giá trị dinnh dưỡng: Nhóm cây ăn quả có múi, trong thịt quả chứa 6 -12% đường (chủ yếu là Saccharose), hàm lượng VTM C cao 40 – 90mmg/100g múi, có 0,2 – 1,2% axit hữu cơ.

– Giá trị kinh tế: Dùng các loại quả có múi làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến như: nước giải khát, làm mứt. Ngoài ta còn dùng trong công nghệ mĩ phẩm, thực phẩm và dùng chế biến thuốc trong y học cổ truyền. Là loại cây trồng có năng suất cao, mang lại giá trị kinh tế cao.

II. Đặc điểm thực vật

1. Bộ rễ

– Rễ cam, quýt thuộc loại rễ nấm (khuẩn căn)

– Rễ phân bố ở tầng đất 10 – 30cm và rễ hút tập trung ở lớp đất 10 – 25cm.

2. Thân, cành

– Cây cam, quýt thuộc loại cây thân gỗ, có loại nửa cây bụi, chiều cao tuỳ theo tuổi.

– Hình thái cây: tán bán nguyệt, hình dù, tình trụ, hình trứng, hình tháp.

– Cành có 2 loại: cành dinh dưỡng và cành quả

– Thời điểm ra lộc ở nước ta 3 – 4 đợt

+ Lộc xuân (tháng 2 – 3): chủ yếu ra hoa, quả

+ Lộc hè(tháng 5 – 7): tuỳ điều kiện thời tiết mà lộc ra nhiều hay ít.

+ Lộc thu (tháng 8 – 9): ra lộc là cành dinh dưỡng và cành quả cho năm sau

+ Lộc đông (tháng 10 – 12): thường ra ít lộc

3. Lá

Có hình dạng khác nhau, chú ý chăm cho cây luôn có lá xanh tươi

4. Hoa

Hoa có 2 loại: hoa đủ và hoa dị hình

– Hoa đủ là hoa có đầy đủ các bộ phận: cánh dài, màu trắng, số nhị gấp 4 lần số cánh hoa, bầu thượng có 10 -14 ô (múi quả)

– Hoa dị hình: phát triền kém, không có khả năng đậu quả

5. Quả

Cam quýt đậu quả nhờ thụ phân chéo, tự thụ phấn, không thụ phấn.

Quả có 8 – 14 múi, mỗi múi có 0 – 20 hạt

III. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh

1. Nhiệt độ

Cam, quýt cây xuất phát từ vùng nhiệt đới nóng, ẩm

Cam, quýt cây ưa ấm chịu được nhiệt thấp sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ 12 – 390C

2. Nước và chế độ ẩm

– Cây cam, quýt cây cần ẩm, chịu hạn kém. Thời kỳ cần nước: nảy lộc, phân hoá mầm, ra hoa, tạo quả.

– Cam, quýt chịu úng kém

Độ ẩm đất phù hợp: 60 -65%

Độ ẩm không khí phù hợp: 75 – 80%

3. ánh sáng

Cam quýt không ưa ánh sáng mạnh, nhu cầu ánh sáng khác nhau tuỳ loài.

4. Gió

Tốc độ gió vừa ảnh hưởng tốt đến lưu thông khôn khí, điều hoà độ ẩm trong vườn.

Tốc độ gió lớn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển, nếu bão gãy cành, làm rụng hoa, quả làm giảm năng suất cây trồng

5. Đất đai

– Cam, quýt có thể trồng trên nhiều loại đất: đất thịt nặng, đất phù sa, thịt nhẹ, cát pha, đất bạc màu, đất phù sa cổ.

– Đất trồng cam, quýt tốt là đất có kết cấu tốt, nhiều mùn, thoáng khí, giữ nước và thoát nước tốt, tầng đất dày ³ 100cm, mạch nước ngầm >80cm.

– Tuyệt đối không trồng trên đất cát già, đất sét nặng, đất có tầng mỏng, đất đá ong

– pH của đất từ 4 – 8, tốt nhất là: 5,5 – 6.

IV. Một số giống tốt hiện trồng

1. Các giống cam chanh

a) Các giống cam chanh ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ

Cam Sông Con: Chọn lọc từ giống nhập nội, cây sinh trưởng khoẻ, quả to trung bình vỏ mỏng, mọng nước, ít hạt, thích ứng rộng.

Cam Vân Du: Sinh trưởng khoẻ, năng suất khá cao, vỏ dày, mọng nước, múi tép giòn, nhiều hạt, thích ứng rộng, chống chịu với sâu bệnh, hạn hán tốt

Cam Xã Đoài: Trồng ở huyện Nghi Lộc – Nghệ An, sinh trưởng khoẻ, quả to trung bình, phẩm chất tốt, chịu hạn , đất xấu tốt; nhiều hạt

b) Các giống cam chanh ở các tỉnh phía Nam

Cam giây: Sinh trưởng tốt cho năng suất cao ra 3 vụ một năm, quả vỏ dày, ít thơm, nhiều hạt

Cam mật: sinh trưởng khoẻ, năng suất cao, ra quả 2 – 3 vụ một năm, quả mọng nước thơm, nhiều hạt

2. Các giống quýt

a) Một số giống chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc

Quýt Tích Giang: Trồng ở huyện Phúc Thọ – Hà Tây, Sinh trưởng khoẻ năng suất cao, quả to, vỏ hơi dày, vách múi nhiều xơ.

Quýt vỏ vàng Lạng Sơn: Sinh trưởng khoẻ, năng suất cao, thích nghi tốt với khi hậu các tỉnh miền núi phía Bắc.

Cam đường Chanh: Quýt ngọt sinh trưởng khoẻ, cây sớm cho quả, quả dẹt, màu sắc quả đẹp.

Cam bù Hương Sơn:Trồng ở huyện Hương Sơn – Hà Tĩnh, Sinh trưởng khoẻ, năng suất cao, phẩm chất tốt, chín vào dịp tết.

Cam sành: Quả to vỏ dày, thô, sần sùi, quả dễ bóc múi, hương thơm.

b) Một số giống quýt ở phía Nam

Quýt đường: năng suất cao, quả cầu, vỏ mỏng, chín có màu vàng tươi, ngọt, ít xơ

Cam Sành: quả vỏ màu xanh nhưng thịt màu hấp dẫn.

3. Các giống bưởi

a) Một số giống bưởi ở các tỉnh phía Bắc

Bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh): sinh trưởng khoẻ, vị thơm ngon, có giá trị kinh tế cao.

Bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ): sinh trưởng khoẻ, năng suất cao, mọng nước, vị thanh, thịt quả hơi nát, chín vào tháng 10, 11, 12.

Bưởi Phú Diễn (Hà Nội): Chống chịu khoẻ, năng suất cao, màu sắc đẹp, vị thơm ngon, chín vào dịp tết.

b) Một số giống bưởi ở các tỉnh phía Nam

Bưởi Thanh Trà, da xanh, Biên Hoà, Lá Cam, Năm Roi.

V. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

1. Kỹ thuật trồng

a) Mật độ và khoảng cách trồng

– Mật độ tuỳ loại đất, địa thế, giống

– Khoảng cách hàng và cây: 4m x 4m , 4m x 5m, 6m x6m tương ứng mật độ 625, 500, 278 cây/1ha

b) Chuẩn bị hố trồng

– Kích thước hố: dài x rộng x sâu

+ ở đồng bằng: 60cm x 60cm x 60cm

+ ở đất đồi: 80cm x 80cm x 80cm; 100cm x 100cm x 100cm.

+ vùng có mực nước ngầm cạn: rộng 60 – 80cm, cao 20 – 30cm

– Bón lót: 40 – 50kg phân chuồng hoai, 0,5 – 0,7kg lân, 0,2 – 0,3kg KCl, 0,5 – 1kg vôi bón cho 1 hố

c) Thời vụ trồng

– Vùng Bắc Bộ: trồng tháng 2 – 3, hoặc 9 – 10

– Vùng Bắc Trung Bộ: trồng tháng 10 – 11

– Các tỉnh phía Nam: trồng đầu và cuối mùa mưa

d) Cách trồng

Đào chính giữa hố đặt gốc sao cho cổ rễ cao hơn mặt đất 3 – 5cm

e) Tưới nước, tủ gốc giữ ẩm

Giữ ẩm cho gốc để đảm bảo cho rễ phát triển, dùng rơm rạ hoặc cỏ khô tủ gốc.

2. Kỹ thuật chăm sóc

a) Bón phân

– Bón phân ở thời kỳ cây chưa có quả (1 – 3 năm tuổi): Phân chuồng 30kg, supe lân: 200 – 300g, Urê 200 – 300g, KCl 100 – 200g. Bón chia thành 4 lần:

+ Lần 1: phân chuồng + toàn bộ phân lân

+ Lần 2: 30% Ure

+ Lần 3: 40% Ure + 100% Kali

+ Lần 4: Ure 40%

– Bón thời kì cây cho quả:

+ Bón cho cây 1 cây/năm: phân chuồng 30-50kg, supe lân 2kg, Phân Ure 1-1,5kg, kali 1kg.

+ Bón làm 3 lầm trong năm

b) Phòng trừ một số sâu, bệnh hại chính

Sâu vẽ bùa: Sâu trưởng thành đẻ trứng nở sâu non đục vào mô lá tạo thành các đường ngoằn ngèo màu trắng trên lá. Phòng trừ bằng cách phun thuốc sớm khi các đợt lộc mới ra, dùng các loại thuốc sau: Decis 2,5 EC 0,1 – 0,15%; Trebon 0,1 – 0,15%; Polytrin 50 EC 0,1 – 0,2%…

Sâu đục cành: sâu đục thân để lại lỗ, tuồn ra mụn cưa. Phòng trừ: vệ sinh vườn sạch sẽ, tỉa cành, dùng vợt bắt xén tóc, phát hiện sâu non bắt và diệt, sau thu hoạch quét vôi diệt trứng, bơm thuốc vào chỗ sâu đục.

Nhện hại: hại lá bánh tẻ, lá non. Phòng trừ chăm sóc cây khoẻ phun thuốc: Ortus 3 SC, Pegasus 500 ND, Comite 73EC..

Rệt muội: hút hựa lá non làm chồi lá biến dạng, rệp tiết ra nhựa làm cho kiến và muỗi đen phát triển.

Bệnh loét: hại cành non, lá, quả. Vết bệnh sần sùi, màu nâu vàng, xung quanh có viền vàng. Phòng trừ: trồng cây sạch bệnh, vệ sinh vườn trồng sạch sẽ, cắt bỏ cành bị bệnh, dùng thuốc trừ bệnh như Boocđô 1%, Zincopper 50 WP.

Bệnh chảy gôm: Hại thân cành vết nứt dọc thân làm chảy ra dịch vàng gây chế cây từ từ. Phòng trừ: trồng giống sạch bệnh, vệ sinh vườn, cắt cành bị bệnh, phu thuốc Boocdô 1% hoặc Aliette 80 WP.

Bệnh vàng lá: lá màu vàng, quả vẹo, tép khô nhạt, có thể dẫn đến chết cây. Phòng trừ: trồng cây sạch bệnh, phun thuốc Basa 50 EC, Rengent 800 WG…, cắt bỏ cành bị bệnh, chăm sóc cây phát triển tốt

c) Các khâu chăm sóc khác

– Làm cỏ, tưới nước, giữ ẩm: Thường xuyên làm sạch cỏ, tưới tiêu hợp lý, tấp rơm rạ để giữ ẩm, chú ý tiêu nước về mùa mưa, kiểm tra độ ẩm thường xuyên …

– Tạo hình, cắt tỉa: Tạo cây có độ cao vừa phải, cắt cành nhỏ, yếu, cành bị sâu bệnh …

– Thời kỳ cây đã cho quả: tỉa cành khô, cành tăm, cành sâu, cành vượt …

VI. Thu hoạch và bảo quản

1. Thu hoạch

– Thu hoạch khi 1/3 diện tích quả xuất hiện màu vàng – đỏ.

– Dùng kéo cắt cành sát cuống, tránh sây sát cành

– Quả thu hoạch bảo quản vận chuyển sao cho không bị dập.

2. Bảo quản

– Phân loại theo kích thước, loại những quả không đạt yêu cầu

– Lau sạch bằng khăn mềm, dùng giấy hoặc bao nilông bọc vào, có thể bảo quản trong cát