Hưng cừ là cay gì

Ây dà quá đơn giản

1- Củ nén :

Cây nén thuộc họ hành tỏi (Liliaceae) còn gọi là hành tăm. Thân giả chiều cao cây trung bình từ 20-30 cm. Lá có dạng hình mũi kim – Nghĩa là tròn nhọn. Củ màu trắng trong có vỏ mỏng bao bọc.

Tóm lại Cây nén giống cây hành. Dưng tiết diện thân nhỏ hơn – Mũi nhọn hơn. Củ giống củ hành nhưng tròn hơn – thịt củ trắng trong hơn. Thịt củ hành thì trắng hồng và trắng đục.

Mùi vị Nén hắc kiểu như hành + tỏi. Thân củ có tác dụng giải cảm cúm tốt như hành và tỏi.

Cây nén thích hợp với thổ nhưỡng miền trung việt nam. Người miền trung và một phần nam bộ hay dùng củ nén. Còn miền bắc hay dùng củ hành làm gia vị trong chế biến thức ăn.

Món bánh hỏi miền trung hay dùng lá nén xào với dầu mỡ rắc lên. Ăn có vị khác lạ hẳn.

2- Hưng Cừ :

Phân bố phổ biến ở vùng Bắc Ấn Ðộ. Cây dạng loại thảo mộc sống lâu năm. Thân gốc giống như củ cải. Lá giống như lá rau cải thìa. Khi đông về thì bông lá đều tàn lụi. Nhựa cây trắng như nhựa đào. Toàn thân có mùi vị cay hôi rất chi là nồng nặc. Cây có tác dụng làm thuốc và gia vị. Việt Nam và Trung Quốc không có loại này và cũng không phổ biến nhu cầu sử dụng loại gia vị này.

Phật giáo quan niệm đây là những loại thực phẩm có tính chất kich thích dục vọng trong con người – lên phải kiêng tránh.

Nhà cháu thấy ở miền Trung và Nam nước ta có phổ biến món củ kiệu vào dịp xuân về Tết đến. Thật ra Kiệu cũng một dòng họ hàng con chú con bác với Hành và Tỏi. Nhưng chắc do trong kinh điển Bụt không dạy kiêng kiệu. Nên các Bụt tử nước ta vẫn nhậu vô tư. Với ai là Bụt tử, theo nhà cháu không nên ăn cả củ kiệu vì phải linh hoạt chứ : vì bên Ấn độ chắc không có kiệu giống như bên ta không có hưng cừ nên Bụt không nhắc đến.

Y học hiện tại đã có những nghiên cứu Hành+ hẹ+ tỏi+ nén… đều rất giầu chất kháng sinh nên có khả năng kháng khuẩn tốt. Đặc biệt có công trình còn loan báo tỏi có tác dụng chữa ung thư.

Cách đây khoảng 18 năm, một thời ở nuớc ta nhiều vùng xôn xao và ầm ầm thực hiện bài thuốc trường sinh được báo chí đăng tải là tìm thấy trong kim tự tháp gồm : rượu tỏi uống với sữa bò – liệu trình 25 ngày một đợt. Hồi đó nhà cháu cũng hăm hở thực hiện được một hai lần.

Xưa và nay trong dân ta vẫn phổ biến dùng các loại gia vị này để trị cảm cúm, nóng sốt có hiệu quả.

Các thuộc tính kích động dục vọng khác nữa của con người khi xơi các gia vị này thì nhà cháu còn mù mờ. Dưng tác dụng kích thích tính dục sau khi xơi các thứ này là có thật. Nhưng cũng nhè nhẹ thôi chưa thể bằng Dâm dương hắc và Viagra được.

Ngày xưa Thị Nở bỏ có mấy bát cháo hành mà quyến rũ được Chí Phèo…. Đúng là một vốn bốn lời.

Phân tích theo maketting ngày nay thì ả này cũng rất khéo về tài chiêu thị.

Các bác gái muốn các bác giai như …Chí phèo – vừa ăn cướp vừa la làng….. thì mỗi bữa ăn cứ bóc cho các bác ý vài cọng hành sống ướp nước đá cho lành lạnh – mời ông xơi.

Chả thế mà mấy ông bác nhà em làm quan trên tỉnh. Lần nào vợ chồng thằng em lên chơi hay mời đi ăn đồ sống như cá mú ngâm mù – tạt…. lại thích ăn và gọi cho nhiều hành ngâm đá. Đêm trước có về muộn vậy mà sáng sau cấm thấy bác gái nào cằn nhằn lại trông bác nào bác ấy mặt mũi lại cứ rạng ngời như gái mười tám ấy chứ.

Hành có tác dụng hồi dương rất tốt. Bác giai nào bị quá sức trong chuyện …. tế nhị dẫn đến hoa mắt chóng mắt mồ hôi vã ra như tắm chân tay bải hoải – thì các bác gái cứ nấu cho bát cháo hành củ – nhiều hành vào cho ăn là ổn thôi.

Dưng các bác nhớ cho : ăn hành nhiều – nghĩa là liên tục với số lượng nhiều thì bạc tóc ăn tỏi nhiều thì nóng máu đễ chảy máu cam. Lợi có và hại cũng không ít.

Thị Nở xưa phạm một sai lầm là sau đó cho Chí Phèo ăn quá nhiều hành. Chí ta bốc hoả mới cầm dao đi đâm chết Bá Kiến. Rõ là lợi bất cập hại.

Có một tuyệt chiêu nữa với củ hành nhà em định bày các quan bác. Đây là chiêu các bác gái dùng “chăm” chồng cũng rất hay. dưng mà thôi sợ các bác hiểu lầm. Mấy lại sai mất chủ đề thanh tịnh của bác Ban mai hỏi. Nên thôi nhé.

Ngẫm ra Bụt dậy kiêng ngũ vị tân là có cái lý. Các bác Bụt tử đang tu tập lên thật sự lưu ý.