Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Môn: Tạo hình
Đề tài: Gấp thuyền giấy ( Mẫu)
Chủ đề: Giao thông
Đối tượng : Trẻ 5-6 tuổi
Số lượng trẻ: 25-30 trẻ
Thời gian: 30-35 phút
Ngày soạn: 24/4/2018
Ngày dạy: 27/4/2018
Người soạn và dạy: Trần Thị Mai Lan Hương Giang
Đơn vị: Trường Mầm non Hồng Phương
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
– Trẻ biết dùng tờ giấy màu hình chữ nhật để gấp thành chiếc thuyền như mẫu của cô giáo.
– Trẻ biết có rất nhiều phương tiện giao thông đường thủy như: Tàu thủy, ca nô, thuyền thúng, thuyền, bè…
2. Kỹ năng:
– Trẻ biết cách chia giấy và gấp cân đối để tạo thành chiếc thuyền.
– Rèn cho trẻ kỹ năng gấp chéo, gấp đôi, cách mở giấy và dùng ngón tay miết giấy.
– Trẻ biết thực hiện những thao tác gọn gàng khi tạo ra sản phẩm.
– Rèn sự khéo léo của đôi tay, các ngón tay.
3. Thái độ
– Trẻ hứng thú, hào hứng gấp thuyền với nhiều màu sắc khác nhau.
– Giáo dục trẻ chấp hành đúng luật khi tham gia giao thông.
– Trẻ biết yêu quý giữ gìn sản phẩm làm ra.
– Giáo dục trẻ không vứt rác bừa bãi xuống ao hồ…
II. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô: Mẫu thuyền; Máy tính, máy chiếu, hộp quà bí mật.
– Nhạc bài hát “ Em đi chơi thuyền, Chiếc thuyền nan, Bé yêu biển lắm”.
– 3 bức tranh vẽ về biển.
– Giấy màu.
* Đồ dùng của trẻ: Bàn ghế, bảng trưng bày sản phẩm đủ cho trẻ.
– Giấy màu đủ cho trẻ gấp thuyền.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Gây hứng thú
– Cô và trẻ hát bài hát “ Em đi chơi thuyền”.
– Trò chuyện về phương tiện giao thông đường thủy mà trẻ biết.
+ Cô và các con vừa hát bài hát gì?
+ Thuyền là phương tiện giao thông đường gì?
+ Ngoài thuyền, các con còn biết phương tiện giao thông đường thủy nào nữa?
-> Cô chốt và cho trẻ xem các phương tiện giao thông đường thủy trên máy tính ( Tàu thủy, ca nô, thuyền, bè…)
- * Giáo dục: Khi ngồi trên các PTGT này các con ngồi như thế nào?
-> Cô chốt: Đúng rồi, khi ngồi trên các phương tiện giao thông các con phải ngồi ngay ngắn, không được thò đầu, thò tay ra ngoài và phải nhớ giữ gìn vệ sinh chung không được vứt rác xuống ao, hồ và biển nhé!
– Hôm nay cô đem đến cho các con một bất ngờ vô cùng thú vị đấy!
2. Nội dung chính: Gấp thuyền giấy
a. Quan sát và đàm thoại vật mẫu
– Cho trẻ khám phá hộp quà!
Hỏi trẻ: Hộp quà có gì?
-> Đúng rồi, đó là những chiếc thuyền tự tay cô gấp.
– Cho trẻ cầm thuyền trên tay và quan sát .
+ Ai có nhận xét gì về chiếc thuyền này?
->Cô chốt: Đúng rồi đấy, cô đã dùng giấy màu để tạo nên những chiếc thuyền, thuyền có mui này, phía dưới là đáy thuyền, bên trong là lòng thuyền.
b. Hướng dẫn trẻ : (2-3 lần)
– Hôm nay cô cùng các con gấp những chiếc thuyền giấy xinh sắn.
+ Lần 1: Cho trẻ xem video “ Gấp thuyền giấy” trên máy tính.
– Bây giờ các con quan sát cô làm trước nhé!
+ Lần 2: Cô gấp mẫu, cô vừa thực hiện vừa giải thích.
Cô có tờ giấy hình gì đây?
Cô gấp đôi tờ giấy hình chữ nhật, lấy mép chiều rộng của tờ giấy đặt trùng khít lên nhau, rồi miết cho phẳng. Tương tự, cô gấp đôi tờ giấy lại 1 lần nữa để lấy đường chia giữa, miết cho phẳng rồi mở giấy ra. Ngón tay cái của bàn tay trái cô để vào đường chia giấy phía trên, tay phải cô cầm góc giấy phía trên bên phải kéo xuống sao cho đường giấy bên trên trùng khít với đường chia giữa và miết theo đường gấp, bên trái cũng làm như vậy. Sau đó gấp lần lượt từng bên mép giấy lên và miết theo đường gấp. Phần đáy hình tam giác, mỗi tay cô cầm vào điểm chia giữa của đáy tam giác và kéo mở ra sao cho hai góc đối diện trùng khít lên nhau. Tiếp theo bẻ gấp 2 góc ngoài lật đối diện để được hình tam giác nhỏ. Rồi lại kéo mở đáy tam giác sao cho hai góc đối diện trùng khít lên nhau. Cuối cùng cô cầm vào hai góc trên kéo mở ra để được chiếc thuyền.
-> Cô đã làm xong chiếc thuyền rồi!
+ Lần 3: Cô vừa thực hiện, vừa hỏi trẻ cách gấp.
Bây giờ mời các con gấp thuyền cùng cô!
c. Trẻ thực hiện
– Cô mời các con lên lấy đồ dùng.
– Khi trẻ thực hiện cô mở nhạc nhẹ nhàng bài hát “Chiếc thuyền nan”.
– Cô khuyến khích động viên trẻ . Hướng dẫn và sửa sai cho trẻ chưa làm được.
-> Thời gian đã hết, cô thấy bạn nào cũng làm được chiếc thuyền rất đẹp rồi. Xin mời các con trưng bày sản phẩm của mình.
d. Trưng bày sản phẩm
– Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm theo tổ.
– 3-4 trẻ nhận xét bài tổ bạn. (3 tổ)
+ Con thích chiếc thuyền nào nhất? Vì sao con thích?
->Cô nhận xét, tuyên dương từng tổ
* Tuyên dương trẻ có sản phẩm đẹp, động viên khuyến khích trẻ có sản phẩm còn hạn chế .
– Cô tặng cho mỗi đội 1 bức tranh. Các con hãy dán những chiếc thuyền các con vừa làm được vào bức tranh để cho thuyền ra khơi nhé!
– Cô cho trẻ lên dán sản phẩm, cả 3 tổ cùng dán.
-> Cô mời các con đi tham quan bức tranh của tổ bạn nào.
– Các con thấy bức tranh tổ bạn thế nào?
-> Cô thấy cả 3 tổ đều có những bức tranh đẹp, xin chúc mừng các con!
3. Kết thúc:
– Cô và trẻ hát và vận động bài “ Bé yêu biển lắm”. Chuyển hoạt động.
– Trẻ hát cùng cô.
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
– Tàu thủy, ca nô, thuyền bè…)
– Trẻ quan sát và nói tên các PTGT
– Ngồi ngay ngắn, không thò đầu thò tay ra ngoài…
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ mở hộp quà cùng cô
– Thuyền ạ!
– Trẻ quan sát.
– Chiếc thuyền làm bằng giấy, chiếc thuyền có mui thuyền, đáy thuyền và lòng thuyền.
– Vâng ạ!
– Trẻ xem video.
– Hình chữ nhật ạ!
- – Trẻ lắng nghe và quan sát
- – Trẻ trả lời
– Trẻ thực hiện
– Trẻ dừng tay và kết hợp làm động tác thể dục
– Từng tổ lên trưng bày sản phẩm.
– Trẻ nhận xét bài của bạn
– Trẻ trả lời.
– Trẻ lên dán sản phẩm
– Trẻ đi tham quan
– Đẹp ạ!
– Trẻ hát và vận động cùng cô đi ra ngoài.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!