Rosetta Stone là một trong những nền tảng học ngoại ngữ phổ biến nhất hiện nay. Nhưng liệu nó có tốt không? Câu trả lời ngắn gọn là có, nhất là nếu bạn mới làm quen với một ngôn ngữ và muốn xây dựng một nền tảng từ vựng và ngữ pháp vững chắc.
Cấu trúc bài học tốt, rõ ràng, và có tốc độ học vừa phải. Sử dụng Rosetta Stone để học ngoại ngữ nghiêm túc vài tháng là bạn có thể nói, đọc, viết, và hiểu được các cụm từ cơ bản. Có thể nói Rosetta Stone là một trong những nền tảng học ngoại ngữ tốt nhất hiện nay.
Khi bạn học một ngôn ngữ với Rosetta Stone, hãy đặt mục tiêu thực tế. Tuy Rosetta Stone có thể giúp bạn xây dựng một nền tảng vững chắc, nhưng nó không thể giúp bạn nói trôi chảy.
Khi bạn cảm thấy bản thân không thể học được gì nữa từ Rosetta Stone, hãy tìm cách thực hành với người thực thay vì với một ứng dụng. Cách tốt nhất là trò chuyện với bạn bè ngoại quốc hoặc với gia sư riêng của bạn.
Chưa có nền tảng nào có thể làm tốt chuyện trên, kể cả Rosetta Stone.
Bạn có thể học những ngôn ngữ gì với Rosetta Stone?
Ngoài tiếng Anh, bạn còn có thể học đến 23 ngôn ngữ khác với Rosetta Stone. Trước đây, mỗi lần bạn muốn học một ngôn ngữ mới thì bạn cần phải mua riêng ngôn ngữ đó. Giờ đây, bạn có thể mua gói học một năm, hai năm, hoặc trọn đời để học mọi ngôn ngữ. Cách tính tiền mới hợp lí hơn rất nhiều.
Nếu bạn muốn học một ngôn ngữ mà Rosetta Stone không dạy, có những ứng dụng khác mà bạn có thể thử, chẳng hạn như Duolingo hiện đang cung cấp các khóa học cho hơn 30 ngôn ngữ. Những ngôn ngữ mà Rosetta Stone không có nhưng Duolingo lại có bao gồm: tiếng Séc, tiếng Đan Mạch, tiếng Esperanto, tiếng Indonesia, tiếng Ireland, tiếng Hawaii, tiếng Hungary, tiếng Navajo, tiếng Na Uy, tiếng Romania, tiếng Gaelic Scotland, tiếng Swahili, tiếng Ukraina, và tiếng Welsch.
Bạn phải tốn bao nhiêu tiền cho Rosetta Stone?
Mức giá mà bạn phải bỏ ra để dùng Rosetta Stone khá cao so với mức trung bình mặc dù đôi lúc sẽ có chương trình giảm giá. Họ cung cấp gói học ba tháng ($35,97), một năm ($143,88), và trọn đời ($299). Nhưng hầu hết mọi lúc, bạn chỉ cần trả $95,88 cho gói một năm, và $179 cho gói trọn đời. Nếu bạn mua gói trọn đời, bạn có thể học mọi ngôn ngữ mà Rosetta Stone cung cấp.
Sau khi đăng kí, bạn có thể học qua trình duyệt hoặc qua ứng dụng của họ trên iOS và Android. Bạn cũng có thể tải các bài học xuống để học ngoại tuyến.
Bạn cũng có tùy chọn để thêm gia sư trực tuyến vào khóa học của mình. Một buổi học nhóm kéo dài 25 phút có giá $14 hoặc $19 cho hai bài học, một buổi học riêng có giá $19 hoặc $29 cho hai bài học. Các buổi học diễn ra dưới dạng hội thảo online với người hướng dẫn.
Phương pháp dạy học của Rosetta Stone
Một tính năng rất đáng giá của Rosetta Stone so với các nền tảng khác đó chính là bạn có thể chọn loại từ mà bạn muốn học. Có năm tùy chọn là Du lịch, Công việc, Gia đình, Cơ bản, và Nâng cao. Hai tùy chọn cuối cùng bao gồm các từ vựng về vật dụng và hoạt động hàng ngày, màu sắc, kích cỡ, cũng như các tình huống giao tiếp trang trọng và không trang trọng.
Những bài học đầu tiên, bạn sẽ làm các bài tập bằng phương pháp suy luận. Ví dụ, bạn sẽ nghe thấy từ ám chỉ con mèo 2-3 lần cùng với hình ảnh con mèo. Sau đó bạn sẽ nghe một từ mới với hai hình ảnh lần lượt là con mèo và con chó. Từ đó, bạn có thể suy luận ra từ mới đó ám chỉ con chó. Bạn chọn hình ảnh con chó và ứng dụng sẽ cho bạn biết bạn đã đúng. Bạn sẽ dùng phương pháp này để học cho dù bạn học ngôn ngữ nào.
Nền tảng ứng dụng rất triệt để cách dạy “drill and kill” (thuật ngữ giáo dục nhằm chỉ việc luyện tập một cách máy móc). Khi một từ mới được giới thiệu, bạn sẽ phải nghe, nói, viết, và chọn đúng từ đó trong loạt bài trắc nghiệm rất nhiều lần. Học theo kiểu này tuy giúp kiến thức mới bám vào não bộ lâu, nhưng bạn có thể thấy các bài học rất tẻ nhạt.
Cho dù bạn học ngôn ngữ nào với Rosetta Stone, bạn đều có chung một trải nghiệm. Họ sử dụng cùng một loại hình ảnh cho toàn bộ các khóa học – cùng một hình ảnh con cá vàng, chiếc xe đạp màu xanh lá cây, bát cơm,… Trang chủ và các trang giới thiệu khóa học gần đây cũng được thiết kế lại để có trải nghiệm giống nhau trên nhiều thiết bị.
Rosetta Stone nhất quán, ổn định, và đáng tin cậy. Nhưng bởi vì mỗi khóa học đều trông giống hệt nhau, bạn sẽ không được học về văn hóa. Ví dụ, gạo, bánh mì, và sữa phổ biến ở Việt Nam ta, nhưng những thứ như khoai tây, bắp cải, kem chua lại phổ biến hơn ở một vài nước khác.
Rosetta Stone đã giải quyết vấn đề này một phần với những tài liệu bổ sung. Ví dụ, nếu bạn học tiếng Pháp, họ sẽ cung cấp các tài liệu về những chủ đề như cây cầu ở Paris. Hiện tại, những tài nguyên này không có cho mọi ngôn ngữ, nhưng vẫn là một sự bổ sung tuyệt vời mà chúng tôi mong họ sẽ tiếp tục đi theo hướng này.
Giao diện của Rosetta Stone
Giao diện của Rosetta Stone rất đẹp. Việc thiết lập micro và kiểm tra âm thanh luôn luôn đơn giản. Ứng dụng cũng cực kì trực quan và hầu như không có hướng dẫn sử dụng nào.
Bạn có thể hoàn thành các bài học theo thứ tự hoặc “nhảy cóc” nếu thấy quá dễ. Từ trang chính, bạn có thể biết được bài học nào bạn chưa hoàn thành, bài học nào bạn đã hoàn thành, và điểm số của bạn cho mỗi bài học.
Ngoài ra còn có một trang cung cấp những tài liệu giúp bạn linh hoạt hơn trong việc học ngoại ngữ. Mỗi bài học có một mục chính, sau đó là các mục bổ sung như phát âm, nghe, nói, đọc, nghe, từ vựng, ngữ pháp, và ôn tập. Bởi vì bố cục rất trực quan nên bạn có thể dễ dàng chọn các loại bài tập bạn muốn làm. Ví dụ: bạn có thể muốn làm các bài tập phát âm khi ở nhà và làm các bài tập nghe khi bạn có tai nghe.
Tiến trình học của bạn được đồng bộ liền mạch giữa các nền tảng. Vì vậy, cho dù bạn đang ở trong bất kì tình huống nào, bạn đều có thể học ngoại ngữ với Rosetta Stone.
Hòa mình vào ngôn ngữ mới cùng Rosetta Stone
Rosetta Stone rất tự hào về cách tiếp cận ngôn ngữ của họ – hòa mình vào ngôn ngữ mới. Hay nói cách khác, không hề có hướng dẫn nào thêm bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn. Bạn chỉ bắt gặp tiếng Việt trong menu trợ giúp, giao diện cài đặt, và các tiêu đề.
Khi bắt đầu, bạn sẽ thấy một hình ảnh với một từ cùng cách phát âm liên quan đến hình ảnh đó. Sau khi tiếp xúc với một từ vài lần, bạn phải học nói và viết từ đó. Đối với bài tập nói, hệ thống nhận dạng giọng nói sẽ quyết định xem bạn có phát âm đúng hay không. Bạn có thể tắt hoặc điều chỉnh độ nhạy của tính năng này.
Khi bạn tiến bộ hơn, bạn sẽ được học cách viết một từ. Các hình ảnh và từ vựng liên quan sẽ được hiển thị lặp đi lặp lại. Sau mỗi bài học, vốn từ của bạn sẽ được trau dồi. Do đó, từ những từ đơn lẻ, bạn sẽ được học những cụm từ và câu ngắn.
Sự lặp lại là cần thiết cho dù bạn học ngôn ngữ nào. Tuy nhiên, Rosetta Stone thực hiện điều này khá cứng ngắt và không hề cung cấp bối cảnh văn hóa. Nếu bạn thấy bản thân chán nản khi phải học đi học lại một thứ, hãy thử một số trò chơi hay các hoạt động khác. Bạn có thể tìm thấy chúng trong phần Extended Learning. Riêng chúng tôi cực thích hoạt động đọc, nơi mà bạn có thể đọc hoặc nghe những câu chuyện ngắn phù hợp với trình độ của bạn.
Còn rất nhiều điều để nói về phương pháp học của Rosetta Stone. Lúc đầu bạn sẽ được học các danh từ và động từ đơn giản bằng phương pháp suy diễn. Sau đó, mọi thứ sẽ trở nên phức tạp hơn khi bạn phải tự tìm ra các dạng động từ mới và dạng số nhiều (ví dụ như “he ran”, “she ran”, “they run”) nhưng các bài học sẽ không bao giờ trở nên quá khó.
Tuy nhiên, phương pháp này có một vài nhược điểm. Bởi vì bạn không hề có thêm bất kì hướng dẫn nào bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, bạn không thể biết khi nào thì từ “man” có nghĩa là “đàn ông” hay “con người”, hay “can” có trang trọng hay không. Bạn không thể biết được những điều này với Rosetta Stone.
Rosetta Stone cực kì hữu ích nếu bạn cần học từ vựng, số ít và số nhiều, các dạng động từ,… nhưng hoàn toàn ngược lại nếu bạn muốn học ngữ pháp, sắc thái, hay những ngữ cảnh văn hóa phức tạp.
Tuy nhiên, Rosetta Stone đã tự cải thiện ở một số khía cạnh, chẳng hạn như họ đã cho người học chọn nội dung phù hợp với bản thân như đã đề cập trước đó: Du lịch, Công việc, Gia đình, Cơ bản, và Nâng cao. Bạn cũng có thể học thêm các chủ đề cụ thể trong các bài học nâng cao. Ví dụ: họ có các bài học về những tình huống khẩn cấp, kinh doanh, ăn uống, và kì nghỉ.
Rosetta Stone không hề có bài kiểm tra đầu vào đối với phiên bản dành cho người dùng cuối. Nếu bạn đã học một ngôn ngữ từ trước và muốn học thêm với Rosetta Stone, bạn sẽ thấy không biết nên bắt đầu từ đâu mặc dù bạn có thể chọn giữa mức sơ cấp, trung cấp, và cao cấp.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chuyển qua lại giữa các bài học. Điều này hoàn toàn trái ngược với Duolingo. Duolingo không cho phép bạn học bài mới trừ khi bạn đã hoàn thành tất cả các bài học trước đó hoặc đã vượt qua bài kiểm tra. Hay nói cách khác, Duolingo có một bài kiểm tra trình độ và tự chọn ra những bài học phù hợp với bạn.
Tạm kết
Rosetta Stone là một nền tảng học ngoại ngữ tuyệt vời, giao diện trực quan, và có triết lí học mới mẻ. Nếu bạn là người mới cần xây dựng một nền tảng từ vựng và ngữ pháp vững chắc, Rosetta Stone là một sự lựa chọn rất thích hợp. Nhưng nếu mục tiêu của bạn là nói trôi chảy một ngôn ngữ, bạn nên xem xét các lựa chọn khác, chẳng hạn như tham gia một lớp học ngoại tuyến hay thuê gia sư riêng.
Nếu bạn đã có kinh nghiệm trước, bạn sẽ cần thử và kiểm tra xem với trình độ bản thân thì bạn nên bắt đầu ở bài số mấy. Nếu như bạn không muốn bỏ tiền cho một ứng dụng học ngoại ngữ, thì Duolingo là một sự thay thế rất đáng để bạn thử qua.
Tin liên quan
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!