BÍ QUYẾT CẢI TẠO ĐẤT PHÈN ĐỂ NÂNG CAO NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG |GFC

Đất phèn hay còn gọi là đất chua mặn có màu đen hoặc nâu ở tầng đất, đặc biệt là ở tầng C , có mùi đặc trưng của lưu huỳnh và H2S

1/ Nguyên nhân hình thành đất phèn

Đất phèn được hình thành ở vùng đồng bằng ven biển có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh. Khi các xác sinh vật này phân hủy sẽ giải phóng ra lưu huỳnh.

Trong điều kiệm yếm khi, lưu huỳnh kết hợp với sắt tạo thành chất FeS2. Gặp điều kiện thoát nước thoát khí, FeS2 bị oxi hóa hình thành axit sunphuric (H2SO4) làm đất trở nên chua.

Nếu mặt đất phèn mà có nước màu vàng, nổi váng màu đỏ là do sắt gây ra (gọi là phèn nóng); còn nước trong xanh, đất quanh bờ màu xám là do nhôm gây ra (phèn lạnh).

2/ Đặc tính của đất chua và dấu hiệu nhận biết

+ Có thành phần cơ giới nặng

+ Tầng đất mặn: khi khô thì cứng, nhiều vết nứt nẻ

+ Độ pH đất <4, đất chua nghèo mùn, nghèo đạm

+ Trong đất có chứa nhiều chất gây độc hại cho cây trồng như: Al3+, Fe3+, CH4, H2S

+ Hoạt động của các vi sinh vật rất kém, quá trình phân hóa chất hữu cơ rất khó

3/ Hạn chế của đất phèn:

+ Ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong đất và đồng thời việc trao đổi chất dinh dưỡng của cây cũng bị gián đoạn

+ Cây trồng sinh trưởng kém và hiệu quả năng suất thấp

4/ Biện pháp cải tạo đất phèn:

– Biện pháp thủy lợi: xây dựng hệ thống tưới tiêu để tháo chua rửa mặn, xổ phènvà hạ thấp mạch nước ngầm

– Bón vôi: khử chua và làm giảm độc hại của hàm lượng ion sắt 3+ và nhôm tự do

– Cày sâu, phơi ải: sẽ làm tăng quá trình chua hóa diễn ra mạnh, sau đó nước mưa, nước tưới tiêu sẽ tiến hành việc rửa chua đi

– Lên luống: lật úp đất thành luống cao ( lớp đất phèn phía dưới sẽ được lật lên trên), gốc mạ được úp xuống tạo thành lớp đệm hữu cơ

– Bón phân để cải tạo đất phèn: Dùng các loại phân hữu cơ như: phân đạm, phân lân, phân vi lượng để tăng độ phì nhiêu của đất.

Trước khi trồng cần bón lót phân chuồng (đã ủ hoai mục), phân có hàm lượng lân cao, bón vôi để cải thiện độ pH của đất và hạ phèn.

+ Trên đất phèn nặng, bón 50 – 80kg N/ha, 60 kg P2O5/ha, bón phân vôi với liều lượng từ 500-1000kg/ha. Với liều lượng:

+ Đất phèn nhẹ, lượng phân đạm cần bón cao hơn, phân lân có thể bằng hoặc thấp hơn, nên cung cấp một ít kali.

Cụ thể lượng phân bón cho 1 ha như sau: 100 kg N nguyên chất, 30 – 45 kg P2O5, 10 – 15 kg K2O, nên bón bổ sung phân vôi.

+ Bón phân chuồng hoai mục và phun phân bón lá có hàm lượng lân cao (siêu lân), phân bón lá có hàm lượng acid humic cao, một phần nuôi dưỡng bộ rễ, một phần giúp lúa giải độc phèn sắt cho bộ rễ.

Lưu ý: không bón hoặc bón ít Kali (Vì K trong đất phèn khá cao, nếu bón thêm K có khả năng tăng độc chất nhôm (Al) gây chết cây hoặc giảm năng suất).

Khi cây đang bị ngộ độc phèn, tuyệt đối không được bón phân đạm (urê) và NPK hoặc phun phân bón lá có hàm lượng đạm cao. Chỉ nên phun qua lá với phân bón lá có thành phần acid humic và hydrophos (Mg, Zn,..).

5/ Sử dụng đất phèn:

– Một số khu vực dùng phương pháp cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước nước thường xuyên để cải tạo đất phèn trồng lúa

– Trồng cây chịu phèn: mãng cầu xiêm (ghép trên cây bình bát), lúa kháng phèn hoặc chống chịu phèn (ngắn ngày AS996, OM6976, OM2517…; trung và dài ngày, như: ST5, OM723-7, OM1348), mía, khoai mỡ, chuối, bắp, chè, mè, bạch đàn, tràm…

-GFC tổng hợp-