Hủ tiếu ở miền Bắc gọi là gì

Sự khác nhau giữa Phở và Hủ tiếu

  • Hủ tiếu miền Bắc gọi là gì
  • Sự khác nhau giữa bún và phở
  • Hủ tiếu có phải là miến không
  • Hủ tiếu gõ bắt nguồn từ đầu
  • Hủ tiếu có phải là bún

Nguồn gốc của từ “Phở” và “Bún”

Có thuyết nói tên gọi “phở” xuất phát từ món Pháp pot-au-feu.

Pô-tô-phơ là món quốc hồn quốc tuý của người Pháp. Dịch sát nghĩa thì món này là “cái nồi ngồi trên cái bếp,” còn về bản chất thì đây là món hổ lốn các loại đồ ăn nhặt nhạnh, chẳng biết mềm cứng ra sao nên phải hầm thật lâu. Mang cỗ bàn sau Tết còn thừa tống hết vào một nồi rồi hầm nhừ, đấy chính là tinh tuý truyền thừa pot-au-feu.

Phở rất khó có thể là biến thể của món hổ lốn Pháp, trừ khi người ta bỏ công nấu cả nồi nước phở chỉ để ăn xí quách trong Nam, hay bốc mả ngoài Bắc. Sang trọng gì đâu mà phải bắt quàng làm họ, phỏng ạ? Đã không họ hàng thì mượn tên làm gì?

Thuyết khác lại nói đấy là gọi trại món Tàu ngưu nhục phấn mà “người Trung Quốc bán rộng rãi ở Hà Nội vào đầu thế kỉ 20. Ban đêm họ đi rao hàng ngầu.. yụk..phẳn ..a rồi dần dần hô tắt còn yụk …phẳn…a rồi phẳn…a và cuối cùng hô trại thành phở.”

“Ngầu yụk phẳn” là tiếng Quảng Đông, cụ thể là thổ ngữ Nam Ninh. Hẳn là người lập thuyết này có định kiến rằng món Tàu ở ta đều do người Quảng bán. Rao tắt cho ngắn thì có lý, tỉ như người Sài Gòn ngày nay rao “chư…ư…ưng… già…ày…”, nhưng thử tưởng tượng “phẳn…a” rát cổ bỏng họng thế nào thành ra “phở…ơ,” hẳn chúng ta đều thấy sai sai.

Lại có ông Tây chiết tự chữ nôm “phở” thành ba chữ mễ (gạo), ngôn (lời), và phổ (phổ biến) rồi diễn giải rằng phở là món ăn phổ biến đại chúng, nên người ta rao “phổ đây!” rồi thành “phở ơ!” Nói vậy là lẫn lộn tiền nhân hậu quả, mang dép đội lên đầu. Mới nghĩ ra món ăn bán rong mà đã biết nó sẽ trở nên đại chúng, nhà sáng chế tầm cỡ này một trăm năm sau nhân loại mới gặp lại ở Steve Jobs.

Cả ba thuyết trên đều không giải thích hợp lý tại sao phở lại được gọi là “phở.”

Phở là một món “phấn” theo phân loại Trung Hoa thì đúng rồi, nhưng tại sao nó lại được gọi là “phở”?

Câu trả lời vừa đơn giản vừa phức tạp.

Trung Quốc có 10 nhóm phương ngữ: Quan thoại, Ngô, Cám, Tương, Mân (tiếng Tiều, tiếng Phúc Châu…), Khách Gia, Việt (tiếng Quảng, tiếng Đài Sơn…), Tấn, Huy thoại, Bình thoại; mỗi nhóm lại có nhiều biến thể thổ ngữ. Chữ “phấn” 粉 chỉ thức ăn dạng sợi làm từ bột, được đọc là “phờ” trong Quan thoại vùng Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây, và đọc là… “phở-n” với âm “n” ở cuối nhẹ bẫng như không trong Cám ngữ vùng Nam Xương tỉnh Giang Tây.

“Phờ” hay “phở-n” biến thành “phở,” có lý quá.

Vậy có thể đoán mà không sợ sai rằng người đầu tiên bán “phở” nói Cám ngữ Nam Xương, hoặc Quan thoại Thái Nguyên, hoặc một thổ ngữ nào đấy có phát âm tương tự.

Mà cũng có khi người ấy nói tiếng Quảng, nhưng lại có tật ngắn lưỡi, sứt môi, hoặc hở hàm ếch.

Nhưng chắc chắn người ấy không nói tiếng Mai huyện, vì nếu thế món này đã được gọi là… BÚN!

Đúng vậy, chữ 粉 được đọc là “bún” trong tiếng Khách Gia ở Mai huyện Quảng Đông. Tộc người Khách Gia có truyền thống di dân suốt từ đời Tần từ Bắc xuống Nam. Nguồn gốc “phở” thì có thể còn tí ti tồn nghi, chứ “bún” chắc chắn do người Khách Gia mang xuống Việt Nam.

Người Khách Gia cũng mang “tàu hũ” vào miền Nam Việt Nam, trong khi người Thái Nguyên mang “đậu phụ” vào miền Bắc. Món tàu hũ nước đường ở miền Nam thì ở miền Bắc được gọi là “tào phớ” theo tiếng Ngô Ôn Châu.

Chốt lại một câu, phở được gọi là “phở” vì nó chính là một loại “phở” (粉 “phấn” theo âm Hán Việt). Bò hay gà, đường hay mỳ chính, xương bò hay xương heo… tuỳ, không phải vì những thứ ấy mà phở được gọi là “phở.”

Tiệm mỳ Hưng Phát. (Ảnh: Phamminhkhue)

Minh Châu – Hủ tiếu Nam Vang

Địa chỉ: Tầng 1, 123 Mai Hắc Đế, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Thời gian mở cửa: 07:00 – 21:00

Khung giá: 35.000đ – 45.000đ

Quán ở ngay vị trí khu trung tâm, sát cạnh Vincom nên khá thuận tiện để thưởng thức vào bữa trưa hoặc bữa tối. Ấn tượng đầu tiên khi các thực khách đến quán luôn là sự sạch sẽ. Sau là bởi nước dùng đậm đà nên có thể nhiều thực khách sẽ cảm thấy hơi mặn, chỉ cần vắt thêm ít chanh hoặc cho thêm chút dấm tỏi sẽ cảm thấy thanh miệng hơn.

Một bát hủ tiếu Nam Vang ở đây có giá 45.000đ đầy đủ nhân thịt, tôm, trứng, gan… trong vị trí mặt bằng tại khu trung tâm như thế này có lẽ sẽ không phải đắt. Ngoài ra ở đây còn có thêm nem cuốn với mắm nêm được pha một cách khéo léo hấp dẫn rất nhiều thực khách.

Hủ tiếu Nam Vang. (Ảnh: lannguyendang)

Mì & Hủ tiếu khô – Hàng Bồ

Địa chỉ: 16 Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Thời gian mở cửa: 19:00 – 01:00

Khung giá: 30.000đ – 35.000đ

Quán hủ tiếu nhỏ xinh nằm ngay trên vỉa hè của ngã tư Lương Văn Can – Hàng Bồ từ lâu đã trở thành một địa chỉ ăn đêm quen thuộc đối với nhiều thực khách. Nước dùng ngọt thanh nhẹ nhàng, sủi cảo vỏ mỏng, mềm dai chỉ 30.000đ/1 bát. Cô chủ quán cũng rất vui tính lại dễ gần nên thực khách đến quán cảm thấy vô cùng thoải mái. Vì thế quán cũng rất nhiều khách quen.

Hủ tiếu mì khô. (Ảnh: vietnameazy)

Huy Hoàng – Hủ tiếu, Miến lươn, Sủi cảo, Mì vằn thắn

Địa chỉ: 21 Hàng Điếu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Thời gian mở cửa: 16:00 – 23:30

Khung giá: 20.000đ – 39.000đ

Quán hủ tiếu mang đến sự kết hợp hài hòa của hai miền Nam – Bắc. Để phù hợp với khẩu vị của người dân miền Bắc, chủ quán đã thay đổi một chút trong cách chế biến. Tuy nhiên, vị khác lạ của hủ tiếu miền Nam vẫn được giữ lại trọn vẹn trong từng tô hủ tiếu với thịt băm, xá xíu, rau cải, hành khô cùng nước trộn, ăn kèm là một bát nước dùng đậm đà.

Tiệm mỳ 21 Hàng Điếu. (Ảnh: trangnhimtron)

Thoáng Sài Gòn – Ẩm thực Sài Gòn

Địa chỉ: 5 Phạm Sư Mạnh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Thời gian mở cửa: 06:00 – 18:00

Khung giá: 15.000đ – 50.000đ

Chủ quán là người miền Nam nên từng món tại quán đều giữ được vị khá chuẩn của người Nam Bộ. Không gian tại quán hơi bé nhưng lại khá thoáng mát. Ngoài hủ tiếu thì thực đơn ở đây khá phong phú khi được thay đổi theo ngày, sáng có combo bánh mì và café, trưa có bán thêm cơm nên suốt cả ngày, quán hầu như rất đông khách. Hình thức kinh doanh như thế này khá phù hợp và thuận tiên nên chiều lòng được nhiều thực khách là dân văn phòng.

Tiệm mỳ Sài Gòn ngay giữa lòng Hà Nội. (Ảnh: sushimonkee)

Gia Thành – Hủ tiếu & Bánh canh

Địa chỉ: 36C Mai Hắc Đế, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Thời gian mở cửa: 06:30 – 22:00

Khung giá: 18.000đ – 55.000đ

Với không gian quán rộng rãi, sạch sẽ, được bài trí khá nổi bật, ở đây hàng ngày đều có lượng khách khá đông đến quán. Thực đơn phong phú với nhiều loại hủ tiếu với các loại nhân khác nhau nhưng hai loại chính vẫn là hủ tiếu khô và hủ tiếu nước.

Một bát bún to đầy đặn với nước dùng ngọt thanh cũng là điểm cuốn hút nhiều thực khách đến quán.

Thực đơn ở tiệm mỳ Gia Thành rất đa dạng và phong phú. (Ảnh: thuaki)

Quán Hủ tiếu nem cuốn

Địa chỉ: 32D Hòe Nhai, Quận Ba Đình, Hà Nội

Thời gian mở cửa: 08:30 – 22:30

Khung giá: 30.000đ – 44.000đ

Là quán vỉa hè với chiếc biển có phần khiêm tốn nép mình bên trong nên sẽ khá vất vả cho thực khách khi muốn tìm đến quán, cũng không có nhiều bàn ghế để ngồi. Tuy nhiên lượng thực khách đến quán để thưởng thức hủ tiếu tại đây vẫn rất đông, người ta vui vẻ cầm bát ăn luôn mà không cần bàn ghế mỗi khi không còn đủ chỗ.

Nước trộn chua chua ngọt ngọt cùng sợi mì dai dai chứ không dùng sợi bún như nhiều chỗ khác, ăn kèm thịt xá xíu thái lát, từng thớ thịt to và mềm được thái mỏng vừa vặn, phủ thêm ít hành khô và lạc bùi bùi cùng rau sống thanh mát ăn kèm, rưới lên 1 chút nước trộn và trộn đều là có thể thưởng thức một bát hủ tiếu thơm ngon tròn vị giữa lòng Hà Nội.

Quán hủ tiếu có hương vị đặc biệt trên phố Hòe Nhai. (Ảnh: linhlydinh)

Nam Vang quán – Hủ tiếu Sài Gòn

Địa chỉ: 18 Ngõ 66 Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Thời gian mở cửa: 07:00 – 22:00

Khung giá: 45.000đ – 60.000đ

Thêm một địa chỉ hủ tiếu đúng vị Nam Bộ, từ nước dùng cho tới vị của tôm hay thịt bằm,… Quán ngay đầu đường nên rất dễ tìm, nhân viên phục vụ nhiệt tình. Một bát hủ tiếu đầy đặn và nhiều nhân và mức giá khoảng 45.000đ – 60.000đ đậm vị lại được miễn phí trà đá là một lựa chọn hợp lý của khá nhiều thực khách.

Hủ tiếu Sài Gòn. (Ảnh: thanhhuyen)

Cô Tuân – Hủ tiếu & Bún Bò Nam Bộ

Địa chỉ: 49C Trần Quốc Toản, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Thời gian mở cửa: 06:30 – 21:00

Khung giá: 35.000đ – 55.000đ

Nằm ngay trên đường Trần Quốc Toản, quán mới chuyển địa điểm sang địa chỉ mới có hai tầng để phục vụ được nhiều khách hơn. Giá cả ở đây vào mức trung bình, và được xem là khá ổn với chất lượng. Nếu đến vào buổi trưa sẽ rất đông, có thể bị phục vụ hơi chậm, đi tối sẽ vắng và thoải mái hơn.

Hủ tiếu xá xíu. (Ảnh: eatenbylong)

Đèn Lồng Ký – Hủ tiếu, Sủi cảo, Mì vằn thắn

Địa chỉ: số 2 Ngõ 19 Duy Tân, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Thời gian mở cửa: 07:00 – 15:00

Khung giá: 30.000đ – 60.000đ

Không gian tại Đèn Lồng Ký được bài trí khá đẹp, rộng rãi và sạch sẽ, nhìn có phần giống nhà hàng. Thực khách đến quán không chỉ có người Việt mà còn thu hút rất nhiều người Hàn Quốc. Nằm trong vị trí đắc địa của nhiều công ty, văn phòng nên buổi trưa ở đây rất đông, nhiều khi không còn chỗ để ngồi. Đây cũng được coi là một trong những địa chỉ lý tưởng cho bữa trưa của dân văn phòng.

Hủ tiếu đèn Lồng Ký. (Ảnh: presidenthomeboy)

HÀ NỘI TOP 100 MÓN NGON QUÁN HAY

10 quán chả cá ngon ‘ấm lòng’ ở Hà Nội 10 quán chè ‘gói’ vị ngon của mùa đông Hà Nội Thèm tô cháo ngon ở Hà Nội, nhất định phải tìm đến 10 quán này

Hủ tiếu

Hủ tiếu (bắt nguồn từ tiếng Triều Châu “粿條” guê2 diou5,[1] âm Hán Việt: quả điều), còn được viết là hủ tíu (trong phương ngữ tiếng Việt miền Nam tiếu đồng âm với tíu) là món ăn dùng chế phẩm gạo dạng sợi của người Triều Châu và người Mân Nam, có nhiều điểm tương tự như sa hà phấn của người Quảng Phủ và bản điều của người Khách Gia, được truyền nhập tới nhiều vùng ở trong và ngoài nước Trung Quốc, trở thành món ăn thường gặp ở vùng Hoa Nam Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á như ở miền Nam Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Singapore vân vân.Hủ tiếu phát triển rất mạnh ở miền Nam Việt Nam từ những năm 50, đặc biệt là tại Sài Gòn, rất dễ tìm thấy 1 quán hủ tiếu trên đường phố hoặc xe hủ tiếu đẩy ở đầu hẻm.[2] Có thể nói Hủ tiếu là món ăn đặc trưng tại đây, tương tự như Phở ở Hà Nội thời trước. Hủ tiếu thường là món ăn sáng hoặc ăn tối, người miền Nam ít ăn trưa với hủ tiếu.Nguyên liệu chính của món hủ tiếu là bánh hủ tiếu, nước dùng chính là với thịt bằm nhỏ, lòng heo nấu cùng. Sau đó trụng sơ bánh hủ tiếu với nước dùng, rồi cho các nguyên liệu phụ vào như giá đỗ, hẹ, thịt bằm vào. Có thể ăn với thịt bò viên và tương ớt, tương đen.

Hủ tiếu Nam Vang

Hủ tiếu Nam Vang, thật ra không phải là sản phẩm của người Khmer mà là của người Hoa ở trên đó chế biến. Món ngon ấy đã từ Nam Vang truyền xuống Sài Gòn khá lâu rồi. Có điều đáng nói là, ngày nay nếu có dịp đi Nam Vang, ăn món hủ tiếu Nam Vang chính nơi gốc gác của nó, bạn sẽ ngạc nhiên thấy rằng nó không được ngon miệng bằng món hủ tiếu Nam Vang di tản xuống Sài Gòn (nước dùng không thơm ngọt bằng, thịt không mềm vừa miệng bằng, sợi hủ tiếu không dẻo thơm bằng…). Người Sài Gòn (cả người Hoa ở Sài Gòn) đã cải tiến món hủ tiếu nói chung và món hủ tiếu Nam Vang theo khẩu vị của mình suốt nhiều chục năm qua, làm cho nó trở thành người anh em họ rất xa với món hủ tiếu đang ở tại Nam Vang.

3 món hủ tiếu nổi tiếng của người miền Nam

Hủ tiếu là món ăn tương đối xa lạ với người miền Bắc, nhưng lại quá đỗi quen thuộc đối với người miền Nam.