Vấn Đề Khai Thác Lãnh Thổ Theo Chiều Sâu Ở Đông Nam Bộ
Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:
Bài 19: Vấn Đề Khai Thác Thế Mạnh Ở Tây Nguyên
1- Khái quát chung
- Đông Nam Bộ bao gồm 6 tỉnh và thành phố: TP HCM, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu có diện tích 23,6 km2, số dân 12 triệu người ( 2006).
- Vùng có nền kinh tế hàng hóa sớm phát triển, cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển hơn so với vùng khác trong cả nước
- Vùng dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp, giá trị hàng xuất khẩu.
- Đông Nam Bộ đang sử dụng có hiệu quả tài nguyên, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao.
2- Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là gì? Phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp, nông – lâm nghiệp, dịch vụ, KT biển.
* Khái niệm:
Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu được hiểu là việc nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở tăng cường đầu tư KHKT, vốn để khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên, KTXH, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng KT cao, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề XH và bảo vệ môi trường.
a- Trong công nghiệp:
– Cơ cấu ngành đa dạng đặc biệt là luyện kim, điện tử, chế tạo máy, tin học, hoá chất… ĐNB có tỉ trọng CN cao nhất cả nước, năm 2005 chiếm 55.6% giá trị SXCN cả nước.
– Phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp.
- Tăng cường cơ sở năng lượng bằng cách:
- XD các nhà máy thuỷ điện: Trị An, Thac Mơ, Cần Đơn.
- XD và mở rộng nhà máy điện (Tuốc bin khí Phú Mỹ, Bà Rịa)
- Nhiệt điện chạy bằng dầu phục vụ cho các khu chế xuất.
- Đường dây 500kv Hoà Bình- Phú Lâm.
- Tăng cường cơ sở hạn tầng GTVT
- Mở rộng quan hệ đầu tư với nước ngoài.
- Cần phải luôn luôn quan tâm đến vấn đề môi trường, phá triển công nghiệp tránh tổn hại đến du lịch.
b- Trong Nông, Lâm nghiệp:
* Phương hướng:
- Vấn đề thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu, nhiều công trình thuỷ lợi đã xây dựng như Dầu Tiếng (Tây Ninh), Thuỷ lợi Phước Hoà…
- Thay đổi cơ cấu cây trồng, trồng nhiều cây khác như: Cà phê, hồ tiêu, điều, cây mía, đậu tương.
- Cần bảo vệ vốn rừng thượng lưu của các sông, cứu các vùng rừng ngập mặn, các vườn quốc gia được bảo vệ nghiêm ngặt.
c- Trong dịch vụ:
Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển đa dạng hoạt động dịch vụ. ĐNB dẫn đầu cả nước về sự tăng trưởng nhanh và có hiệu quả các ngành dịch vụ.
d- Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- Vùng biển và bờ biển có nhiều điều kiện thuận lơị để phát triển tổng hợp kinh tế biển như khai thác tài nguyên sinh vật biển, khai thái khoáng sản, du lịch biển và giao thông vận tải biển.
- Việc khai thác dầu khí với quy mô ngày càng lớn đã tác động mạnh đến sự phát triển của kinh tế của vùng, nhất là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Việc phát triển CN lọc, hoá dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hoá lãnh thổ của vùng.
=> Cần đặc biệt chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ.
3- CMR việc xây dựng các công trình thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên nông nghiệp của vùng.
Xây dựng các công trình thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên nông nghiệp của vùng.
- Công trình thuỷ lợi Dầu Tiếng trên thượng lưu Sông Sài Gòn là công trình thuỷ lợi lớn nhất của nước ta hiện nay. Cung cấp nước tưới cho các vùng chuyên canh cây CN trong vùng (Cung cấp nước tưới cho 170 nghìn ha đất đai thường xuyên bị thiếu nước vào mùa khô của Tây Ninh, huyện Củ Chi… )
- Dự án thuỷ lợi Phước Hoà (Bình Dương được triển khai sẽ chia sẻ một phần nước của Sông Bé cho sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Tây cung cấp nước sạch cho sinh hoạt, sản xuất.
- Nhờ giải quyết nước tưới về mùa khô, tiêu nước cho các vùng thấp dọc sông Đồng Nai và Sông La Ngà đã góp phần:
- Tăng diện tích đất canh tác, hệ số sử dụng đất trồng hàng năm .
- Đảm bảo lương thực, thực phẩm khá hơn.
- Thay đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ…
4- Ý nghĩa của phát triển tổng hợp kinh tế biển ở ĐNB và phương hướng khai tác tổng hợp tài nguyên biển và thềm lục địa.
*Ý nghĩa:
- Đẩy mạnh khai thác dầu khí, phát triển CN lọc dầu, hoá dầu và các ngành dịch vụ dầu khí đã tác động mạnh đến sự phát triển của vùng, thúc đẩy mạnh mẽ sự thay đổi cơ cấu kinh tế và phân hoá lãnh thổ của vùng ĐNB.
- ĐNB đang phát triển mạnh dịch vụ biển với trung tâm Vũng Tàu và các điểm du lịch như Côn Đảo, Long Hải… du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng của vùng.
- Mở rộng cảng biển, hiện đại hoá cảng Sài Gòn sẽ tác động mạnh đến các ngành giao thông vân tải, phát triển ngành dịch vụ hàng hải, cơ khí sửa chữa và đóng mới tầu.
- Việc khai thức TN sinh vật biển đòi hỏi sự hoàn thiện CN đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, mở rộng CN chế biến.
=>Tóm lại, việc khai thác tổng hợp kinh tế điểm ở ĐNB sẽ làm tăng cường thêm sức mạnh KT của vùng, tạo ra tăng trưởng KT của vùng và cả nước.
* Phương hướng:
- Đẩy mạnh khai thác, chế biến dầu khí.
- Tăng cường đánh bắt xa bờ, nuôi thuỷ sản.
- Tập trung khai thác, phát triển hoạt động dịch vụ tại khu vực Bà Rịa Vũng Tàu.
- Đẩy mạnh phát triển các cụm cảng nước sâu.
- Chú ý giải quyết vấn đề môi trường.
5- Vì sao ĐNB là vùng chuyên canh cây CN lớn nhất nước ta?
Vì ĐNB hội tụ nhiều điều kiện tự nhiên, KTXH thuận lợi .
– Về tự nhiên:
- Đất: Đất đỏ bazan, chiếm 40% diện tích cả vùng, đất xám (phù sa cổ) tập trung thành vùng lớn tuy nghèo dinh dưỡng hơn đất đỏ bazan nhưng thoát nước tốt, thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây CN lâu năm( Cao su, cà phê, hồ tiêu, cacao….) Cây CN hàng năm (mía, đậu tương, thuốc lá, lạc…)
- Khí hậu cận xích đạo ít chịu ảnh hưởng của bão (thuận lợi cho nhiều loại cây CN có NS cao, ổn định.
- Nguồn nước: Hệ thống sông Đồng Nai, hồ Dầu Tiếng, cung cấp nguồn nước tương đối phong phú.
– Về kinh tế -xã hội:
- Lao động đồi dào, kinh nghiệm sản xuất.
- Cơ sở VCKT: có các nhà máy chế biến, mạng lưới giao thông..
- Thị trường tiêu thụ lớn.
- Các điều kiện khác: Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, năng động trong cơ chế thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực trồng và chế biến cây công nghiệp…
Thảo luận cho bài: Bài 20: Vấn Đề Khai Thác Lãnh Thổ Theo Chiều Sâu Ở Đông Nam Bộ
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!