Hôm nay ngày mấy 2022? – Hôm nay là thứ mấy, ngày mấy âm – HoaTieu.vn

Hôm nay bao nhiêu âm hay hôm nay ngày mùng mấy là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ lịch vạn niên, lịch âm dương để các bạn có thể nắm được hôm nay ngày mấy nhé.

  • Cúng sao giải hạn 2022 ngày nào?

1. Xem lịch âm hôm nay – Hôm nay ngày mấy?

Với lịch âm dương, lịch vạn niên online dưới đây của Hoatieu sẽ giúp các bạn dễ dàng nắm được hôm nay là thứ mấy, ngày mùng mấy âm lịch để lên kế hoạch cho công việc của mình một cách thuận lợi nhất.

Các bạn kéo xuống dưới sẽ xem được đầy đủ chức năng của Lịch âm dương, biết được hôm nay ngày mấy cũng như là tra cứu lịch âm, lịch âm dương hôm nay, ngày mai hay bất kỳ ngày nào bạn muốn tra cứu đơn giản và dễ hiểu.

Bên cạnh nắm được lịch âm dương hôm nay thì các bạn cũng có thể tra cứu được luôn nay ngày hoàng đạo hay hắc đạo, giờ hoàng đạo, sao chiếu, nên làm gì hôm nay … giúp các bạn thực hiện công việc của mình được đúng ý nhất.

2. Nguồn gốc Lịch Âm – Lịch Vạn Niên 2022

Lịch âm hay còn gọi là lịch vạn niên là loại lịch dựa trên các chu kỳ của tuần trăng. Loại lịch duy nhất. Trên thực tế lịch âm là lịch của hồi giáo, trong đó mỗi năm chỉ chứa đúng 12 tháng Mặt Trăng. Đặc trưng của lịch âm thuần túy, như trong trường hợp của lịch Hồi giáo, là ở chỗ lịch này là sự liên tục của chu kỳ trăng tròn và hoàn toàn không gắn liền với các mùa. Vì vậy năm âm lịch Hồi giáo ngắn hơn mỗi năm dương lịch khoảng 11 hay 12 ngày, và chỉ trở lại vị trí ăn khớp với năm dương lịch sau mỗi 33 hoặc 34 năm Hồi giáo. Lịch Hồi giáo được sử dụng chủ yếu cho các mục đích tín ngưỡng tôn giáo. Tại Ả Rập Saudi lịch cũng được sử dụng cho các mục đích thương mại.

Phần lớn các loại lịch khác, dù được gọi là “âm lịch” hay lịch vạn niên, trên thực tế chính là âm dương lịch. Điều này có nghĩa là trong các loại lịch đó, các tháng được duy trì theo chu kỳ của Mặt Trăng, nhưng đôi khi các tháng nhuận lại được thêm vào theo một số quy tắc nhất định để điều chỉnh các chu kỳ trăng cho ăn khớp lại với năm dương lịch. Hiện nay, trong tiếng Việt, khi nói tới âm lịch thì người ta nghĩ tới loại lịch được lập dựa trên các cơ sở và nguyên tắc của lịch Trung Quốc, nhưng có sự chỉnh sửa lại theo UTC+7 thay vì UTC+8. Nó là một loại âm dương lịch theo sát nghĩa chứ không phải âm lịch thuần túy. Do cách tính âm lịch đó khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên đán của người Việt Nam đôi khi không hoàn toàn trùng với Xuân tiết của người Trung Quốc và các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa và vòng Văn hóa chữ Hán khác.

Do lịch âm thuần túy chỉ có 12 tháng âm lịch (tháng giao hội) trong mỗi năm, nên chu kỳ này (354,367 ngày) đôi khi cũng được gọi là năm âm lịch.

3. Âm dương lịch

Âm dương lịch là loại lịch được nhiều nền văn hóa sử dụng, trong đó ngày tháng của lịch chỉ ra cả pha Mặt Trăng (hay tuần trăng) và thời gian của năm Mặt Trời (dương lịch). Nếu năm Mặt Trời được định nghĩa như là năm chí tuyến thì âm dương lịch sẽ cung cấp chỉ thị về mùa; nếu nó được tính theo năm thiên văn thì lịch sẽ dự báo chòm sao mà gần đó trăng tròn (điểm vọng) có thể xảy ra. Thông thường luôn có yêu cầu bổ sung buộc một năm chỉ chứa một số tự nhiên các tháng, trong phần lớn các năm là 12 tháng nhưng cứ sau mỗi 2 (hay 3) năm lại có một năm với 13 tháng.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.